Xin đừng gây hấn trên không gian mạng

SHARE:

Xin đừng gây hấn trên không gian mạng

Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. (Ga 13,34)
Xin đừng gây hấn trên không gian mạng
Suy tư Tin Mừng CN 5 Phục Sinh năm C 
Nguồn: dongten.net 

Tin mừng Chúa Nhật V Phục Sinh hôm nay rất ngắn. Thông điệp Chúa Giêsu để lại cũng rất rõ ràng: “Anh em hãy yêu thương nhau”. (x. Ga 13,31-35). Lời trăn trối này có lẽ là quan trọng nhất mà Thiên Chúa muốn nhắn nhủ với con người ở mọi thời. Đó không chỉ là một lời khuyên đạo đức đơn thuần, mà là điều răn mới – một lệnh truyền từ tình yêu, mời gọi chúng ta sống theo mẫu gương của chính Đấng đã yêu chúng ta đến tận cùng.

Hôm nay cũng thế, lời mời gọi yêu thương con người vẫn còn nguyên giá trị. Giữa một thế giới đang bị rạn nứt bởi chiến tranh, hận thù, chia rẽ ý thức hệ và ích kỷ cá nhân, thì tình yêu vẫn là ánh sáng duy nhất có thể chữa lành nhân loại. Tuy nhiên, nhiều môn đệ của Thiên Chúa mau quên, hoặc phớt lờ, hoặc cảm thấy khó khăn để thực hiện lời này. Đúng là thách đố, vì yêu thương đòi hỏi người ta hy sinh nhiều thứ. 

Thật buồn khi chúng ta nhận ra rằng ngay cả trong các cộng đoàn tôn giáo, nơi đáng lẽ là không gian của sự tha thứ và yêu thương, đôi khi cũng có giận hờn. Không gian mạng xã hội tưởng chừng là nơi dễ dàng để kết nối, nhưng đôi khi lại là mảnh đất màu mỡ cho sự chia rẽ và công kích. Biết đâu nơi đó, chúng ta cũng dễ dàng mất cảnh giác với cách mình dùng lời nói, hình ảnh và cảm xúc. Quá dễ gặp những lời văng tục, những video-clip nhục mạ nhau trên mạng xã hội. Truyền thông “bẩn” dường như đang lôi kéo nhiều người. “Thông tin trở thành vũ khí”. Điều này là thật, vì não bộ con người bị kích thích mạnh bởi tin xấu, và các thuật toán mạng xã hội thì lại ưu tiên điều đó. Chú ý những thông tin giật gân có thể thỏa mãn tính tò mò của cư dân mạng. 

Trong bối cảnh này, có lẽ lời mời gọi của Chúa Giêsu hôm nay thống thiết hơn bao giờ hết: “Anh em hãy yêu thương nhau.” (Ga 13,34). Đây không phải là lời mời gọi chung chung, mà là một đòi hỏi cụ thể, cấp thiết và có tính chất chữa lành. 

Tôi không tin ai đó tham gia mạng xã hội, lại không bị ảnh hưởng ít nhiều ngoài đời thật. Lối nói, hay suy nghĩ, cảm xúc và cách đánh giá vấn đề trên mạng sẽ dần hình thành nên nhân cách của ta. Ví dụ, tôi thích những tin tức thù hằn, chửi bới hoặc đấu đá ở trên mạng, chẳng lẽ ngoài đời thực tôi có thể hiền từ như bụt sao? Điều này không thể. Bởi vì môi trường mạng cũng là nơi mình rèn luyện thái độ sống hằng ngày. 

Bạn có nghe câu ngạn ngữ này của người Pháp chưa: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào”? Đúng vậy. Giao du với ai, chia sẻ nội dung gì, tương tác với loại thông tin nào, phần nào đều phản ánh con người thật của ta. Cũng vậy, thử nói cho tôi biết bạn hay xem, hay chia sẻ những thông tin nào trên mạng xã hội, tôi có thể ít nhiều nói bạn là người như thế nào! 

Là người Công giáo, rất may chúng ta có Thiên Chúa, có Chúa Giêsu là gương mẫu của yêu thương. Không ai có thể nói rằng mình không biết yêu thương là thế nào, vì chúng ta có mẫu mực cụ thể. Nếu mình không biết yêu mến thế nào cho phải phép, hãy lấy tiêu chuẩn này: 

“Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13,34). 

Chúa Giêsu luôn nói và làm với tất cả tình yêu. Ngài luôn tha thứ, thậm chí cho những ai thù ghét mình. Đây không phải là sự yếu đuối, mà là một sức mạnh đến từ tình yêu Thiên Chúa. Cần chú ý rằng tình yêu của Thiên Chúa không nhu nhược trước những bất công và cái ác. Chúa Giêsu luôn nói sự thật và sẵn sàng làm chứng cho sự thật. Dù vậy, Ngài không bao giờ làm bằng sự thù hằn, chia rẽ hay kết án người khác. Chúa Giêsu không bao giờ nói lời công kích thù hằn. Sự vĩ đại của Ngài nằm ở chỗ: dám nói sự thật, nhưng bằng tình yêu và lòng trắc ẩn. Phải chăng vì những điều phi thường này: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người.” (Ga 13,31) 

Bạn thân mến,

Với chút ánh sáng Tin Mừng trên đây, giờ chúng ta hướng đến cách thực hành truyền thông của Giáo hội. Giáo hội Công giáo từ lâu đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một ơn gọi phục vụ sự thật và yêu thương. Thật ngạc nhiên với cách làm truyền thông của Giáo hội có vẻ đi ngược lại với những phong trào “truyền thông đảng phái và mang mục đích vụ lợi”. 

Chẳng hạn trong buổi tiếp kiến dành cho giới truyền thông hiện diện tại đại thính đường Phaolô VI vào sáng thứ Hai ngày 12/5, Đức Thánh Cha Lêô XIV mời gọi những người làm truyền thông can đảm chọn con đường truyền thông hòa bình. Đây là lời mời gọi mang tính cách mạng: không cổ súy thị phi, không khai thác sự thù hận. Chúng ta cần loại bỏ khỏi truyền thông sự phán xét, giận dữ, cực đoan và thù hận. Điều cần thiết không phải là một nền truyền thông ồn ào, cơ bắp, nhưng là một truyền thông có khả năng lắng nghe, có khả năng thu thập tiếng nói của những người yếu thế không có tiếng nói. Nơi đó, tiếng nói của người nghèo, của người đau khổ, của nạn nhân bất công sẽ được lên tiếng. 

Thực ra những lời lẽ trên đây của Đức Giáo hoàng Leo XIV có thể được tìm thấy trong rất nhiều văn kiện của Giáo hội nói về truyền thông. Giáo hội không thiếu giáo huấn quý giá. Chẳng hạn Đức Giáo hoàng Phanxicô rất nhiều lần khuyên chúng ta đừng nói hành nói xấu nhau, đừng để cơn nóng giận lan tràn trên mạng xã hội. Cũng vậy, Đức Leo XIV giải thích thêm: “Truyền thông không chỉ là chuyển tải thông tin, nhưng là kiến tạo một nền văn hóa, những không gian nhân bản và kỹ thuật số có thể trở thành không gian đối thoại và gặp gỡ.” Chúng ta không chỉ đưa thông tin, mà là định hình văn hóa, tạo ra bầu khí tinh thần cho thế giới hôm nay. 

“Truyền thông không chỉ là chuyển tải thông tin, nhưng là kiến tạo một nền văn hóa, những không gian nhân bản và kỹ thuật số có thể trở thành không gian đối thoại và gặp gỡ.” 

Một cách nào đó khi lên mạng Internet, tôi cũng trở nên một người truyền thông. Câu hỏi quan trọng là: Tùy cách tôi chọn cách làm truyền thông chia rẽ thù hằn, hay lan tỏa yêu thương và sự thật? Đây là một thách đố và cũng là lời mời gọi “hoán cải” về mặt truyền thông. Nghĩa là khi tôi đọc tin tức, chia sẻ hoặc viết tin trên mạng, tôi viết bằng trái tim yêu thương, lời lẽ nối kết, bản tin chân thật hay ngược lại. “Dù tôi có ném đá giấu tay, nhưng chính tôi biết ai đang cầm đá.” Hình như dù được ngụy trang khéo léo đến đâu, lương tâm ta vẫn nhận ra ai là người gieo rắc tổn thương! Thay vào đó, như lời của Đức Leo XIV: 

“Hãy giải trừ vũ khí trong lời nói và chúng ta sẽ giúp giải trừ vũ khí trên Trái Đất.” 

Lạy Chúa Giêsu, xin thêm sức để con đan đảm diễn tả lời yêu thương. Ngay cả khi con tham gia truyền thông, ước mơ hòa bình bắt đầu ngay từ một cái click chuột chia sẻ, một dòng trạng thái, một lời bình luận, đều mang được dấu ấn của tình yêu. Amen. 

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1727,BảnTin,2,bâcsi,1,Cáo Phó,70,Chuyên đề,232,Cộng Đoàn,983,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,38,Giáo dục,130,Giáo Hội Hoàn vũ,801,Giáo Hội Việt Nam,407,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1282,Hội Thánh,352,Kiến Thức,76,Kiến Thức Phổ Thông,3,Lời Chúa,3,m,1,Mùa Chay và Phục Sinh,1453,Mùa Thường Niên,2750,Mùa Vọng,59,Mùa Vọng và Giáng Sinh,536,Mục Vụ Giáo Xứ,75,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,192,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,84,RVA,23,su,1,suy,4,Suy Niệm,5482,Suy niệm,1095,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,1078,Sứ Vụ,49,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,153,Sưu Tầm,203,Tài liệu,606,Tập San Lên Đường,597,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,1186,Thời Sự,482,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,2706,Văn-Thơ,2,vi,3,Video Clips,1730,Video Nhạc - Phim,788,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Xin đừng gây hấn trên không gian mạng
Xin đừng gây hấn trên không gian mạng
Xin đừng gây hấn trên không gian mạng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-BdPWF9W5IKZIE2_Vvh7OJSd3Ty1C0s7IMTX0T3szav1PbcEtNJC4YL_Dt4pQAZkeI2WPJlVE9olRVRstpGyWJlOBXS7RWiiEixwIf2ogw0WIz0Fso-V4Vw8cOeLWudH_RgSZ-ofXdrZYLF2JEdV9UNeZns4fLM8MaocqhJZ2e8nh-swE0Ck-ennKDcs/w682-h512/xin-dung-gay-han-02-copy.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-BdPWF9W5IKZIE2_Vvh7OJSd3Ty1C0s7IMTX0T3szav1PbcEtNJC4YL_Dt4pQAZkeI2WPJlVE9olRVRstpGyWJlOBXS7RWiiEixwIf2ogw0WIz0Fso-V4Vw8cOeLWudH_RgSZ-ofXdrZYLF2JEdV9UNeZns4fLM8MaocqhJZ2e8nh-swE0Ck-ennKDcs/s72-w682-c-h512/xin-dung-gay-han-02-copy.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2025/05/xin-ung-gay-han-tren-khong-gian-mang.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2025/05/xin-ung-gay-han-tren-khong-gian-mang.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content