Trùng lặp hay Trùng lắp - Từ nào đúng?
Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường
Trùng lặp hay Trùng lắp - Từ nào đúng?
Bài 80: Trùng lặp hay Trùng lắp
1. Trùng lặp: “Trùng” là động từ, chỉ tình trạng bị giống nhau, lặp lại cái cũ, cái đã có; tựa như cái này lặp lại cái kia; xảy ra cùng thời gian.
Ví dụ: Tên của cô ấy trùng tên em gái tôi.
Để rõ ràng hơn, người ta ghép thêm từ “lặp” nghĩa là đã có rồi, lại có nữa, thành từ “trùng lặp”.
Thí dụ: + Bài viết có nhiều đoạn trùng lặp.
+ Bố trí công việc bị trùng lặp.
2. Trùng lắp:
“Lắp” cũng là động từ, thể hiện việc ghép những sự vật gì đó vào nhau.
Ví dụ: Lắp mảnh lego, lắp cửa kính.
+ “Lắp” không thể đi với “trùng” được. Nói “trùng lắp” là vô nghĩa, vì nó không có nghĩa lặp lại. Có lẽ theo khẩu ngữ vùng miền.
Vì thế, “Trùng lặp” mới là từ đúng
COMMENTS