Chúa luôn thương xót, và mong muốn ta biết thương xót

SHARE:

Chúa luôn thương xót, và mong muốn ta biết thương xót

Tranh của Pompeo_Batoni 
Chúa luôn thương xót, và mong muốn ta biết thương xót 
(Thứ Bảy, tuần 2 MC) 
Lm Le Cong Duc 

Đa số chúng ta, những tín hữu người lớn, đã từng đi xưng tội rất nhiều lần. Một kinh nghiệm chung, đó là dù đã xưng tội nhiều lần, nhưng mỗi lần xưng tội ta thường cảm thấy ít nhiều ngại ngùng, bối rối, không hoàn toàn thoải mái. Dễ hiểu, vì dù tự bản chất, đây là hành vi xưng thú với Thiên Chúa, nhưng thực tế ta đang xưng thú với một trung gian là con người, một cha giải tội, vừa thay mặt Chúa vừa đại diện cho Giáo hội. Ngay cả có vách ngăn với tấm màn che, và ngay cả ta đang nói với một linh mục hoàn toàn xa lạ, thì vẫn thường không tránh khỏi một cảm giác e thẹn. 

Sự e thẹn ấy có thể rất tốt, vì ta còn biết xấu hổ khi phơi bày ra sự thật chẳng mấy hay ho về con người mình. Đây là một cơ chế tâm lý giúp ta giữ sự nhạy cảm cần thiết chứ không trơ lì ra đối với tội lỗi, và nhờ đó ta biết cảnh giác và dè chừng trước những cám dỗ mà mình sẽ còn gặp phải… 

Tuy nhiên, trong khi ta còn ái ngại con người kia (tức cha giải tội) có thể nghĩ này nọ về mình (điều này chủ yếu do ta tưởng tượng, chứ không có mấy cơ sở thực tế, bởi các linh mục thường không… rảnh để nghĩ lan man như ta tưởng), thì điều thiết yếu là ta phải TIN TƯỞNG không chút nghi ngờ rằng Thiên Chúa luôn thương xót, cảm thông và tha thứ cho ta một cách vô điều kiện và vô giới hạn, khi ta chân thành đến xin ơn tha thứ của Ngài. 

Lời Chúa hôm nay xác nhận thật mạnh mẽ sự thật đó. Nào, bạn hãy nghe lại đoạn sách ngôn sứ Mikha: “Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích lòng từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển”… Và Thánh vịnh 102: “Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót… Cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi”… 

Chúa ném tội lỗi chúng ta xuống đáy biển, nhưng còn con người rách nát của chúng ta thì Chúa ôm chặt vào lòng - như cách Chúa Giêsu diễn tả trong dụ ngôn về đứa con đi hoang trở về được người cha vồn vã đón nhận. Quả thật, câu chuyện về người cha thương xót anh con thứ và anh con cả là một trong những trình bày hay nhất và cảm động nhất của Chúa Giêsu về tấm lòng từ bi nhân hậu của Chúa Cha. Bạn hãy chiêm ngắm hình ảnh này: 

“Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu… Ông bảo các đầy tớ: ‘Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu; hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy’”… Ông ân cần nói với người con cả, vốn đang vùng vằng hờn dỗi: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy"…

Thế đấy, lòng Chúa thương xót là cốt lõi của Tin Mừng Kitô giáo, là trái tim đang đập của Thiên Chúa, là thông điệp căn bản nhất của lời rao giảng của chúng ta. Chúa luôn thương xót, và luôn mong muốn ta tín thác vào lòng thương xót của Ngài, đồng thời kêu gọi ta biết thương xót anh chị em mình - như Chúa Cha! Misericordes sicut Pater!

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1692,BảnTin,2,bâcsi,1,Cáo Phó,66,Chuyên đề,226,Cộng Đoàn,964,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,38,Giáo dục,130,Giáo Hội Hoàn vũ,769,Giáo Hội Việt Nam,406,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1259,Hội Thánh,352,Kiến Thức,76,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,m,1,Mùa Chay và Phục Sinh,1412,Mùa Thường Niên,2750,Mùa Vọng,59,Mùa Vọng và Giáng Sinh,536,Mục Vụ Giáo Xứ,75,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,192,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,84,RVA,23,suy,4,Suy Niệm,5431,Suy niệm,1095,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,1017,Sứ Vụ,49,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,148,Sưu Tầm,195,Tài liệu,600,Tập San Lên Đường,596,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,1167,Thời Sự,480,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,2619,Văn-Thơ,2,vi,3,Video Clips,1721,Video Nhạc - Phim,772,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Chúa luôn thương xót, và mong muốn ta biết thương xót
Chúa luôn thương xót, và mong muốn ta biết thương xót
Chúa luôn thương xót, và mong muốn ta biết thương xót
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjr6z3nIOQ0tqk4OMBRXyg8gUKT-aX1dnB6m_ngC0oXRzctfYvFF7PA-HEBIbSwVeuRnONt9gioLZ9MyqtFdsFxRVEXoQtBOYPLZ3hqmEQ4gMMTWRIVvHBpBihiWDqOfqF5uDpJp3bNuGP1Jz3tnD05mhyphenhyphenJi_09mmEwgYQrMg6fK1_i1Ald4-hRaW2-mhE/w712-h991/Pompeo_Batoni%20-%20428kb.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjr6z3nIOQ0tqk4OMBRXyg8gUKT-aX1dnB6m_ngC0oXRzctfYvFF7PA-HEBIbSwVeuRnONt9gioLZ9MyqtFdsFxRVEXoQtBOYPLZ3hqmEQ4gMMTWRIVvHBpBihiWDqOfqF5uDpJp3bNuGP1Jz3tnD05mhyphenhyphenJi_09mmEwgYQrMg6fK1_i1Ald4-hRaW2-mhE/s72-w712-c-h991/Pompeo_Batoni%20-%20428kb.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2025/03/chua-luon-thuong-xot-va-mong-muon-ta.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2025/03/chua-luon-thuong-xot-va-mong-muon-ta.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content