Ai đã sợ bước chân?
Ai đã sợ bước chân?
Bài viết của Giáo sư – Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh
Bước chân của Tu Sĩ Minh Tuệ không chỉ là bước chân của người tu hành Phật pháp mà còn là bước chân của thước đo giá trị chân lý.
So sánh các vĩ nhân thường rất khó vì nó khập khiễng bởi mỗi vĩ nhân mang lại một giá trị khác nhau. Nhưng nếu so sánh hiện tượng thì Tu Sĩ Minh Tuệ đã đánh thức giá trị sống, thức tỉnh nhân tâm của hàng triệu người Việt Nam.
Trong vòng 100 năm nay có 3 người Việt Nam được người dân xếp hàng bên đường chào đón và tiễn đưa. Điều đặc biệt Minh Tuệ chỉ là một Tu Sĩ sau 6 năm, nhưng đã đánh thức chân tâm của hàng triệu Phật tử Việt Nam.
Minh Tuệ không thể so sánh với Bác Hồ, Bác Giáp, nhưng những hình ảnh của người dân đứng hai bên đường kính lễ dọn đường trải hoa khiến cho tất cả chúng ta có liên tưởng đến những vĩ nhân của dân tộc.
Điều gì đã làm nên như vậy? Chính sự tha hóa lối sống của phần lớn các nhà sư nổi tiếng hiện tại, đã là tấm gương phản chiếu vĩ đại cho những bước chân của một tu sĩ không tiếng tăm và đã đẩy anh ấy lên trở thành một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Người ta đã sự sợ hãi những bước chân ấy, bởi mỗi bước chân của anh – người tu sĩ chân chính đã làm chấn động Phật giáo Việt Nam, nếu để những bước chân ấy tiếp tục hành trình đến Mũi Cà Mau, thì chắc chắn sẽ tạo thành cơn động đất vĩ đại đánh sập tất cả những ngôi chùa và những ông đại Đức, thượng tọa danh tiếng nhất của giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này khiến cho giáo hội Phật giáo sợ hãi đến tột cùng!
Những bước chân ấy không chỉ đánh sập Phật giáo giả tu, mà còn làm lung lay đến những người khác của đất nước trăm triệu dân, hỏi rằng có ai khi ra đường thời buổi này mà được người dân xếp hàng dài dọc đường kính lễ và trải hoa, trải thảm? Thế cho nên không chỉ có Phật giáo giả tu mà cả rất nhiều người khác đều run sợ.!!!
Nỗi sợ hãi dâng lên khi mỗi ngày dòng người sếp hàng đã dài thêm vài cây số ven đường, họ sợ rằng nếu để lâu thì dòng người sếp hàng sẽ đông nhất lịch sử vĩ nhân đất Việt, đó là lý do những bước chân tu hành phải dừng lại.
Nếu giáo hội Phật giáo tỉnh táo, nếu chính quyền tỉnh táo thì đó chính là cơ hội quảng bá hình ảnh của đất nước, chỉ cần tuyên truyền người dân trật tự khiêm kính, đuổi bớt hội quay phim nghiệp dư, hạn chế những hình ảnh xấu trên mạng, lựa chọn những nhà sư đủ đức đủ tâm đủ chính pháp để đồng hành cùng tu sĩ, không cho những kẻ giả sư, những kẻ tò mò thích thử thách lợi dụng hình ảnh của tu sĩ Minh Tuệ nhập đoàn làm náo động phố phường, lại giảm đi tính uy nghi thuần khiết của việc tu hành chính pháp. Chặn cửa, cấm khẩu những tà sư có những phát ngôn ganh tỵ đố kị…. Giá như được vậy thì không những Phật giáo lên ngôi mà chính quyền mở mặt, nhân dân hồ hởi, chúng ta truyền đi một thông điệp tự do, hạnh phúc dân chủ đến khắp thế giới.
Nếu có thể làm lại tôi vẫn khuyên chính quyền và giáo hội Phật giáo tiếp tục để Tu Sĩ Minh Tuệ đi tiếp hành trình những bước chân nhân tâm hỷ xả ấy. Người dân sẽ hoan hỷ, đất nước tràn đầy sinh lực của sự yêu thương hạnh phúc.
Hãy nhớ rằng: được lòng dân thì có tất cả, nhưng mất lòng dân cũng sẽ mất tất. Hãy tỉnh táo khi chưa muộn.
Xin cảm ơn mọi người đọc cho ý kiến và chia sẻ.
Hà Nội
Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh
COMMENTS