Ngày Của Mẹ - Viết Về Mẹ

SHARE:

Ngày Của Mẹ - Viết Về Mẹ

Ngày Của Mẹ - Viết Về Mẹ ... 

Hôm nay, ngày của Mẹ ... Lọ mọ viết vài chữ về Mẹ ... 

Viết sao được mà viết bởi lẽ tình của Mẹ bao la và rộng lớn quá ! 
Viết sao được mà viết ! Có lẽ là vô ngôn trước cái tình yêu vĩ đại ấy. 

Sau những ngày oan nghiệt của cuộc đời, chả phải chỉ có gia đình bỉ nhân nhưng nhiều gia đình khác lâm cảnh khốn cùng gia đình ly tán. 

Cùng trong số phận và dòng chảy của cuộc đời, gia đình xuôi về miền quê nghèo nắng nóng cháy da người để sinh sống. Vất vả ngược xuôi để đắp đổi qua ngày với thời cuộc. 

Chị bảo Mẹ thu xếp làm giấy tờ để Chị bảo lãnh. Mẹ bảo : “Qua đó để làm gì ?”. Có lẽ câu nói của Mẹ đã gắn chặt với đời Mẹ để Mẹ ở cái quê nghèo cho đến ngày nhắm mắt. 

Vì tình thương, không muốn em mình khổ. Chị bảo Mẹ thu xếp về Sài Gòn để sinh sống.

Cũng vì lẽ đó mà ngày hôm nay xem chừng ra cuộc sống có phần đỡ hơn nếu như cứ mãi bám ở cái vùng quê nghèo nắng nóng ấy. 

Dù ở đâu, Mẹ vẫn cứ tảo tần để nuôi lũ cháu đàn con. Không may mắn để có di sản như bao gia đình khác. Di sản của Mẹ là đôi tay chai xạm với mũi chỉ đường kim. 

Nơi Mẹ, đặc biệt dù có thể gọi là nghèo tiền bạc, nghèo vật chất bởi cái nghèo nó cứ ôm chầm lấy gia đình nhưng được một cái là không bao giờ bỏ Lễ dù chỉ là ngày thường. Làm gì có xe máy, làm gì có xe điện như ngày hôm nay và rồi dù hoàn cảnh với chiếc xe đạp cọc cạch ấy nhưng không ngày nào là Mẹ không có mặt ở Nhà Thờ. 

Thật sự bây giờ nghĩ lại bỉ nhân cũng chả nghĩ ra. Xin lỗi ! Đi Lễ làm cái quái gì mà ngày nào cũng đi ! Mưa gió cũng đi và thậm chí khổ cực cũng đi. Mà cái thời ấy, có hiểu mô tê gì đâu nhưng cứ lẽo đẽo theo Mẹ mà đi. Rồi dù cho lớn lên cũng chả hiểu về đạo, về Chúa là gì cả mà vẫn cứ đi.

Cái thói quen hay nói đúng hơn là cái nếp của Mẹ in sâu vào trong đời. Dù Mẹ mất rồi nhưng cái thói quen của sáng Lễ chiều kinh ấy nó cứ in sâu vào trong cuộc đời. 

Đời tận hiến bắt đầu từ những ngày tháng của những năm cấp II khi là một chú Lễ sinh trong xứ đạo nhỏ bé đơn sơ. 

Cũng lạ ! Chả có ngày nào là không đi Lễ cả. Như một ông từ con thay cho ông từ cao tuổi mỗi khi gia đình ông có việc hay ông đạp xích lô quá buổi.

Hồi nhỏ, chữ đẹp lắm chứ không như bây giờ viết chả ai đọc ra để rồi 2 cái bảng Halleluia và đáp ca ở cái nhà thờ nho nhỏ đó là chữ của nó. Mê Nhà Thờ đến độ mọi người về hết và đóng cửa Nhà Thờ và gửi chìa khóa cửa bên hông Nhà Thờ cho sơ thì mới về. Còn đến sớm thì có lẽ là vô địch. Vườn bông và cây vú sữa ở góc Nhà Thờ là một tay nó tưới. 

Nhìn lại quãng đời thơ ấu và lớn lên trong tay Mẹ, sau này bỉ nhân mới hiểu cuộc đời của mình dệt nên bằng những con đường đạo đức của Mẹ. Như đã nói, dù mưa gió hay ngày đẹp tươi hai mẹ con cứ dong duỗi đến Nhà Thờ để tham dự Thánh Lễ. Và giờ mới hiểu được chính Thánh Lễ đã gắn kết đời mình với Chúa mà mắt mình không thấy và trí mình không hiểu được. 

Kèm với chuyện Kinh – Lễ, lối sống hiền hòa và nhẫn nại, lối sống thương người và giúp người nó đi vào trong tâm trí, trong cuộc đời để rồi ngày hôm nay thằng bé như họa lại cuộc đời mà ngày xưa Mẹ nó đã sống. Mẹ nó đã truyền cho nó dòng sữa thơm và dòng nước mát của sự nhân hậu và thương người. Đi đến đâu, gặp bất cứ ai cần trợ giúp là Mẹ không khước từ. Có lẽ từ cung cách sống ấy, ngày hôm nay người con thân yêu ấy cũng đang họa lại cuộc đời của Mẹ bằng cử chỉ và hành động của Mẹ. 

Chả có gì trong tay, chỉ có tấm lòng và sự nhiệt huyết để giúp và giúp vô vị lợi trong khả năng của mình. Mẹ là thế để rồi những ai sống gần với Mẹ đều nhận ra nét đẹp đó. Cái nét đẹp của lòng nhân hậu ấy rất cần trong đời sống của con người. 

Tình thương, lòng nhân hậu và gắn kết với kinh nguyện và Thánh Lễ dệt nên đời của Mẹ thế nào thì con cũng thế. Thừa hưởng không chỉ là di sản về vật chất nhưng cái tinh thần và lòng đạo đức vô cùng quý báu của Mẹ thì làm sao có thể viết trong vài trang giấy. 

Chặng đường đã qua khi Mẹ còn sống và chặng đường hiện tại dù không còn hiện diện bằng xương bằng thịt nữa nhưng lối sống và lòng đạo đức của Mẹ như in vào trong cuộc đời của nó. Phải chăng nó đang họa lại con đường mà Mẹ nó đã đi và Mẹ nó vẫn luôn đồng hành với nó trên mọi nẻo đường đời. 

Dĩ nhiên Thánh Lễ là cao trọng nhưng càng ngày nó càng thấy thấm khi dâng Lễ. Nơi Thánh Lễ, nơi Lời Chúa, lương thực mà trần gian không thể nào có được đã nuôi dưỡng nó mỗi ngày. Nơi Bàn Tiệc Thánh, nó dâng lên Chúa cả những lao công của cuộc đời không phải chỉ của riêng nó mà của tất cả những ai thân quen hay nhờ nó cầu nguyện. 

Như vẫn hay đùa với những người thân quen : “Không phải tin dị đoan đâu nha ! Chúa thương mình lắm đó !”. 

Quả thật, tình Chúa thương và ấp ủ cuộc đời của nó từ ông bà ngoại cho đến Mẹ. Được nghe kể lại ông bà ngoại cũng là người có lòng với Giáo Hội cũng như có một đời sống đạo chuẩn mực. 

Dòng chảy của chuẩn mực, của đạo đức cứ truyền trong cuộc đời của nó. Phải chăng nó còn quý hơn là vàng bạc nữa bởi lẽ có khi di sản là tiền tài và vật chất nó làm hư đi đời con người. Di sản của tinh thần, di sản của thiêng liêng mới là điều quan trọng để dệt nên đời của con người.

Tạ ơn Chúa ! Cảm ơn Mẹ đã tạo cho con con một tấm hình hài. Tấm hình hài ấy có khi không được đẹp, có khi không được hoàn mỹ, có khi không được vuông tròn nhưng tấm hình hài ấy vẫn mang hình bóng của Mẹ và nhất là tấm lòng nhân hậu và tình thương chia sẻ của Mẹ. 

Nhớ đến Mẹ, nghĩ đến Mẹ, theo nó không có gì khác hơn là họa lại nhân cách, họa lại tấm lòng, họa lại cuộc đời của Mẹ. Và như thế, phải chăng là cách báo hiếu tốt nhất mà con người có thể thực hiện đó chính là sống làm sao để người ta nhìn vào và người ta nhận thấy đây là hoa quả của cuộc đời đạo hạnh khởi đi từ người Mẹ. 

Ngày của Mẹ năm 2024 
Lm. Anmai, CSsR

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1585,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,61,Chuyên đề,199,Cộng Đoàn,839,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,130,Giáo Hội Hoàn vũ,716,Giáo Hội Việt Nam,372,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1124,Hội Thánh,328,Kiến Thức,72,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1253,Mùa Thường Niên,2514,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,75,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,188,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,84,RVA,23,suy,1,Suy Niệm,4879,Suy niệm,1094,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,731,Sứ Vụ,49,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,125,Sưu Tầm,155,Tài liệu,549,Tập San Lên Đường,585,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,1037,Thời Sự,463,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,2136,Văn-Thơ,2,vi,3,Video Clips,1655,Video Nhạc - Phim,632,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Ngày Của Mẹ - Viết Về Mẹ
Ngày Của Mẹ - Viết Về Mẹ
Ngày Của Mẹ - Viết Về Mẹ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEga9T37ukvjAz-ZPriYkKybjg6w0d-oUknQa0WEj2GwxF1Q3leyScte2cg-WTyU3AZpJ-l3GFTgyvvUykeyEDN_S1A7yFCW3PXllDA8sy6kCNcQD9XsiXn2HEWQUqfHrMdrUjurh4aFrGRaEH0wWlxMQ7ePDs36NcXV0QCKAELYkv30IRKRLKrt_sKDNGY/w678-h904/9.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEga9T37ukvjAz-ZPriYkKybjg6w0d-oUknQa0WEj2GwxF1Q3leyScte2cg-WTyU3AZpJ-l3GFTgyvvUykeyEDN_S1A7yFCW3PXllDA8sy6kCNcQD9XsiXn2HEWQUqfHrMdrUjurh4aFrGRaEH0wWlxMQ7ePDs36NcXV0QCKAELYkv30IRKRLKrt_sKDNGY/s72-w678-c-h904/9.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2024/05/ngay-cua-me-viet-ve-me.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2024/05/ngay-cua-me-viet-ve-me.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content