Dòng chảy của nước trong cơ thể và con đường đưa đến suy thận

SHARE:

Dòng chảy của nước trong cơ thể và con đường đưa đến suy thận

Nếu thận không thể tự đào thải chất thải và chất lỏng, dẫn đến suy hoàn toàn, người bệnh phải lọc máu, lọc màng bụng hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Ảnh: Duy Hiệu.
Dòng chảy của nước trong cơ thể và con đường đưa đến suy thận

Một số người cho rằng uống nhiều nước sẽ đi tiểu nhiều vì gây ra gánh nặng cho thận. 
Một số khác lại nói uống ít nước có hại cho cơ thể. Sự thật là gì? 

Bác sĩ Trần Văn Phúc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Thứ tư, 17/1/2024 08:31 (GMT+7)

Lười uống nước, uống ít nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, căn bệnh đang có dấu hiệu xuất hiện ngày một nhiều ở người trẻ. 

Tri thức - Znews đăng tải bài viết của bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, về vai trò của thận đối với cơ thể, con đường dẫn đến suy thận cũng như lợi ích của việc uống nước. 

Một số người cho rằng nước đào thải qua thận. Uống nhiều nước vì thế sẽ tăng gánh nặng cho thận, nên sẽ có hại cho thận theo thời gian. 

Quan niệm ấy hoàn toàn sai lầm ! 

Nước là nguồn sống, tất cả loài động vật trên cạn đều phải đối mặt với nguy cơ mất nước, cơ thể không được phép xả một lượng nước lớn mất kiểm soát. Bởi vậy, con người và các loài động vật được sinh ra và ban tặng cho quả thận rất quý giá. 

Quả lọc quý giá 

Thận có 2 chức năng chính: giữ đủ nước cho cơ thể và bài tiết các chất chuyển hóa. Làm thế nào để thực hiện được 2 nhiệm vụ ấy? 

Cơ chế hoạt động của thận: Đầu tiên, máu từ động mạch đến cầu thận. Tại đây, thận lọc ra một lượng lớn nước tiểu có thành phần rất giống với huyết tương. Khi nước tiểu thô này chảy qua ống thận uốn hình chữ U, một số lượng lớn bao gồm nước, đường, các ion sẽ được hấp thu trở lại. 

Phần còn lại chính là nước tiểu cuối cùng, bao gồm một lượng nước dư thừa do cơ thể không cần đến, cùng với các chất chuyển hóa như ure, acid uric, cùng với nhiều chất khác. 

Để điều chỉnh lượng nước tái hấp thu ở thận, cơ thể tiết ra một loại hormone ADH chống bài niệu. ADH giúp thận giữ nước, tăng cường tái hấp thu và giảm bài tiết nước tiểu. 

Khi bạn uống đủ nước, cơ thể đánh giá không có nguy cơ thiếu nước sẽ giảm tiết hormone bài niệu ADH, thận sẽ không phải quá vất vả để làm công việc giữ nước. 

Khi bạn uống ít nước, cơ thể phát hiện nguy cơ thiếu nước nên phải tăng tiết ADH, thận phải làm việc cật lực để giữ nước ở lại. Làm việc nhiều quá, thận sẽ bị giảm dần, hậu quả cuối cùng là suy thận. *Biểu hiện sớm nhất của suy thận là đi tiểu nhiều vào ban đêm. Điều này xảy ra do chức năng cô đặc nước tiểu của thận giảm. Ban ngày hoạt động nhiều ra mồ hôi nên đi tiểu ít, nhưng ban đêm, thận không giữ được nước, nên phải đi tiểu nhiều. 

Dấu hiệu đi tiểu nhiều ban đêm là biểu hiện sớm của suy thận không phải ai cũng biết.

Nhiều người đột nhiên đi tiểu nhiều ban đêm. Phụ nữ nghĩ mình bị viêm đường tiết niệu. Đàn ông nghĩ đến tiền liệt tuyến phì đại nhưng đi khám đều không phải. Xét nghiệm ure và creatinin không tăng, họ không nghĩ đến suy thận, thực chất là thận bắt đầu bị suy. 

Vậy, 2 điều bạn cần nhớ là: 

Uống nhiều nước sẽ giảm tải cho thận và bảo vệ thận. 

Uống ít nước tăng gánh cho thận và là nguyên nhân gây suy thận. 

  
Một bệnh nhân trẻ bị suy thận, được điều trị ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu. 

Uống nhiều nước để không bị sỏi thận 

Điểm quan trọng là hầu hết bệnh nhân sỏi thận đều không thích uống nước. Nước tiểu bị cô đặc lâu ngày, khiến các chất hòa tan quá bão hòa rồi lắng đọng với canxi để tạo thành sỏi. 

Nếu lấy nước tiểu của người uống ít nước soi trên kính hiển vi, bạn sẽ thấy những hạt hoặc những tinh thể. Siêu âm cũng thấy rất rõ, nước tiểu trong bàng quang lởn vởn đục, thậm chí quan sát thấy tinh thể lấp lánh trôi nổi, những thứ này kết tinh dần lại thành sỏi sẽ làm bạn rất đau.

Với người đã bị sỏi thận hay sỏi niệu quản, uống nước nhiều, phân tử nước xuyên qua viên sỏi, nước tạo áp lực đẩy sỏi bật ra ngoài. Nước cũng hòa tan các chất để không bị lắng đọng thêm. 

Uống nhiều nước để không bị gout 

Bệnh gout do axit uric sinh ra quá nhiều trong quá trình chuyển hóa purin, độ hòa tan của axit uric trong máu không cao. Người uống ít nước thường có dung dịch bão hòa axit uric. 

Khi máu chảy đến tứ chi, nhiệt độ giảm và dung dịch bão hòa của axit uric cô đặc thành những tinh thể sắc cạnh, hay những viên sỏi. Chúng ở trong bao hoạt dịch hoặc quanh khớp như mũi dao đâm vào thịt, tạo cảm giác đau khủng khiếp. 

Để giảm axit uric, một là mọi người nên ăn ít thực phẩm chứa purin như hải sản, bia, nội tạng động vật…. Hai là tăng cường đào thải axit uric bằng uống thật nhiều nước. 

Uống nước giúp tránh xa táo bón

Mọi tế bào trong cơ thể đều khát nước. Khi uống không đủ nước, cơ thể sẽ ưu tiên lượng nước khan hiếm dồn cho những nơi quan trọng hơn như tim, não, phổi. Và có những nơi phải thiệt thòi. Đó chính là đường ruột. 

Nước ở đây sẽ được điều động đi nơi khác, chất nhầy bôi trơn trong niêm mạc ruột không đủ, phân trong đại tràng di chuyển khó khăn, táo bón sẽ xảy ra. 

Khi đã bị táo bón, phân sẽ tích tụ trong đại tràng của bạn, thời gian trôi qua, lượng nước trong phân càng bị niêm mạc ruột hấp thu để chuyển nước đi nơi khác, dần dần phân vón cục như phân dê, thậm chí cứng như đá. Bệnh nhân táo bón bao giờ cũng phải uống nhiều nước. 

Người táo bón nên uống lượng nước nhiều hơn bình thường, khoảng 3-4 lít mỗi ngày. Thay vì uống mỗi lần một ít, mọi người uống hẳn cốc to 250 ml để nước nhanh chóng xuống đại tràng.

Khi uống, mọi người cũng không nên ngửa cổ tu ừng ực mà phải uống một ngụm to, nuốt xong lại làm ngụm khác, rồi lại nuốt. Làm như vậy để kích thích nhu động thực quản thành từng làn sóng, làn sóng đó cũng chuyển xuống ống tiêu hóa phía dưới, như dạ dày, ruột non, đại tràng, tạo phản xạ tống phân ra ngoài. 

Điều kỳ diệu khi cơ thể đủ nước

Hàng ngày, bác sĩ vẫn khuyên nếu bạn bị cảm lạnh, sốt virus... hãy uống nhiều nước. Ngay cả khi bạn bị chóng mặt, bác sĩ cũng khuyên uống nhiều nước. Uống nước có rất nhiều tác dụng, tôi viết ra những lời giải thích sẽ quá dài, nên chỉ xin gạch vài đầu dòng: 

+ Uống nhiều nước giúp bạn làm việc và luyện tập với cường độ cao hơn.
+ Uống nhiều nước cơ thể bạn sẽ tràn đầy năng lượng hơn. 
+ Uống nhiều nước làn da sẽ rạng rỡ hơn, trẻ trung hơn, mịn màng hơn. 
+ Uống nhiều nước sẽ nhanh khỏi ốm hơn. 
+ Uống nhiều nước suy nghĩ sẽ tỉnh táo hơn, cơn đau đầu dần tránh xa bạn. 
+ Uống nhiều nước, tim bạn sẽ tốt hơn, bạn ít bị hồi hộp hơn. 

Cơ thể con người hơn 70% là nước, bản thân nước chứa 0 calo, 0 đường và 0 chất béo. Nước có thể giúp chúng ta điều hòa nhiệt độ cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố... 

Nước bạn uống sẽ không được tích trữ và đương nhiên sẽ không gây tăng cân, mà ngược lại, uống nước đúng cách có thể giúp bạn giảm cân.

Mỗi ngày uống bao nhiêu nước? 

Để duy trì các chức năng sinh lý, cơ thể con người cần khoảng 3-4 lít nước tổng số mỗi ngày, một nửa trong số đó lấy từ thức ăn. Như vậy, lượng nước cần uống khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày. 

Bác sĩ vẫn khuyên mọi người nên uống khoảng 8 ly nước/ngày, mỗi ly 250 ml, mỗi lần uống một ly. Tuy nhiên, 8 ly chỉ là gợi ý chung. 

Thực tế, cơ thể mỗi người khác nhau nên cần lượng nước uống vào cũng khác nhau, có người cần uống nhiều hơn 8 ly, người thì lại uống ít hơn 8 ly. Mọi người nên uống đủ nước. Uống ít hơn nhu cầu cơ thể, hoặc uống nhiều hơn đều không tốt. 

Tôi lấy ví dụ, người bị táo bón uống 2 lít nước là không đủ, cần phải uống gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi. Người vận động nhiều, thể dục ra mồ hôi nhiều, làm việc ngoài nắng cũng phải uống nhiều nước lên. Nhưng người thấp bé nhẹ cân, ít vận động, suốt ngày ngồi máy lạnh, lượng nước uống có thể giảm đi. 

Người hay vận động cần uống nhiều nước hơn. Ảnh: Healthline.

Làm thế nào để biết cơ thể uống đủ nước ? 

Câu trả lời đơn giản là bạn hãy vào nhà vệ sinh. Đây là cách tốt nhất giúp bạn phát hiện mình thiếu, đủ, hay uống thừa nước. Bạn chỉ cần uống 8 ly nước mỗi ngày, quan sát nước tiểu của mình, xem rơi vào trường hợp nào sau đây rồi tự điều chỉnh. 

 - Nước tiểu của bạn trong như nước mưa, không màu, không mùi: Nghĩa bạn uống thừa nước, hãy giảm dần dưới 8 ly. 

 - Nước tiểu của bạn trong, hơi vàng nhạt, không bốc mùi: Nghĩa là bạn đã uống đủ nước, hãy duy trì 8 ly. 

 - Nước tiểu của bạn đục, màu vàng đậm như nước vối hay màu hổ phách, khai: Báo động bạn đang uống chưa đủ nước, cần tăng hơn 8 ly. 

Một số chú ý khi uống nước 

Uống nước đúng, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà bạn sẽ phòng được rất nhiều bệnh, chỉ tiếc là nhiều người chưa biết uống đúng là thế nào. 

 - Nên uống 1 ly nước buổi sáng 

Sau một đêm trao đổi chất, ly nước này vào buổi sáng có thể đánh thức cơ thể và giúp loại bỏ độc tố trong đường ruột. 

 - Không uống nhiều nước trong bữa ăn 

Uống nước hay chan nhiều canh trong bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị, khiến các chất dinh dưỡng trong bữa ăn không thể được hấp thụ hết. Chất dinh dưỡng vì thế đọng lại trong ống tiêu hóa, phân hủy thành độc tố rồi ngấm vào cơ thể hoặc gây táo bón. 

 - Không uống nước ngay sau bữa ăn 

Khi uống nước sau bữa ăn, thức ăn chuyển hóa thành đường glucose vào máu. Uống nước sẽ làm loãng glucose máu, làm glucose không tiêu thụ mà trực tiếp chuyển hóa thành chất béo và tích trữ trong cơ thể, dẫn đến tăng cân và béo lên. 

 - Nên uống nước nửa giờ sau ăn 

Lúc này, thức ăn bắt đầu được tiêu hóa, uống nước có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa.

 - Uống vài ngụm nước trước khi đi ngủ 

Nếu uống nhiều nước trước khi ngủ, cơ thể giữ nước khiến mắt sưng húp sáng hôm sau. Trước khi đi ngủ, bạn nên uống một ít nước, chủ yếu giữ độ ẩm cho cổ họng, cho môi và miệng, để tránh không hôi miệng vì khô. 

Người có tuổi uống ít nước trước khi đi ngủ, cũng giúp pha loãng máu, có thể giảm nguy cơ tai biến mạch não hay nhồi máu cơ tim. 

 - Đừng đợi khát mới uống nước 

Uống nước không phải để làm dịu cơn khát mà để trao đổi chất. Khi não phản ánh cơn khát, cơ thể đã bị mất nước 1% và quá trình trao đổi chất giảm đi. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn cần bổ sung nước để duy trì và tăng tốc độ trao đổi chất, chứ đừng đợi khi khát mới uống.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1613,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,62,Chuyên đề,206,Cộng Đoàn,880,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,35,Giáo dục,130,Giáo Hội Hoàn vũ,727,Giáo Hội Việt Nam,385,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1168,Hội Thánh,330,Kiến Thức,74,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1253,Mùa Thường Niên,2603,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,75,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,189,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,84,RVA,23,suy,1,Suy Niệm,4978,Suy niệm,1095,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,776,Sứ Vụ,49,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,130,Sưu Tầm,171,Tài liệu,558,Tập San Lên Đường,587,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,1080,Thời Sự,466,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,2232,Văn-Thơ,2,vi,3,Video Clips,1669,Video Nhạc - Phim,661,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Dòng chảy của nước trong cơ thể và con đường đưa đến suy thận
Dòng chảy của nước trong cơ thể và con đường đưa đến suy thận
Dòng chảy của nước trong cơ thể và con đường đưa đến suy thận
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrRzUeYTH96GCM7VDjGZU8eYj2-SsKi_iZb1Vxh80UHWbr8Uhhk-dwa972Bf2iOwG87-Fbzw4zWhTVxefX9jK9hYO1Q6yGaSMB35BPmm7kyCr_FbSlM6gaBkhhNzl4FhMWc3hoFT5ZpafpZ81aIqOf6Nd9ncCtGb2aKkjfPBw64xoTffk3Geh9_o_uKGw/w678-h451/suy_than.webp
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgrRzUeYTH96GCM7VDjGZU8eYj2-SsKi_iZb1Vxh80UHWbr8Uhhk-dwa972Bf2iOwG87-Fbzw4zWhTVxefX9jK9hYO1Q6yGaSMB35BPmm7kyCr_FbSlM6gaBkhhNzl4FhMWc3hoFT5ZpafpZ81aIqOf6Nd9ncCtGb2aKkjfPBw64xoTffk3Geh9_o_uKGw/s72-w678-c-h451/suy_than.webp
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2024/01/dong-chay-cua-nuoc-trong-co-va-con-uong.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2024/01/dong-chay-cua-nuoc-trong-co-va-con-uong.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content