Bài giảng | Giám mục Olivier Leborgne trong tang lễ của giáo sư Dominique Bernard

SHARE:

Bài giảng | Giám mục Olivier Leborgne trong tang lễ của giáo sư Dominique Bernard

Bài giảng của giám mục Olivier Leborgne, giáo phận Arras 
trong tang lễ của giáo sư Dominique Bernard 
Nguồn: phanxico.vn 

Cái chết đau lòng của giáo sư Dominique Bernard, bị người hồi giáo khủng bố Mohammed Mogouchkov 20 tuổi, có tên trong danh sách những người cực đoan, đâm chết ngày thứ sáu 13 tháng 10 tại Arras, nước Pháp. Tang lễ được cử hành ngày thứ năm 19 tháng 10, bài giảng nhói lòng của giám mục Olivier Leborgne trong thánh lễ, nói lên đức hạnh hàng đầu của kitô giáo; Hy vọng. 

“Điều gì cho phép chúng ta hy vọng?” Đó là một trong các câu hỏi được triết gia Emmanuel Kant đặt ra cho nguyên tắc suy tư của ông. Đứng trước thảm kịch mang chúng ta đến với nhau sáng nay, chắc chắn câu hỏi này sẽ đặt cho tất cả chúng ta. Câu hỏi này, nếu tôi hiểu đúng, cũng đã ở trong đầu Dominique Bernard. Ông rất nhạy cảm với những gì xảy ra cho thế giới chúng ta ngày nay. Ông quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, của giảng dạy cũng như tương lai của xã hội chúng ta. Chắc hẳn ông đã giúp rất nhiều học sinh giải quyết được câu hỏi này. Văn học, khác với triết học nhưng cũng không kém phần giống nhau, đặt chúng ta trước những câu hỏi lớn xuyên suốt cuộc đời con người. 


Điều gì cho phép chúng ta hy vọng?” Câu hỏi thật ghê gớm. Người chồng, người cha, người con trai của mình, một giáo sư, một đồng nghiệp của mình bị giết dã man trong khuôn viên trường. Tất cả chúng ta đều bàng hoàng. Khi nào bạo lực và sự điên rồ của thế giới này sẽ kết thúc? Có phải chúng ta bị kết án triền miên với bạo lực không? Nó giống như một cơn lốc xoáy không bao giờ ngừng thổi và đường đi của nó hoàn toàn không thể đoán trước được. Chúng ta không còn cách nào chống đỡ, bất lực trước những điều ghê tởm và không thể chấp nhận. Nhiều người sống trong sợ hãi hoặc sợ một cuộc nổi dậy dường như chỉ kết thúc bằng hận thù và trả thù, hoặc cam chịu và rút lui. 

“Nếu tôi không có tình yêu, tôi chẳng là gì” Thánh Phaolô đã viết trong đoạn Kinh thánh mà gia đình và người thân yêu của giáo sư đã chọn để đọc trong tang lễ của người mà quý vị vô cùng yêu thương này. Quý vị nhất quyết đòi điều này, dù có bị hiểu lầm… Nói về tình yêu trong lúc quý vị đang trải qua một thảm kịch như vậy có phù hợp không? 

Vậy mà lịch sử luôn nhất quán chứng minh: hận thù đáp lại hận thù, bạo lực đáp lại bạo lực, luôn là hận thù và bạo lực nhiều hơn. Không có gì khác hơn. Một điều ghi nhận không bao giờ bị phủ nhận. Tôi nài xin các bạn trẻ, các con đang có mặt ở đây, các con đừng để mình bị lạc lối của những kẻ sẽ đưa các con vào con đường hủy diệt. Đáp lại man rợ bằng man rợ là biện minh cho man rợ. 

Nhưng còn nhiều điều để nói. Vậy chính xác Thánh Phaolô muốn nói gì trong đoạn thư này? Từ vựng tình yêu, cũng như từ vựng Chúa, là một trong những từ được dùng nhiều nhất trong vốn từ vựng của chúng ta. Những người mạo danh Thiên Chúa để biện minh cho bạo lực là phản bội Thiên Chúa một cách ghê tởm. Và liệu Ngài có thực sự là thượng đế cần bạo lực của kẻ bạo lực để áp đặt mình lên con người không? 


Cũng tương tự như vậy với những người mà đằng sau từ “yêu” là những hành vi tha hóa và hạ thấp phẩm giá con người. Thánh Phaolô nói về tình yêu nào? Ngài nói những lời rất mạnh: “Nếu tôi không có tình yêu, tôi chẳng là gì.” Không có tình yêu, chúng ta chẳng là gì cả. Quan điểm rất rõ ràng: chính việc yêu và được yêu mới tạo nên chân lý cho con người. Sau đó, ngài không đưa ra bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào mà tình yêu này sẽ được thể hiện, chẳng hạn như đời sống với bạn bè, hôn nhân hay gia đình nhưng ngài nói về tình yêu theo nghĩa rộng. Và do đó cũng có tình yêu cho môi trường giáo dục, hiệp hội, kinh tế và chính trị. 

Với Thánh Phaolô, điều này rất rõ ràng – và đây là điều mang tính quyết định để hiểu những khẳng định này -, tình yêu chủ yếu không phải là một thực tại cảm xúc, nhạy cảm hay lãng mạn. Tình yêu là quyết tâm tự nguyện dấn thân vì lợi ích người khác, lợi ích của tất cả mọi người, của xã hội. Vì vậy, giáo sư từ chối mọi đồng tình với cái ác. Công lý cho phép sự thật phải là một yếu tố thiết yếu, điều mà trước khi kẻ giết giáo sư Dominique sẽ phải trả lời cho hành động của mình và đó là điều cần thiết trong đời sống xã hội hoặc quan hệ quốc tế. Chúa Giêsu đã nói: “Phúc cho những ai đói khát công chính, họ sẽ được no đủ”. 

Và Thánh Phaolô không nói điều này chủ yếu với tư cách là nhà tư tưởng – dù ngài là một trong những nhà trí thức vĩ đại vào thời của ngài – nhưng vì ngài đã suy ngẫm điều này khi đứng trước Chúa Kitô. Trong Chúa Kitô, Thánh Phaolô thấy được quyết tâm của Thiên Chúa cho sự sống và cứu rỗi con người. Và ngài đã trải nghiệm được điều này. Đức tin kitô giáo không phải là một đạo đức dù đức tin kêu gọi phải dứt khoát hành động có đạo đức, đức tin kitô giáo không phải là học thuyết, dù đức tin cần từ ngữ và khái niệm để có thể định nghĩa và làm cho đức tin hành động. Đức tin kitô giáo là cuộc gặp gỡ. Đức tin là một sự kiện. Đó là kinh nghiệm về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, Đấng đã cam kết dứt khoát với con người trong Chúa Giêsu. Ngài không đến để đùa với cuộc sống chúng ta, vì thế Ngài không đứng ngoài cuộc đời chúng ta. Ngài đến để chia sẻ sự sống của chúng ta ngay cả trong cái chết vcủa chúng ta để chúng ta chia sẻ sự sống của Ngài trong chính quyền năng phục sinh của Ngài. Ngay từ dưới trần gian. 

Không có gì kỳ diệu. Tuy nhiên, mọi thứ đều mở ra. Và tái mở ra lại, khi cơn bạo lực điên cuồng làm chúng ta nghĩ rằng không còn gì có thể xảy ra nữa. Tôi ước mong mỗi người chúng ta có được cảm nhận như Thánh Phaolô đã có, tình yêu mạnh hơn mọi bạo lực. Tôi xin Chúa điều này. 

Điều này mang lại sức mạnh cho Thánh Phaolô đến nỗi tình yêu này trở thành tiêu chuẩn cho đức tin của ngài. Ngài nói: “Ngay cả khi tôi có đức tin dời núi, nhưng nếu tôi không có tình yêu thì tôi cũng chẳng là gì”. 

Vì thế, với Thánh Phaolô, tôi tin tình yêu là dấn thân cho tự do. Tôi còn nhớ, đó là khi tôi học lớp một ở một trường trung học công lập Mureaux, giáo sư dạy ngữ văn bắt chúng tôi đọc, trong số ba tác phẩm chúng tôi phải trình bày để lấy bằng tú tài, Jacques le Fataliste của Denis Diderot, Les Faux Monnayeurs (Những người làm bạc giả) của André Gide, Mr. Ouine (Ông Ouine) của Georges Bernanos. Đây là lần đầu tiên tôi đọc Bernanos, tôi đã tìm hiểu tác giả và bây giờ tôi đánh giá rất cao, và tôi đã tìm thấy ở Pas-de-Calais, trong thung lũng Fressin, giữa các làng Torcy và Ambricourt. Ông Ouine. Ông “có-không”. Khi ai đó từ chối tự do vì sự thiếu kiên quyết không lành mạnh của họ. Khi ai đó từ chối nhân tính của chính mình do sự nhầm lẫn được duy trì và so thiếu can đảm để nhìn sự thật. Công việc giáo dục đưa con người đến tự do, làm cho họ có khả năng dấn thân. Trong việc này, giáo dục tham gia vào công việc được Thánh Phaolô mô tả, và không ngừng đưa chúng ta trở lại con đường hy vọng. Một lần nữa tôi xin nói lên tất cả lòng biết ơn của tôi với các thầy cô. 


Hình ảnh tang lễ ngày 19/10/2023 tại nhà thờ chính tòa Notre-Dame-et-Saint-Vaast, Arras

Nhưng chắc chắn vẫn còn một bước cần thực hiện. Georges Bernanos nói về hy vọng, đó là “vượt qua tuyệt vọng”. Không thể sinh ra để hy vọng mà không chết đi trong những ảo tưởng của nó. Thật khó khăn biết bao để hy vọng! Giáo sư Dominique hiểu điều này. Thật đau đớn. Để hy vọng, chúng ta phải đồng ý, thực tế không theo ý muốn của chúng ta, rằng tương lai không đồng nhất với những giấc mơ của chúng ta, rằng những người khác không phải lúc nào cũng tương ứng với những gì chúng ta mong chờ ở họ hoặc mong muốn họ trở thành. Đồng thời đồng ý – và điều này đôi khi là điều khó khăn nhất – khi họ không trở thành người mà chúng ta mong muốn. Niềm hy vọng đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ mọi tinh thần thống trị. 

Nhưng bây giờ, trong giây phút không còn gì này, chúng ta có thể hiểu được một điều gì đó khác. Không đầu hàng. Nghịch lý thay, một sức mạnh không nghi ngờ. 

Chúng ta vừa đọc Các Mối Phúc Thật: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”. Một lần nữa, chính anh chị em, gia đình và những người thân yêu của giáo sư đã chọn những lời này. Người không kiểm soát mọi thứ, người tự giải thoát mình khỏi thôi thúc nảy sinh từ ước muốn sâu sắc về công lý, sự thật và hòa bình, người để mình được đốt cháy trong ngọn lửa bác ái sống động, người có khả năng than khóc cái ác của thế giới mà không nghĩ rằng mình mạnh mẽ hơn và cũng không bao giờ cam chịu trước nó, người này sẽ có kinh nghiệm của một mở đầu bất ngờ và thường không thể diễn tả được, nhưng lại rất mạnh mẽ. Tại tâm điểm dễ bị tổn thương của mình, họ sẽ trải nghiệm một sự siêu việt đi qua và ở trong lòng họ. Có lẽ nên đặt tên và nhận ra một khuôn mặt trong đó: khuôn mặt của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và con người thật, đã chết và sống lại. Ngài đã mặc lấy thân phận con người, đến cả bạo lực và cái chết, để con người được cứu, được ở trong Ngài và được đón nhận lại trong tình yêu của Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi sự viên mãn này, tình yêu và hòa bình mở ra như một lời hứa: các con đừng sợ trước những hãi sợ của các con, các con để Ta bước vào tâm hồn các con, đến đó trong chính thực tại phục sinh của Ta. Hãy để Ta hòa giải với các con, cho các con sự táo bạo của mối quan hệ để luôn lựa chọn lại và để công lý luôn được xây dựng. Không còn là “con phải”, mà là “con có thể, Ta ở bên cạnh con”. 

Nơi Chúa Giêsu Kitô, Giáo hội tin vào ân sủng của cái chết và tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu cũng như vào ân sủng của Chúa Thánh Thần, chúng ta luôn có thể hy vọng. Xin Chúa làm cho chúng ta trở thành những người của niềm hy vọng!Chúa nói: “Đức tin mà Ta yêu quý nhất, đó là Hy vọng… Điều làm tôi ngạc nhiên là Hy vọng.” Chắc chắn việc đọc lại những dòng tuyệt vời này của Charles Péguy trong Bí ẩn Cánh cổng đức hạnh thứ hai là điều vô cùng cấp thiết. 

Marta An Nguyễn dịch 

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1551,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,61,Chuyên đề,195,Cộng Đoàn,801,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,702,Giáo Hội Việt Nam,358,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1085,Hội Thánh,321,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1253,Mùa Thường Niên,2432,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,187,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,84,RVA,23,Suy Niệm,4780,Suy niệm,1094,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,717,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,123,Sưu Tầm,151,Tài liệu,539,Tập San Lên Đường,579,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,998,Thời Sự,457,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,2081,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1638,Video Nhạc - Phim,604,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Bài giảng | Giám mục Olivier Leborgne trong tang lễ của giáo sư Dominique Bernard
Bài giảng | Giám mục Olivier Leborgne trong tang lễ của giáo sư Dominique Bernard
Bài giảng | Giám mục Olivier Leborgne trong tang lễ của giáo sư Dominique Bernard
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEihPyAyGynDUdVkU1tXOPjjnVUwV-fROiQLtSNOlvuaG8_Jx-Gs847qlzeGKl3cMO4Rmo3ywhL5IGTo2GVHUnFr7FkZ1PCw5TVfD20pUCkfitMiJZT2mWrIJtTboTPwvJ616OpaNWNVWsLXGsG8fGtUTnUSHC0smcnckEiJBtpVwbXNCxL4D8ZbVGX8m-k/w684-h684/Bai-giang-cua-giam-muc-Olivier-Leborgne-giao-phan-Arras-trong-tang-le-cua-giao-su-Dominique-Bernard-.webp
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEihPyAyGynDUdVkU1tXOPjjnVUwV-fROiQLtSNOlvuaG8_Jx-Gs847qlzeGKl3cMO4Rmo3ywhL5IGTo2GVHUnFr7FkZ1PCw5TVfD20pUCkfitMiJZT2mWrIJtTboTPwvJ616OpaNWNVWsLXGsG8fGtUTnUSHC0smcnckEiJBtpVwbXNCxL4D8ZbVGX8m-k/s72-w684-c-h684/Bai-giang-cua-giam-muc-Olivier-Leborgne-giao-phan-Arras-trong-tang-le-cua-giao-su-Dominique-Bernard-.webp
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2023/10/bai-giang-giam-muc-olivier-leborgne.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2023/10/bai-giang-giam-muc-olivier-leborgne.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content