ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận | Khoa học phục vụ đức tin

SHARE:

ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận viết về Khoa học và Đức tin trong cuốn Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng

Khoa học phục vụ đức tin 
ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận viết về Khoa học và Đức tin trong cuốn Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng
Câu Lạc Bộ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận 

* Giờ học là giờ cầu nguyện. (ĐHV 558). 

* "Hãy mến Chúa với tất cả quả tim con, với tất cả tâm hồn con, với tất cả sức lực con, với tất cả trí khôn con." Chưa học để phục vụ đúng mức, con chưa mến Chúa. (ĐHV 559). 

* Học đây không phải là vào lớp hay văn chương khoa học. Học là luyện khả năng của con, nghề nghiệp của con cho tinh vi, hiện đại (ĐHV 562). 

* Thanh niên, đời con đầy hy vọng, hăng say luyện đức và rèn tài. Bao nhiêu phấn khởi và tươi sáng vì con thao thức vươn lên lý tưởng tông đồ, môi trường của con. (ĐHV 570). 

* Lên phi cơ, nhìn xe cộ, nhà cửa, người ta, loài vật, như đồ chơi của lũ trẻ; lên nguyệt cầu mới thấy địa cầu nhỏ bé. Người càng học hỏi thông minh, càng khiêm tốn, càng muốn học thêm (ĐHV 571). 

* Nhiều người công giáo thông minh một khi sinh hoạt giữa xã hội lại giấu diếm tính cách công giáo của mình. Đó là hạng "công giáo sơ-mi", tiện đâu thay đó (ĐHV 572). 

*Đầu thế kỷ XX này, các nhà khoa học, kỹ thuật đã bỏ dưới đáy biển một dây cáp nối liền Âu châu và Mỹ châu. Kể từ đó, để liên lạc, người ta không cần gửi thơ lâu ngày mà chỉ cần điện thoại ngay cho nhau là có thể thông báo tin tức trong vòng một vài phút. 

*"Sẽ khánh thành đường điện thoại này bằng lời gì đây?", đó là câu hỏi mà các nhà khoa học đã đặt ra. Cuối cùng, lương cũng như giáo, tất cả đều nhất trí: Lời nói đầu tiên của Đại Tây Dương sẽ là: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người (thiện tâm) Chúa thương". 

*Ngày 21.7.1969, lúc Neil Armstrong, con người đầu tiên đặt chân lên mặt nguyệt cầu, các nhà khoa học đã muốn đặt trên ấy một vài kỷ niệm cho thế hệ mai sau. Họ đã mời các vị Nguyên Thủ quốc gia mỗi người viết một bức thông điệp ngắn để họ ghi khắc vào một chiếc dĩa nhỏ đặc biệt, làm bằng chất silicon màu xám. Các bức thông điệp đều được chụp và thu nhỏ lại chỉ còn bằng cái chấm nhỏ xíu, phải dùng kính hiển vi mới đọc được. Thông điệp của Đức Thánh Cha Phao lô VI khởi đầu với câu nhập đề trong Tin Mừng Thánh Gioan: "Lúc khởi nguyên đã có Lời, và Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa... Mọi sự đã nhờ Người mà thành sự, và không Người thì đã không gì thành sự" (Jn 1,1-3). Đoạn tiếp theo là thánh vịnh thứ 8, một thánh vịnh ca tụng vinh quang Thiên Chúa Tạo Hoá: "Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con. Lẫy lừng thay danh Ngài toàn cõi trái đất. Uy phong Ngài vượt quá trời cao. Ngắm trời xanh tay Ngài sáng tạo. Muôn trăng sao Chúa đã an bài. Thì con người là chi mà Chúa còn nhớ đến? Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? So với Thần Linh, Ngài không thể thua là mấy. Ban vinh dự huy hoàng làm mũ triều thiên. Kiệt tác của Ngài, Ngài cho làm bá chủ. Muôn loài muôn sự Ngài đặt cả dưới chân... Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con. Lẫy lừng thay danh Ngài toàn cõi đất". 


Tưởng cũng nên biết là khi Đức Thánh Cha theo dõi những bước chân đổ bộ nguyệt cầu của con người đầu tiên, ngài đã ban phép lành Toà Thánh cho phi hành đoàn Apollo XI bằng những lời lẽ như sau: "Danh dự, chào mừng và phép lành cho các con, những người chinh phục nguyệt cầu, ngọn đèn của đêm tối, của giấc mơ... " Khoa học không đối nghịch với đức tin, nếu được sử dụng với thiện chí và tâm hồn ngay thẳng, vì cả khoa học và đức tin đều kiếm tìm các chân lý từ Thiên Chúa là Chân lý tuyệt đối, tuyệt hảo. Một trong những bằng chứng hiển nhiên nhất là khoa học chú giải Thánh Kinh được tiến triển mạnh mẽ trong những thập niên gần đây phần lớn là như những phát minh khám phá của khoa học. Như các nhà khảo cổ đã khai quật nhiều di tích trong phạm vị Thánh địa và đã xác định được những điều Thánh Kinh ghi lại về các điểm cũng như các sự kiện xảy ra ngày trước. Đặc biệt nhất là khám phá ra rất nhiều bản sao Thánh Kinh tại các hang động Qumrân bên bờ biển chết từ năm 1947. 

Cũng nhờ khoa học kỹ thuật, mà các kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà khảo cổ và sử học theo lệnh Đức Piô XII, đã đào sâu dưới Đền thờ Thánh Phêrô, ngay tại bàn thờ chính, và đã khám phá cũng như kết luận một cách chính xác sự kiện mộ thánh Phêrô (xác) và thánh Phaolô (đầu) chôn ở đây, theo đúng truyền thống Hội Thánh đã tin nhận suốt 20 thế kỷ qua. 

Một trong những đóng góp đáng kể của khoa học vào lãnh vực đức tin trong thế kỷ 20 này là việc phát hiện ra mặt thực của dấu vết in trên bức khăn liệm thành Torinô nước Ý. Bức Khăn Liệm này là một thánh tích mà người ta cho rằng đã dùng để liệm xác Chúa Giêsu. Nó có in nhiều vết máu và thân thể lờ mờ của một kẻ bị đóng đinh. Người ta vẫn tôn sùng nó từ bao thế kỷ và đến năm 1898 thì nó đã được khoa học khám phá cách đặc biệt. Năm đó nó được chụp ra ảnh lần đầu tiên. Và khi rửa tấm phim, nhà nhiếp ảnh chính thức đã thấy hiện ra trên tấm phim hình một con người với những đường nét, góc cạnh, màu sắc của một bức ảnh thật. Người ta lúc ấy mới khám phá ra rằng các dấu vết in trên khăn liệm chỉ là mặt trái (âm bản) của một hình người thôi. Và từ đó trở đi, nhờ tấm phim của bức khăn (mà đúng ra phải gọi là một bức hình thật), các nhà khoa học đã có dịp nghiên cứu tấm khăn tường tận và thấy các dấu vết trên nó hoàn toàn phù hợp với những điều mà Thánh Kinh mô tả về Chúa Giêsu và về cuộc khổ nạn của Người. Họ đã dùng khoa nhiếp ảnh, giải phẫu, sinh lý, hoá học mà cho ta thấy khuôn mặt thật của Chúa Giêsu và biết được chi tiết cuộc khổ nạn Phục sinh của Người cách đây 2000 năm vậy.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1605,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,62,Chuyên đề,200,Cộng Đoàn,866,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,35,Giáo dục,130,Giáo Hội Hoàn vũ,724,Giáo Hội Việt Nam,380,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1152,Hội Thánh,328,Kiến Thức,72,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1253,Mùa Thường Niên,2570,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,75,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,188,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,84,RVA,23,suy,1,Suy Niệm,4940,Suy niệm,1095,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,754,Sứ Vụ,49,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,126,Sưu Tầm,164,Tài liệu,550,Tập San Lên Đường,586,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,1064,Thời Sự,466,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,2188,Văn-Thơ,2,vi,3,Video Clips,1663,Video Nhạc - Phim,649,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận | Khoa học phục vụ đức tin
ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận | Khoa học phục vụ đức tin
ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận viết về Khoa học và Đức tin trong cuốn Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgGFulFrWpnvKmE3mBQ-_SLqQi5Hh5anyeYRjPSPJwBAyxPZw5fufz7hdKy7yeJNgt9w0pPIzHJU_ieMVLftHItNjUZPoaeCE31ITDJQBsbY7pnNol9Lp_6N21oLJ2nnRokq6A7rffPGgSYJdYDnvd_vmXY6K0RwT2NamT81AeWwMzvqiizF69FmGF-5Kg/w685-h573/Gio%20hoc%20la%20gio%20cau%20nguyen.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgGFulFrWpnvKmE3mBQ-_SLqQi5Hh5anyeYRjPSPJwBAyxPZw5fufz7hdKy7yeJNgt9w0pPIzHJU_ieMVLftHItNjUZPoaeCE31ITDJQBsbY7pnNol9Lp_6N21oLJ2nnRokq6A7rffPGgSYJdYDnvd_vmXY6K0RwT2NamT81AeWwMzvqiizF69FmGF-5Kg/s72-w685-c-h573/Gio%20hoc%20la%20gio%20cau%20nguyen.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2023/08/hy-fx-nguyen-van-thuan-khoa-hoc-phuc-vu.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2023/08/hy-fx-nguyen-van-thuan-khoa-hoc-phuc-vu.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content