Góc nhà thờ | NT chính tòa Thanh Hóa

SHARE:

Góc nhà thờ | NT chính tòa Thanh Hóa

FB Nguyên Hưng 
Nhà thờ giáo xứ chính tòa Thanh Hóa 
Địa chỉ: phường Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá.

Nhà thờ do linh mục Bourlet Độ xây dựng từ năm 1927 tới 1930.
Nhà thờ có chiều dài 44 m, rộng 16 m, cao 13 m. Tháp nhà thờ cao 25 m, trên tháp nhà thờ treo hai quả chuông kéo, chuông lớn mang tên Thánh Anna do trường Thánh Anna của thành phố Montlucon (Pháp) tặng và chuông nhỏ hơn do Hội Thừa Sai Paris Hải ngoại (M.E.P) tặng. 

Tham khảo thêm:

I/ VỀ GIÁO XỨ CHÍNH TOÀ THANH HOÁ

Nhà thờ chính tòa Thanh Hóa nằm tại phường Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Thanh Hóa. 

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1804, Thanh Hóa là tỉnh lỵ lớn và quan trọng về miền cực Bắc Việt Nam. Vào thời Nguyễn, các vị thừa sai và giáo hữu chung phần bị cấm cách và bách hại. Số tín hữu ở chính Thanh Hóa không cao, ước chừng độ 100 người, trong địa bàn vài chục cây số; Trung tâm chính đặt tại Mỹ Điện, cách tỉnh lỵ Thanh Hóa 18km. Năm giáo đoàn thuộc Mỹ Điện là Cửa Bạng (cách 40km), Kẻ Rừa (cách 50km), Kẻ Bền (cách 25km), Nhân Lộ (cách 40km) và Mục Sơn (cách 51 km). 

Theo “Bản thống kê năm 1846” của giáo phận Tây Đàng Ngoài, ghi nhận dưới đời vua Thiệu Trị (1841 – 1847), năm thứ V, vào thời Đức cha Pierre Retord Liêu (1803 – 1858), Thanh Hóa là họ lẻ của giáo xứ Kẻ Trạn. Giáo xứ Kẻ Trạn lúc bấy giờ gồm các giáo họ: Thanh Hóa, Mỹ Điện và Kẻ Láng với 3.687 giáo hữu. Nguyên thủy, phần đất giáo xứ Kẻ Trạn là khu phố Trường Thi ngày nay (Nguyễn Tự Do, lịch sử giáo phận Thanh Hóa, trang 382-383). Năm 1863, dưới đời Đức cha Charles Jeantet Khiêm (1792-1866), ngài chỉ định cụ Sáu Phêrô Trần Lục (1825-1899), nguyên quán làng Mỹ Quan (thuộc xứ Kẻ Rừa, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) làm chính xứ Thanh Hóa, kiêm nhiệm hai giáo họ Kẻ Rừa và Tam Tổng. 

Năm 1866, giáo xứ Thanh Hóa được thành lập, cắt từ giáo xứ Mỹ Điện. Thừa sai Toussaint Hé bert quán xuyến giáo hạt Thanh Hóa từ năm 1879 cho đến ngày qua đời tại Hà Nội (31/5/1887). Từ thời điểm đó, giáo xứ Thanh Hóa được các vị thừa sai thay nhau coi sóc. 

Năm 1895, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Alexandre Marcou Thành về trực tiếp coi sóc mục vụ truyền giáo vùng Thanh Hóa cho đến năm 1899. Năm 1898, quan bố chánh Thanh Hóa Nguyễn Hữu Bài, một giáo hữu nhiệt thành, và là cựu chủng sinh Trường Chung Penang đã tận tình giúp đỡ Đức cha Marcou Thành xây dựng ngôi nhà nguyện Thanh Hóa bằng gỗ khang trang. Giáo dân từ khắp nơi tập trung về, hình thành nên một giáo xứ sầm uất. Mùa xuân 1901, thừa sai Auguste Blanchard nhận lãnh giáo xứ trung tâm Thanh Hóa với ba giáo xứ Cửa Bạng, Thái Yên và Phúc Lãng. Vào thời điểm này, tại tỉnh lỵ Thanh Hóa chỉ có ước chừng 100 tín hữu, còn hơn 200 tín hữu còn lại phân bổ trong các xứ đạo bao quanh. Mùa xuân năm 1908, thừa sai Antoine Bourlet Độ từ giáo xứ Mục Sơn được bổ nhiệm làm chính xứ Thanh Hóa lần đầu tiên từ năm 1907-1912 và lần thứ nhì từ năm 1920-1932. Thừa sai Bourlet Độ dựng cây Thánh giá tại Sầm Sơn vào năm 1926, và chính ngài khởi công đặt móng xây dựng nhà thờ giáo xứ Thanh Hóa. 

Ngày 7/5/1932, Sắc chỉ thành lập giáo phận Thanh Hóa được Đức Thánh Cha Piô Xi ban hành. Theo Sắc chỉ, giáo phận Thanh Hóa gồm 2 tỉnh: Thanh Hóa ở đất Việt và Sầm Nưa ở đất Lào với diện tích khoảng 21.000km2. Nhà thờ giáo xứ Thanh Hóa trở thành nhà thờ Chính Tòa của giáo phận nhưng vẫn là giáo phận đại diện Tông Tòa. Đến năm 1938, giáo xứ Thanh Hóa bao gồm: Thanh Hóa, Hà Nhuận, Mậu Thôn và Toàn Tân (Hà Nhuận, Mậu Thôn, Toàn Tân là các xứ xép (annexe); với tổng số giáo dân là 4.314 người. 

Ngày 24/11/1960, Sắc chỉ “Venerabilium Nostrorum” của Tòa Thánh đã chính thức thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và nâng tất cả các giáo phận đại diện Tông Tòa thành giáo phận Chính Tòa với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Giáo phận Thanh Hóa thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Cũng từ đấy, giáo xứ Thanh Hóa trở thành giáo xứ Chính Tòa, nơi diễn ra các hoạt động chung và trọng thể của giáo phận. 

Năm 1994, nhận sứ vụ chăn dắt giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đại trùng tu nhà thờ Chính Tòa, mở rộng hai bên, xây hành lang rộng thêm mỗi bên ba mét, với mặt tiền được tân hóa nhưng vẫn bảo tồn được nét cổ kính. Ngày 24/3/1995, ngôi nhà thờ được Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cung hiến… 




Giáo xứ Chính Tòa hiện nay

Theo sổ tất niên giáo phận năm 2011, giáo xứ Chính Tòa hiện có 4.855 giáo dân, phân bổ trong 11 giáo họ là: Đại Độ, Kẻ Son, Ngọc Mai, Phú Lưu, Phú Hành, Tân Thảo, An Lộc, Tức Tranh, Trị Sở, Cổ Hậu và Đa Sỹ. Giáo xứ có 4 linh mục triều, 6 tu sĩ, và 2 chủng sinh. Chính Tòa là giáo xứ trung tâm thành phố nên khoảng cách giàu nghèo phân biệt rất rõ ràng. Họ Trị Sở ở trung tâm thành phố nên có đời sống khá sung túc, phát triển bằng các nghề buôn bán, giao thương, kỹ nghệ. Các giáo họ ngoại thành đang còn nhiều khó khăn, đời sống bám trụ với đồng ruộng, chăn nuôi, mức sống cũng như thu nhập còn thấp. Giáo xứ hiện có hơn 100 em đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng. 

Là giáo xứ mẹ, nên Chính Tòa luôn là địa điểm tổ chức các hoạt động lớn của giáo phận, như đại lễ kính thánh Giuse, quan thầy giáo phận; lễ Giáng Sinh, với các hoạt động kéo dài suốt một tuần; lễ phong chức linh mục, phó tế, lễ khấn dòng… và đây cũng là địa điểm hội thảo, đào tạo các lớp thánh nhạc, giáo lý, dự tu, dâng hoa cộng đồng… Hiện nay, các sinh hoạt trong giáo xứ phát triển mạnh, các hội đoàn cũng được mở rộng và thành lập nhiều hơn. Đời sống đức tin thăng tiến và bền chặt. Giáo xứ còn có truyền thống dâng hoa, rước kính Đức Mẹ trong tháng Năm và tháng Mười. Với chặng đường hình thành và phát triển đầy tự hào, giáo xứ mẹ Chính Tòa hôm nay vẫn luôn là ngọn cờ tiên phong trong các sinh hoạt tôn giáo chung của toàn giáo phận.

II/ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN THANH HOÁ

1. Giai đoạn năm 1659 - 1932 

Ngày 9-9-1659, sau hơn một thế kỷ “hạt giống Tin Mừng” được các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Dòng Tên gieo vãi trên quê hương đất Việt (1533-1659), sự lớn mạnh của Giáo hội Việt Nam được đánh dấu bằng việc Đức Thánh Cha Alexandre VII công bố sắc lệnh “Super Cathedram Principis” thành lập hai giáo phận Tông tòa: Giáo phận Đàng Ngoài (Phía Bắc Sông Gianh) với con số tín hữu khoảng 80.000 người, trao cho Đức tân Giám Mục Francois Pallu coi sóc và giáo phận Đàng Trong (Phía Nam Sông Gianh) với số giáo dân khoảng 20.000 người trao cho Đức tân Giám Mục Pierre Lambert de La Motte cai quản. 

Sau 20 năm thành lập (1679), Địa phận Đàng ngoài được chia thành hai giáo phận: Tây Đàng Ngoài trao cho Đức Cha Jacques de Bourges coi sóc và Đông Đàng Ngoài trao cho Đức Cha Francois Deydier coi sóc. Thanh Hóa trực thuộc Địa phận Tây Đàng Ngoài. 

Năm 1846 Tòa Thánh chia Địa phận Tây Đàng Ngoài thành hai Địa Phận: Nam Đàng Ngoài, tức địa phận Vinh và Tây Đàng Ngoài. Thanh Hóa nằm trong vùng đất của Địa Phận Tây Đàng Ngoài. Ngày 2-4-1901. Đức Thánh Cha Leo XIII ban sắc lệnh thiết lập Địa Phận Thanh cũng được gọi là Địa Phận Bắc Kỳ Duyên Hải (Tonkin Maritime), gồm tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Ninh Bình – Phát Diệm và huyện Lạc Thủy của tỉnh Phước Lâm (Hòa Bình ngày nay). Vị Giám Mục tiên khởi là Đức Cha Alexandre Marcou Thành, với 24 Thừa Sai, 48 Linh Mục Việt Nam, 18 Đại Chủng Sinh, 112 Thầy Giảng, 145 Tiểu Chủng Sinh, 3 nhà Dòng Mến Thánh Giá và 80.000 Giáo dân trong 27 giáo xứ : 15 tại Ninh Bình, 7 tại Thanh Hóa và 5 tại Châu Lào. 

Ngày 8-02-1902: Đức Cha Marcou Thành chính thức nhận giáo phận Thanh, đặt Toà Giám Mục tại Phát Diệm. 

2. Giai đoạn từ năm 1932 đến nay 

Ngày 26-4-1932: Nghị định của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin về việc tách riêng Phát Diệm và Giáo phận Thanh Hóa được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Pio XI. Ngày 7-5-1932 Sắc chỉ thành lập Giáo phận Thanh Hóa được ban hành. Theo Sắc chỉ thiết lập, Giáo phận Thanh Hóa gồm 2 tỉnh: Thanh Hóa ở đất Việt và Sầm Nưa ở đất Lào với diện tích khoảng 21.000km2, dân số khoảng 1.500.000 người, trong đó có 44.000 người công giáo bao gồm cả 7.000 người thuộc các dân tộc thiểu số. Lúc ấy nếu không tính 5 xứ thuộc Châu Lào, giáo phận chỉ có 18 giáo xứ, với 16 Thừa Sai, 48 Linh mục Việt Nam, 82 Thầy Kẻ Giảng, một ký túc xá của Dòng Đức Bà Truyền Giáo, một Tu viện Dòng Kín Camêlô. 

Ngày 21-6-1932, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Louis de Cooman Hành, Giám mục phó Phát Diệm về làm Giám Mục Thanh hóa. Ngay từ những ngày đầu về nhận Giáo phận, Đức Cha Louis de Cooman Hành đã bắt tay vào việc xây dựng giáo phận mới trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (khủng hoảng kinh tế thế giới) và Chính trị (Chiến tranh thế giới thứ II). Trong kiên trì và thinh lặng, Người đã đào tạo được một hàng ngũ giáo sĩ đông đảo, đức độ, có khả năng và nhiệt huyết. Ngài xây dựng Tòa Giám Mục, Nhà Chung, Trường Thử, Tiểu Chủng Viện, trường các Thầy Kẻ Giảng. Dòng Mến Thánh giá được Người chăm sóc cách đặc biệt. Hầu hết các giáo xứ đều có đời sống tương đối ổn định và đạo hạnh. Những thành quả ấy đã trở thành nền tảng giúp mọi người kiên định niềm tin trước mọi thách đố của thời cuộc. 






Sau hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, tình hình chính trị Việt Nam thay đổi, ngày 24 – 3 – 1954, Đức Cha Louis de Cooman Hành phải từ giã giáo phận về Pháp, ngài qua đời năm 1970 tại Lavais, Avignon, Pháp. Nhiều linh mục và tu sĩ đã đi vào Miền Nam với chừng 18.500 giáo dân. Số còn ở lại Thanh hóa: 27 Linh mục, 15 đại Chủng sinh, 70 tiểu Chủng sinh, 50 nữ tu dòng Mến Thánh Giá và khoảng 47.000 giáo dân. Cha Phêrô Phạm Tần được đặt làm Tổng quản Địa phận. 

Ngày 17-3-1959, Tòa Thánh đặt cha Phêrô Phạm Tần làm Giám mục, hiệu Tòa Giustiniapoli, Đại Diện Tông Tòa coi sóc Giáo phận Thanh Hóa. 

Ngày 24-11-1960, Tòa Thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và chia Giáo hội Việt Nam thành 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất để khẳng định sự lớn mạnh và trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam: 

Cũng trong ngày 24-11-1960, Đức Cha Phêrô Phạm Tần được chính thức đặt làm Giám Mục Chính Tòa Địa phận. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, mãi đến ngày 22-6-1975, tức là sau hơn 15 năm, Ngài mới được tấn phong Giám Mục. Ý chí dũng cảm sẵn sàng xả thân của Ngài đã làm cho Giáo phận kiên vững trong giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử. Ngày 1-2-1990 Người được Chúa gọi về và được an táng trong cung thánh Nhà thờ Chính toà Thanh Hóa. Thời Đức Cha Tần có cha Chính Diệm (1957-1979) và cha Chính Antôn Trần Lộc (1980-1990).

Tòa Thánh đặt Đức Hồng Y Giuse MariaTrịnh Văn Căn - Tổng giám mục giáo phận Hà nội, làm Giám quản Thanh hóa. Nhưng chưa được mấy tháng, người đã đột ngột qua đời ngày 18-5-1990. Cha Antôn Trần Lộc được đặt thay thế. Trong 4 năm trời và mặc dù bệnh tật, Người đã hết mình phục vụ Giáo phận, cho đến khi Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm được Tòa Thánh bổ nhiệm từ Đà Lạt về Thanh Hóa. Cha Antôn Trần Lộc đã qua đời ngày 16-8-1995 và an táng tại đất thánh Chúa Kitô Vua trong khuôn viên Tòa Giám Mục. 
(Theo kỷ yếu giáo phận Thanh Hoá)

Thầy Nguyên Hưng với Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường - Giám mục Giáo phận Thanh Hoá 

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,757,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1035,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1208,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4617,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,949,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc nhà thờ | NT chính tòa Thanh Hóa
Góc nhà thờ | NT chính tòa Thanh Hóa
Góc nhà thờ | NT chính tòa Thanh Hóa
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj3CHpSO6yoeKVapA2mSU1OKxSjzpukpkI772ROP5FEzU8Z0gdQUjawnXsD36aosye64ym2EG-1gk1TEEVtm5aDAUFVrkQECR1yWrY7WB5Vu02fBUmpXX_CN2iXPiWmEXH6My7Y0TDdODCToULooKHYgbRJBG366viQglQ3X0SioIn0WzWy_Ccr5Xw8/w684-h455/NT%204.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj3CHpSO6yoeKVapA2mSU1OKxSjzpukpkI772ROP5FEzU8Z0gdQUjawnXsD36aosye64ym2EG-1gk1TEEVtm5aDAUFVrkQECR1yWrY7WB5Vu02fBUmpXX_CN2iXPiWmEXH6My7Y0TDdODCToULooKHYgbRJBG366viQglQ3X0SioIn0WzWy_Ccr5Xw8/s72-w684-c-h455/NT%204.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2023/05/goc-suu-tam-nha-tho-giao-xu-chinh-toa.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2023/05/goc-suu-tam-nha-tho-giao-xu-chinh-toa.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content