“Sự trở về của đứa con hoang đàng”- Tác phẩm vĩ đại nhất của Rembrandt (1606-1669)

SHARE:

“Sự trở về của đứa con hoang đàng”- Tác phẩm vĩ đại nhất của Rembrandt (1606-1669)

Tranh “Sự trở về của đứa con hoang đàng” -  HS Rembrandt (1606-1669) 
Nguyễn Hưng
“Sự trở về của đứa con hoang đàng”
Tác phẩm vĩ đại nhất của Rembrandt (1606-1669) 

“Sự trở về của đứa con hoang đàng”, vẽ năm 1669, là tác phẩm cuối cùng của Rembrandt. 

Ở đây, ông diễn giải ý tưởng Thiên Chúa giáo về lòng thương xót với một sự trang trọng khác thường, như thể đây là chứng nghiệm thiêng liêng của ông cho thế giới. Nó vượt xa các tác phẩm của tất cả các nghệ sĩ Baroque khác trong việc khơi gợi tâm thế tôn giáo và sự cảm thông của con người. Sức mạnh “hiện thực chủ nghĩa” nơi người nghệ sĩ lớn tuổi không hề giảm đi mà còn tăng lên nhờ sự thấu hiểu tâm lý và nhận thức tâm linh. Ánh sáng và màu sắc biểu cảm cùng khả năng gợi ý kỳ diệu trong cách thể hiện của ông, cùng với sự đơn giản có chọn lọc trong cách bố cục, giúp chúng ta cảm nhận được toàn bộ tác động của sự kiện.

Nổi bật trong tranh, là hình ảnh người cha và “Đứa con hoang đàng” trên nền không gian tối. Đặc biệt sống động là chiếc áo rách rưới của con trai, và tay áo của cha già, nhuốm màu ô liu vàng; màu của đất kết hợp với màu đỏ tươi mãnh liệt trên chiếc áo choàng của người cha tạo thành một sự hài hòa màu sắc khó quên. Nó khiến cảm xúc của người xem xao động. Người con trai, tàn tạ và đáng ghét, với cái đầu trọc và vẻ ngoài của một kẻ bị ruồng bỏ, trở về nhà của cha mình sau một thời gian dài lang thang và nhiều thăng trầm. Anh ta đã lãng phí tài sản của mình vào những thú vui hoang lạc ở những vùng đất xa lạ và cuối cùng, bị khánh kiệt phải rơi vào tình cảnh khốn khổ và bị khinh khi phải đi chăn lợn. Người cha già của anh, mặc bộ quần áo sang trọng, cùng những nhân vật phụ tá, đã vội vã đến trước cửa đón nhận đứa con trai thất lạc từ lâu với tình yêu cao cả nhất. 

Không có sự khoa trương, cường điệu nào như trong những bức tranh khác của các họa sĩ khác vẽ cùng đề tài, hình ảnh trong tranh của Rembrandt thể hiện một sự tĩnh lặng trang trọng. Khó quên là hình ảnh tội nhân ăn năn như ngã quỵ gục vào lòng ngực cha và người cha già cúi xuống ôm con. Cái dáng dấp ân cần, vị tha của người cha nói lên một lòng tốt cao cả và mạnh mẽ. Đôi tay dang rộng của ông đầy bao dung. Tất cả, làm nổi bật tư tưởng chủ đề, tác phẩm, trở thành biểu tượng của sự sám hối và tha thứ. Ánh sáng trong tranh, là ánh sáng dịu dàng của lòng thương xót của Thiên Chúa. 

Từ thời Phục hưng, “Sự trở về của đứa con hoang đàng” trong Kinh Thánh đã trở thành chủ đề được nhiều nghệ sĩ quan tâm yêu thích. Có rất nhiều danh họa vẽ về chủ đề này. Nhưng nổi bật nhất, theo hầu hết các nhà phê bình, là tác phẩm này của Rembrandt. 

Rembrandt quay đi quay lại với chủ đề này nhiều lần trong sự nghiệp của mình. Và tác phẩm cuối cùng này, vẫn là tác phẩm thành công nhất.

 ****** 

“Sự trở về của đứa con hoang đàng”, có lẽ , là một trong những câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu được biết đến nhiều nhất. Nó chỉ xuất hiện trong Phúc âm Luca. Theo truyền thống, nó thường được đọc vào Chủ nhật thứ ba của Mùa Chay. 

Câu chuyện kể về một người con thứ, yêu cầu cha già chia tài sản cho mình. Sau đó, anh ta bỏ đến một vùng đất xa xôi và tiêu pha lãng phí tất cả tiền của mình một cách hoang đàng. Khi nạn đói ập đến, anh ta trở nên nghèo túng đến cùng cực và buộc phải làm nghề chăn lợn. Đến khi hết chịu nổi, đến mức ghen tị với những con lợn mà anh ta đang chăm sóc, cuối cùng anh ta đã tỉnh ra: “Bao nhiêu tôi tớ làm thuê cho cha tôi có bánh mì đủ dùng, còn tôi đang chết vì đói! Tôi sẽ đứng dậy về với cha tôi và sẽ nói: Cha ơi, con đã phạm tội với Chúa và với cha...” 

Với lòng ăn năn hối cải, anh chạy về với cha mình. Nhưng khi anh con đang ở xa, người cha nhìn thấy anh, đã chạy đến đón nhận anh bằng tất cả lòng thương xót... 

Người con trai thậm chí còn không có thời gian để nói những lời mà anh chuẩn bị trước, vì người cha kêu gọi những người hầu của mình mặc cho anh ta một chiếc áo choàng đẹp, trao cho anh đôi dép, chiếc nhẫn mới, và sai giết thịt "con bê được vỗ béo" cho một bữa ăn mừng. 

Người con trai lớn đang đi làm đồng nghe tin người em trai trở về, được cha đón nhận như vậy, đã không vui mừng mà còn tức giận. Anh nói với cha mình: "Này, tôi đã phục vụ gia đình nhiều năm nay, và tôi chưa bao giờ làm trái ý cha, nhưng cha chưa bao giờ cho tôi một con dê, để ăn mừng với bạn bè tôi. Nhưng, với kẻ đã tiêu tán hết số tài sản đã được chia phần cho mình vào những cuộc ăn chơi với bọn gái điếm, thì cha lại giết bê chào đón nó.” 

Dụ ngôn kết thúc với việc người cha giải thích: “Nhưng thật thích hợp để ăn mừng và vui mừng, vì em trai con, đã chết và đang sống lại, đã mất và được tìm thấy." 

***** 

“Sự trở về của đứa con hoang đàng” của Rembrandt, từ cuối thế kỷ 19, là tài sản quý giá của Bảo tàng Hermitage ở St Petersburg-Nga. 

Sử gia nghệ thuật Kenneth Clark ca ngợi: “Đây là bức tranh mà những ai đã từng xem bản gốc ở St.Petersburg đều có thể được tha thứ vì cho rằng nó vĩ đại nhất trong số tất cả những bức tranh mà nhân loại từng biết đến...!” 

Còn sử gia nghệ thuật HW Janson thì viết: “Sự trở về của đứa con hoang đàng”, là bức tranh cảm động nhất của Rembrandt. Đó cũng là bức tranh tĩnh lặng nhất của ông-một khoảnh khắc kéo dài đến vĩnh hằng. Tinh thần của sự im lặng dịu dàng lan tỏa đến mức người xem cảm thấy có mối quan hệ thật gần gũi. Mối liên kết đó có lẽ mạnh mẽ và gần gũi hơn bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào trước đây." 

Linh mục người Hà Lan, Henri Nouwen (1932–1996) bị bức tranh cuốn hút đến nỗi cuối cùng ông đã viết một cuốn sách ngắn về “Sự trở lại của đứa con hoang đàng”, lấy các cảm nhận và sự xúc động trước tranh của Rembrandt làm cảm hứng. Ông bắt đầu bằng cách mô tả chuyến thăm của mình đến Bảo tàng Hermitage vào năm 1986, nơi ông có thể chiêm ngưỡng bức tranh một mình trong nhiều giờ... 

Nguyễn Hưng (Trích từ “Nghệ thuật Công giáo”)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1537,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,188,Cộng Đoàn,747,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,349,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1024,Hội Thánh,305,Kiến Thức,68,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1148,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,181,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4550,Suy niệm,1091,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,684,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,140,Tài liệu,516,Tập San Lên Đường,561,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,938,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1969,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1593,Video Nhạc - Phim,559,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: “Sự trở về của đứa con hoang đàng”- Tác phẩm vĩ đại nhất của Rembrandt (1606-1669)
“Sự trở về của đứa con hoang đàng”- Tác phẩm vĩ đại nhất của Rembrandt (1606-1669)
“Sự trở về của đứa con hoang đàng”- Tác phẩm vĩ đại nhất của Rembrandt (1606-1669)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwnVurwwr41Wnq7eSEfdapYSfO66HUq1iacev-PkFqAo1Lvdxotejts9oak9RTBHXLwbJeaxdqr57rg9-RHpVP0S5JOMGOT-7X9aazgHtCVl47b7FHx2lVAgLzV8Em_1PyqhEp7KExE2jXVhvGXDAMrkSgOaQjMli_CyRI5PSNJDfJRSRhC-LVZ_AP/w684-h841/HS%20Rembrandt%20=%201606-1669.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwnVurwwr41Wnq7eSEfdapYSfO66HUq1iacev-PkFqAo1Lvdxotejts9oak9RTBHXLwbJeaxdqr57rg9-RHpVP0S5JOMGOT-7X9aazgHtCVl47b7FHx2lVAgLzV8Em_1PyqhEp7KExE2jXVhvGXDAMrkSgOaQjMli_CyRI5PSNJDfJRSRhC-LVZ_AP/s72-w684-c-h841/HS%20Rembrandt%20=%201606-1669.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2023/03/su-tro-ve-cua-ua-con-hoang-ang-tac-pham.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2023/03/su-tro-ve-cua-ua-con-hoang-ang-tac-pham.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content