Mùa nước nổi (Tu xá Kênh Zêrô)

SHARE:

Mùa nước nổi (Tu xá Kênh Zêrô)

Giáo phận Long Xuyên
Tu xá Đa Minh Kênh Zêrô
Đặng Hà
Mùa nước nổi 
 
Hôm nay, giữa những ngày mưa lạnh lẽo của cơn bão số 6 cùng mùa nước nổi, mùa của những dòng nước phù sa tràn về trên khắp các cánh đồng. Đi đâu cũng thấy nước, nước mênh mông bát ngát, đục ngàu - mùa nước nổi,

- Chúa tôi, sao mưa nhiều thế. Chúng con lạnh run lên rồi! 

Nhưng chậm lại vài giây, tôi cảm thấy xấu hổ: “Có thế mà cũng than, anh em con sống trên cồn đất cuối ngàn, họ còn lạnh hơn con, đói nữa kìa”. Nhớ đến họ, tôi thấy lòng quặn lại, xót xa: “Cũng một kiếp người!”.




Chuyện là, cộng đoàn tôi có lên kế hoạch cho một buổi đi thăm anh em nghèo xóm nước nổi (không đi trong địa bàn giáo xứ như mọi khi). Những công tác chuẩn bị như lên kế hoạch quyên góp, liên hệ với cha phụ trách, mua quà… đã hoàn thành. 

Rồi ngày mong đợi đã đến. Sáng sớm, chúng tôi ăn vội chén cơm để đúng 7g15 lên đường với những món quà tuy nhỏ bé, nhưng thơm thảo của bà con trong xứ tiếp cho anh em nghèo. 

Xe chúng tôi dừng ở nhà thờ Du Đức. sau đó di chuyển bằng đò với sự trợ giúp của hai anh huynh trưởng (Cha xứ cắt đặt để tiếp các sơ). Đò chạy dọc K.8, sau đó hướng về K.6. Chúng tôi ríu rít nói chuyện về những sự lạ lùng mà chúng tôi nhìn thấy tại 2 ven bờ, 

- Chị ơi, sao rậm rạp thế này, sợ thế! 

- Chị ơi, em có cảm giác như mình đang đi vào rừng U Minh.

 - Chị ơi sao mình giống các chị du kích ngày xưa thế nhở!...”

Một quãng đường chèo thuyền rất xa, mênh mông nước, cây cối um tùm, lục bình kéo từng mảng bịt kín lối đi. Thế rồi, nơi cần đến cũng đã đến. 

- Chúa ơi, sao lại có cảnh khổ thế này nhở: 9 gia đình sống trên một chỏm đất ven bờ ruộng, dài khoảng 20m. 

- Ủa, thế này thì sinh hoạt làm sao, nước vào đến tận cửa nhà kìa. Chó gà, vịt đều trên chiếc giường tre với người. Tội nghiệp quá! 

Nghe tiếng người đến thăm, họ mừng rỡ túa ra cửa ngóng như kiểu “ngóng mẹ đi chợ về”. Chúng tôi trân trọng chuyển từng phần quà cho các gia đình, dưới sự hướng dẫn của anh trưởng đoàn. Đến từng nhà, chúng tôi đều trò chuyện, thăm hỏi động viên. Nhờ thế mà chúng tôi cảm nhận được nhiều hơn nỗi thống khổ mà người anh em chúng ta đang sống: cái nghèo đói, cái bệnh tật, cả sự nghèo hiểu biết đang cuốn lấy cuộc sống của người anh em nơi đây. 

- Chúa ơi, thật là chúng con đang nợ Chúa, nợ anh em con một món nợ mà cả đời chúng con trả cũng không hết “món nợ tình yêu”. Chúng con biết tạ ơn thế nào cho xứng với ơn đức tin, ơn được làm con Chúa, được hưởng tình yêu trọn vẹn của gia đình, được tiếp cận với thế giới văn minh. Và cái được hơn cả là được ở trong nhà Chúa: “Một ngày sống trong thánh điện quý giá hơn ngàn ngày nơi đâu khác.” Thế mà chúng con chưa biết sống tâm tình cảm ơn Chúa, cảm ơn Cha mẹ, cảm ơn Hội dòng. Chúng con ngại hy sinh, tính toán, thu vén cho bản thân, đặt cái tôi cá nhân lên trên lợi ích của anh em! Phải chăng những thiếu thốn, khổ cực, bệnh tật kia, chính những người anh em này đã gánh hết cho chúng con! “Chính chúng tôi đã nhận được chút gì từ ông lão.” 

Sau khi thăm hỏi mọi người, chúng tôi ra về và đi đến một xóm nhà lá khác. Một ông cụ đã hơn 70 tuổi, sống một mình trong chòi lá dựng tạm ven bờ sông. Cụ bị tai biến đã hơn hai năm, mọi sinh hoạt đều nhờ cả vào hàng xóm bởi cụ chẳng có gia đình con cái. Nhìn hình ảnh ông cụ, chúng tôi không khỏi quặn lòng: một ộng cụ bệnh tật, sống một mình, tóc tai bù xù, quần áo mốc đen, đôi môi tái nhợt, đôi bàn chân đen đúa thò ra khỏi giường là chạm đến nước. Nước sông đục ngàu, sủi bọt, lềnh bềnh lục bình và rác rưởi. Đau là thế, khổ là thế, thiếu thốn là thế. Vậy mà khi chúng tôi ra về, ông vẫn cố gắng đi ra khỏi chòi lá để tiễn chúng tôi, miệng nhoẻn cười mút cục kẹo mà tôi mời cụ. 

- Lần sau các cô lại đến nhé, đi mạnh giỏi hen! 






Chúng tôi ra về mà lòng như se lại. ông cám ơn chúng con ư? Không đâu, chúng con phải cám ơn ông ấy chứ. Vì nhờ ông mà con cảm nhận được, chạm được đến sự đau khổ, thiếu thốn của phận người. Cũng nhờ ông mà chúng con biết cảm thông, chia sẻ, liên đới với anh em. Ông đã cho con nhiều hơn ai hết. Nghèo thế, khổ thế, bệnh tật thế, nhưng ánh mắt ông đủ cho tôi thấy sự bình yên sâu thẳm, sự phó thác cho ông trời và hy vọng về một ngày mai tốt đẹp hơn. 

Mùa xuân có về nơi anh!

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Mùa nước nổi (Tu xá Kênh Zêrô)
Mùa nước nổi (Tu xá Kênh Zêrô)
Mùa nước nổi (Tu xá Kênh Zêrô)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjvbGkFkUL0uqlGfh9J55sthSsA0qjXE-DEUvqdMkTlCfSpuTyiSOb7ITfu7PCAETOeE9DhIO2em3vkoWahvfnIodd5La_U7-paEx6l34jSsPMsvpbxKs1p3hLrEsLo96ijUeuMl8KTmxN49_CPG9nzHmlMV1yQr7EXOh841ZPhMzZ2cLdvj0Km0Y8U/w631-h355/1.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjvbGkFkUL0uqlGfh9J55sthSsA0qjXE-DEUvqdMkTlCfSpuTyiSOb7ITfu7PCAETOeE9DhIO2em3vkoWahvfnIodd5La_U7-paEx6l34jSsPMsvpbxKs1p3hLrEsLo96ijUeuMl8KTmxN49_CPG9nzHmlMV1yQr7EXOh841ZPhMzZ2cLdvj0Km0Y8U/s72-w631-c-h355/1.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/11/mua-nuoc-noi-tu-xa-kenh-zero.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/11/mua-nuoc-noi-tu-xa-kenh-zero.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content