Nguyễn Trung Tây: Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai?

SHARE:

Nguyễn Trung Tây: Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai?

 Hình: Pins- Uploaded by Johnson Edward
□ Nguyễn Trung Tây 
Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai? 

...Môn trong tiếng Việt Nam mang ý nghĩa của cửa. Đệ là đồ đệ. Môn đệ do đó là danh từ chỉ về một người gia nhập hoặc thuộc về một môn phái... Lý Công Uẩn khi còn niên thiếu, xuất gia ở trong chùa, làm môn đệ của Sư Lý Khánh Vân. Mục Kiển Liên, một trong nhiều đại môn đệ của Đức Phật Thích Ca, đã từng phải đích thân đi vào trong địa ngục để cứu mẹ thoát khỏi hình phạt dầu sôi lửa bỏng dưới cõi âm ty. Máccô, người viết quyển Phúc Âm thứ nhất trong Tin Mừng Nhất Lãm, chính là môn đệ của thánh Phêrô.... 

Môn đệ, Tông Đồ, và nhóm Mười Hai không phải là những danh từ xa lạ với người Kitô hữu. Đặc biệt, Phêrô và Anrê; Giacôbê và Gioan, hoặc Giuđa người phản đồ, là những nhân vật trong nhóm Mười Hai Tông Đồ mà phần lớn người tín hữu chúng ta ai ai cũng biết.[1] Nhưng không phải lúc nào trong bốn bản Phúc Âm, nhóm Mười Hai cũng được gọi là tông đồ. Có bản Phúc Âm, nhóm Mười Hai được gọi là môn đệ; có bản Phúc Âm, tác giả gọi nhóm Mười Hai với cả hai danh xưng, vừa là tông đồ vừa là môn đệ. 

Minh họa cho nhóm thứ nhất, chúng ta có bản Tin Mừng theo thánh sử Gioan. Trong toàn bộ hai mươi mốt chương của bản Phúc Âm thứ Tư, thánh Gioan gọi tất cả những người trong nhóm Mười Hai là môn đệ. Nói cho chính xác nhất, danh từ tông đồ không hề xuất hiện trong bản Phúc Âm theo thánh Gioan. 

Minh họa cho nhóm thứ hai, chúng ta có ba bản Tin Mừng Nhất Lãm của ba thánh sử: Máccô, Luca, và Mátthêu. Theo như Máccô, vào một ngày kia Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai môn đệ, hai người đi với nhau, tới các thôn làng để rao giảng Tin Mừng (Máccô 6:7-13). Theo như Luca, sau một đêm cầu nguyện, Đức Giêsu chọn ra Mười Hai môn đệ. Mười Hai người này, Ngài gọi là tông đồ (Luca 6:12-16). Theo như thánh sử Mátthêu, thấy đám đông đi theo Ngài đông đảo, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Ngài phán, “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì thiếu”. Đức Giêsu bèn gọi Mười Hai môn đệ lại. Mười Hai người tông đồ, đứng đầu là Simon, tên gọi là Phêrô, anh ông Anrê (Matt 10:1-7). 

Trong tinh thần học hỏi và sống Lời Chúa, hiện tượng bốn bản Tin Mừng không thống nhất với nhau, trong khi sử dụng hai danh từ: tông đồ và môn đệ, dẫn tới một câu hỏi và cũng là đề tài mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài tham khảo này, đó là, “Môn đệ và tông đồ, người là ai?” 

I. Môn Đệ 

Môn trong tiếng Việt Nam mang ý nghĩa của cửa. Đệ là đồ đệ. Môn đệ do đó là danh từ chỉ về một người gia nhập hoặc thuộc về một môn phái. Lý Công Uẩn khi còn niên thiếu, xuất gia ở trong chùa, làm môn đệ của Sư Lý Khánh Vân. Mục Kiển Liên, một trong nhiều đại môn đệ của Đức Phật Thích Ca, đã từng phải đích thân đi vào trong địa ngục để cứu mẹ thoát khỏi hình phạt dầu sôi lửa bỏng dưới cõi âm ty. Máccô, người viết quyển Phúc Âm thứ nhất trong Tin Mừng Nhất Lãm, chính là môn đệ của thánh Phêrô. Riêng về danh từ môn phái, chúng ta có Hồng Thất Công trong Anh Hùng Xạ Điêu là trưởng môn của môn phái Cái Bang. Diệt Tuyệt Sư Thái trong Cô Gái Đồ Long là trưởng môn của môn phái Nga Mi. Đặc biệt nhất, Vua Trần Nhân Tôn, người hai lần đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, là trưởng môn của môn phái Trúc Lâm, môn phái thiền nổi tiếng của người Việt Nam. 

Một cách tương tự, môn đệ, μαθητής[2] (ma-thề-tệs), trong tiếng Koiné cũng có nghĩa là học sinh, đệ tử, đồ đệ. Thật sự ra, cả bốn thánh sử đều đã sử dụng danh từ μαθητής khi nhắc đến những người tin và đi theo Đức Kitô trong thời gian ba năm Ngài giảng dạy.[3] 

Nếu lồng cụm từ môn đệ của Tân Ước vào ngôn ngữ kiếm hiệp, chúng ta nhận ra cụm danh từ “môn đệ của Đức Giêsu” đồng nghĩa với cụm danh từ “môn đệ của Trưởng Môn Giêsu”. Nói một cách khác, trong môn phái Kitô, Đức Giêsu là Trưởng Môn độc tôn. Đại diện cho ngôi vị độc tôn này, chúng ta có những vị Giáo Hoàng. Phêrô là vị Giáo Chủ thứ Nhất. Đương kim Giáo Chủ hiện giờ là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. 

II. Tông Đồ 

Như đã được phân tích ở trên, chúng ta biết chỉ có Mười Hai người môn đệ trong số những môn đệ của Đức Giêsu được chính Ngài tuyển chọn, và Ngài gọi nhóm Mười Hai là tông đồ.[4] 

Tông đồ, trong tiếng Việt Nam, tông mang ý nghĩa tông truyền, chân truyền, hay là chính thống. Đồ là đồ đệ. Tông đồ do đó có nghĩa là đồ đệ trực tiếp hay chân truyền được truyền dạy bởi chính tay của sư phụ. Trương Tam Phong trong Cô Gái Đồ Long chỉ chọn lựa bẩy môn đệ chân truyền. Bẩy đồ đệ này do chính tay Trương Chân Nhân đích thân lựa chọn và truyền dạy võ thuật. Trong ý nghĩa chân truyền, bẩy người đồ đệ của Trương Tam Phong có thể được coi như là bẩy tông đồ. 

Tuy nhiên, tông đồ, ἀπόστολος, apóstòlọs, trong tiếng cổ Hy Lạp không có nghĩa là tông truyền hay chân truyền. Aπόστολος có nghĩa là người được Đức Giêsu mời gọi và sai đi với một sứ mạng. Theo như Máccô 3:13-18, chính Đức Giêsu đã đích thân đứng ra tuyển chọn nhóm Mười Hai môn đệ, và Ngài gọi họ là tông đồ. Thánh sử Máccô cũng thông báo cho độc giả Tin Mừng biết hai nguyên nhân đã khiến Đức Giêsu quyết định tuyển chọn Mười Hai tông đồ là bởi vì, (1). Ngài muốn họ ở với Ngài. (2). Đức Giêsu sẽ sai họ đi rao giảng Tin Mừng. 

Trong ý nghĩa vừa được phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu danh từ tông đồ mang ý nghĩa của một người được Đức Giêsu Kitô mời gọi và sai đi với một sứ mạng. Sứ mạng ở đây là rao giảng Tin Mừng và làm chứng nhân về một Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. 

III. Tông Đồ: Phaolô Tarsus, Maria Mađalêna, Phôtina 

A. Phaolô Tarsus 

Người Kitô hữu, ai cũng biết Phaolô không có tên trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ. Nhưng trong những lá thư gửi tới các tín hữu Kitô, nhà truyền giáo tiên khởi Phaolô luôn luôn tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô. Thí dụ, để bắt đầu những lá thư gửi tới cộng đồng Kitô thời tiên khởi, Phaolô hay viết dòng chữ, “[Tôi], Phaolô, tông đồ của Đức Kitô” (Rom 1:1, Gal 1:1, 1 Cor 1:1). 

Đương nhiên, Phaolô có những lý lẽ riêng khi tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô. Một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ câu chuyện trên con đường thiên lý dẫn tới thành phố Đamáscus. 

Theo như Tông Đồ Công Vụ 8, sau khi thánh tử đạo tiên khởi Stêphen nằm xuống cho một niềm tin, cuộc bách hại về đức tin bắt đầu bùng cháy và lan rộng ra khắp kinh thành Giêrusalem. Riêng Saolê, người Biệt Phái nhiệt thành xông đến từng nhà, bắt cả đàn ông lẫn đàn bà tống vào ngục thất. Chưa hết, Saolê còn xin phép các thầy Thượng Tế lên đường đi tới các hội đường của người Do Thái tại thành phố Đamáscus, bắt giam những người tín hữu, trói lại, giải về kinh thành Giêrusalem. Nhưng không ai ngờ, trên con đường dẫn đến thành phố Đamáscus, ông Biệt Phái của thành phố Tarsus thuộc quận Cilicia bị Đức Kitô Phục Sinh quật ngã trên đường đi. Và Đức Kitô Phục Sinh chất vấn người Biệt Phái, 

— Saolê, tại sao ngươi bắt bớ ta? 

Saolê hỏi lại, 
— Ngài là ai? 

Cuối cùng, Đức Kitô sai Saolê ra đi với một sứ mạng mới, sứ mạng rao giảng Lời Chúa và làm nhân chứng cho Đức Kitô Phục Sinh (Tông Đồ Công Vụ 9, 22, 26:14-18). Bởi được chính Đức Kitô Phục Sinh sai đi, mang ánh sáng Tin Mừng tới dân ngoại, mặc dù Phaolô không thuộc về nhóm Mười Hai tông đồ, thánh Phaolô luôn luôn tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô. 

B. Maria Mađalêna 

Theo như Gioan 20:1-18, sáng hôm đó trời còn tối, Maria Mađalêna một mình đi tới ngôi mộ. Cô thấy tảng đá che cửa ngôi mộ đá bị lăn sang một bên. Cô chạy về báo cho Phêrô và người môn đệ được Đức Kitô thương mến. Cả hai cùng chạy tới ngôi mộ đá. Cả hai không thấy gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống, và khăn liệm che đầu cùng những băng vải cuốn xác Đức Kitô còn để lại trong ngôi mộ. Hai người đàn ông bỏ về. Nhưng Maria Mađalêna quyết định ở lại quanh quẩn với ngôi mộ trống. Trong giây phút không ai ngờ, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra đàm đạo với cô. Ngài sai Maria Mađalêna ra đi với một sứ mạng, “Hãy đi tới với các môn đệ của ta và báo cho họ biết là ta trở về cùng Cha ta cũng là Cha của các con” (Gioan 20:17). Theo lời phán truyền của Đức Kitô Phục Sinh, Maria Mađalêna hân hoan, lên đường loan báo Đại Tin Mừng Phục Sinh tới những môn đệ của Đức Giêsu: “Tôi đã gặp Thiên Chúa”, cùng tất cả những điều Đức Kitô Phục Sinh đã truyền dạy cô vào buổi sáng sớm của ngày Phục Sinh hôm đó. 

Phân tích dưới lăng kiếng thần học, Maria Mađalêna cũng được coi là một tông đồ, bởi cô đã được Chúa Phục Sinh sai đi với một sứ mạng, sứ mạng rao giảng đại Tin Mừng Phục Sinh tới những người môn đệ của Đức Giêsu. 

C. Phôtina 

Theo Gioan 4:1-42, vào một ngày kia, Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài đi ngang qua một thành phố tên là Saikar. Lúc đó vào khoảng 12 giờ trưa. Đức Giêsu mệt mỏi, Ngài quyết định dừng lại bên bờ giếng của Giacóp. Lúc đó, các môn đệ của Người đi vào thành tìm mua lương thực. Bất ngờ Đức Giêsu thấy một người đàn bà xứ Samaria đi ra giếng lấy nước. 

Ngài nói với người phụ nữ, 
— Cho tôi miếng nước? 

Người đàn bà xứ Samaria hỏi, 
— Tại sao ông là một người Do Thái lại hỏi tôi, một người đàn bà Samaria, “Cho tôi miếng nước”? 

Đức Giêsu nói, 
— Nếu chị biết ai là người đang nói với chị, “Cho tôi miếng nước”, thì chị đã xin, và người đó sẽ cho chị nước hằng sống. 

Người đàn bà trả lời, 
— Thưa ông, ông không có gầu để múc nước, và nước giếng thì sâu. 

Câu chuyện giữa hai người tiếp nối cho tới lúc người đàn bà xứ Samaria bỏ lại gầu nước sau lưng. Người phụ nữ chạy về và nói với những người trong thôn làng,

— Hãy đi ra bờ giếng xem người đã nói với tôi tất cả những điều tôi đã từng làm. 

Theo lời mời gọi của người phụ nữ Samaria, dân chúng trong thành kéo nhau đi ra bờ giếng. Họ gặp Đức Giêsu. Và họ tin vào Ngài. 

Dựa vào định nghĩa thần học của danh từ tông đồ trong Tân Ước, người đàn bà xứ Samaria cũng được gọi là một tông đồ, bởi vì, (1). Bà đã là chứng nhân về một Đức Giêsu, Người đàn ông mà bà đã gặp bên bờ giếng. (2). Bởi chứng từ của người phụ nữ, nhiều người đã tới gặp Đức Giêsu. Họ tin vào Ngài. Và họ trở thành môn đệ của Đức Giêsu. (3). Hành động bỏ lại bên bờ giếng gầu múc nước, một trong những dụng cụ cần thiết cho đời sống của người phụ nữ vào thế kỷ thứ Nhất Công Nguyên đã được so sánh với hành động bỏ lại đằng sau lưng thuyền đánh cá của Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan, là những vật dụng cần thiết cho đời sống ngư phủ (Luca 5:1-11). Tất cả năm người này, người phụ nữ xứ Samaria, Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan, sau khi được Đức Giêsu lên tiếng mời gọi, họ sẵn sàng bỏ lại tất cả sau lưng những dĩ vãng để bắt đầu một đời sống mới trong Đức Giêsu, đời sống tông đồ, đời sống làm chứng nhân, và rao truyền hạt giống Tin Mừng tới khắp muôn dân. 

Tác giả Gioan không nhắc tới tên của người phụ nữ xứ Samaria. Nhưng theo các nhà thần học gia, người phụ nữ Samaria tên là Phôtina. Cô ta đã truyền đạo và rửa tội cho công chúa, con gái của Hoàng đế Nêro. Sau cùng, nữ tông đồ Phôtina mang đuốc sáng Tin Mừng tới thành phố Carthage. Vào cuối đời, bà đã chết tử vì đạo trong ngục thất tại thành phố Carthage.[5]

IV. Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai? 

Để chấm dứt bài Môn đệ, Tông đồ, Người là Ai?, người viết xin được hỏi bạn đọc hai câu hỏi có liên quan tới đề tài của bài tham khảo này, (1). Khi nào chúng ta trở nên môn đệ của Đức Kitô? (2). Khi nào chúng ta sẽ trở nên tông đồ của Đức Kitô? 

Về câu thứ nhất, xin thưa, đó là khi chúng ta nhận phép Rửa Tội. Khi nhận phép thanh tẩy, chúng ta trở nên môn đệ của Đức Kitô. Đó là lý do tại sao chúng ta được gọi là Kitô hữu, hay là anh chị em trong Đức Kitô. Trong ngôn ngữ kiếm hiệp, vào ngày rửa tội, chúng ta trở nên sư huynh, sư tỷ, sư đệ, và sư muội trong môn phái Kitô. 

Về câu thứ hai, xin thưa, đó là khi chúng ta nhận lãnh phép Thêm Sức. Vào giây phút lãnh nhận dấu ấn trên trán từ tay của Đức Giám Mục, chúng ta được Chúa Thánh Linh sai đi với một sứ mạng mới, sứ mạng làm chứng về một niềm tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Và chúng ta là những nhân chứng sống động cho niềm tin này. 

□ Nguyễn Trung Tây 

 chú thích 
[1] Danh sách đầy đủ của Mười Hai Tông Đồ xuất hiện trong Phúc Âm Nhất Lãm. Mátthêu 10:1-4; Máccô 3:13-18; Luca 6: 12-16. Tên của các tông đồ, tùy theo từng bản, được viết khác nhau. 

[2] Toàn bộ 27 bản Kinh Thánh của Tân Ước được viết trong tiếng Cổ Hy Lạp, Koiné (Koinê), có nghĩa là phổ thông. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ thông dụng của đế quốc La Mã vào những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên. 

[3] Thực sự ra những người môn đệ đi theo Đức Giêsu không phải là một con số nhỏ. Theo như Luca 10:1-12, Đức Giêsu đã từng sai bẩy mươi hai môn đệ đi tới những thôn làng và những địa danh để rao giảng Tin Mừng về Nước Trời và chữa lành các bệnh nhân. Cũng theo Luca 8:1-3, đi theo Đức Giêsu, ngoài nhóm Mười Hai Tông Đồ, còn có những người phụ nữ, Maria Mađalêna, Goanna, vợ của ông Chuza, người hầu của Vua Hêrôđê, Susanna, và nhiều người phụ nữ khác. 

[4] Theo như Máccô 6:7-13, một ngày kia Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai môn đệ, hai người đi với nhau, tới các thôn làng để rao giảng Tin Mừng. Mặc dù trong bản văn này, thánh sử Máccô không sử dụng danh từ tông đồ, nhưng trước đó, trong đoạn Máccô 3:13-18, tác giả đã nói cho độc giả biết nhóm Mười Hai này được Đức Giêsu chính tay tuyển chọn, và Ngài gọi họ là tông đồ. 

[5] Farmer, Craig. “Changing Images of the Samarian Woman in Early Reformed Commentaries on John,” Church History 65 (1996) 365-375.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1202,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4611,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Nguyễn Trung Tây: Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai?
Nguyễn Trung Tây: Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai?
Nguyễn Trung Tây: Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjLTGfmDChwpEiv7u7stXcWUrNO7bKcugoOcZ_MRJ5EcID_ztY4Bxjz6y3qD8Bajo7ke3vIfSi-MGYOJweK84xQKWWFqH5Q8WFglKGQhXvzkifRkTsWedshXAjKo804v-pVU4ZOW7cUMVs6xTzUJCmu1h6sGyvD9iWdg2CdLP3Hok-Y4oaRjrL_JalX/w678-h678/114kb%20-%20Johnson%20Edward.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjLTGfmDChwpEiv7u7stXcWUrNO7bKcugoOcZ_MRJ5EcID_ztY4Bxjz6y3qD8Bajo7ke3vIfSi-MGYOJweK84xQKWWFqH5Q8WFglKGQhXvzkifRkTsWedshXAjKo804v-pVU4ZOW7cUMVs6xTzUJCmu1h6sGyvD9iWdg2CdLP3Hok-Y4oaRjrL_JalX/s72-w678-c-h678/114kb%20-%20Johnson%20Edward.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/07/nguyen-trung-tay-mon-e-tong-o-nguoi-la.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/07/nguyen-trung-tay-mon-e-tong-o-nguoi-la.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content