Cha JB Nguyễn Thế Thiệp (DCCT) - vị thừa sai sống chết với người nghèo

SHARE:

Cha JB Nguyễn Thế Thiệp (DCCT) - vị thừa sai sống chết với người nghèo

FB Nguyễn Ngọc Nam Phong 
Cha Nguyễn Thế Thiệp (dòng Chúa Cứu Thế) - vị thừa sai sống chết với người nghèo 

“Con dâng mình con cho Chúa, cho Nhà Dòng, con đã thỏa mãn. Gia đình con thấy có người con, người cháu dâng trọn cuộc đời như vậy họ cũng vui mừng! Con xin từ biệt mọi người. Con xin lỗi mọi người!” Trên đây là những lời tâm sự sau hết của cha Gioan Baotixita Nguyễn Thế Thiệp, tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, vị linh mục đã sống nghèo và chết giữa dân nghèo. 


ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ 

Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thế Thiệp sinh ngày 25 tháng 3 năm 1936, trong một gia đình Phật giáo sùng đạo, có 9 người con, tại làng An Lộc, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; là con ông Nguyễn Thế Sấn và bà Võ Thị Con. 

Năm 1948, nhà nghèo, nhưng vì thấy con ham học, cha mẹ cậu đành gửi cậu xuống học tại một trường Công giáo tại thị xã Đồng Hới. Tại đây, ngoài việc học văn hóa, cậu được học thêm giáo lý. Ngày 24 tháng 4 năm 1949, cậu được lãnh bí tích rửa tội và nhận thánh Gioan Baotixita làm quan thầy. Năm 1952, cha cậu qua đời. Mồ côi cha, nhà đông con, mẹ cậu đồng ý để cha xứ gửi cậu vào học tại Đệ Tử viện Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Năm 1956, Đệ Tử viện Huế chuyển vào Vũng Tầu. Cậu cùng các chú đệ tử theo vào Vũng Tầu, tiếp tục quá trình học hỏi, tu luyện. Thời gian này, ba trong số các người anh của cậu lên đường ra Hà Nội đi lính Việt Minh. Qua thư từ, họ tìm mọi cách lôi kéo người em đi theo lý tưởng cộng sản, nhưng bất thành.

Ngày 15 tháng 08 năm 1958, đáp lại lời mời của Chúa qua các vị bề trên Dòng, cậu gia nhập Tập viện Dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt. Sau một năm tu tập, cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa, ngày 15 tháng 8 năm 1959, cậu tuyên khấn lần đầu trong Dòng, bắt đầu những năm tháng sống đời sinh viên Học viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Đà Lạt. Sau hơn năm năm sống trong Học viện Dòng Chúa Cứu Thế, ngày 19 tháng 12 năm 1964, thầy được Đức Tổng Giám mục Philíphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế phong chức linh mục tại Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Sau khi chịu chức linh mục, tân linh mục nhận bài sai về làm phó xứ giáo xứ Tùng Lâm Đà Lạt. Năm 1966, ngài chính thức ra phục vụ tại Châu Ổ và ở lại đó cho đến khi qua đời. 

THAO THỨC VÌ NGƯỜI NGHÈO

Châu Ổ vào những năm 1966 là vùng đất của chiến tranh và đói nghèo. Cái đói, cái nghèo vây bủa chung quanh. “Nghèo vì khí hậu, vì đất đai. Đói vì chiến tranh, vì tham nhũng, bóc lột. Đói nghèo nên phát sinh những con người lương tâm bệnh hoạn, những phong trào giải phóng đẫm máu và những tranh chấp đảng phái liên miên” (Nguyễn Thế Thiệp, Đòi hỏi đói nghèo cho chính mình tôi, Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 42, năm 1972, tr. 18-20.) 

Sinh ra trong cảnh nghèo, được đào tạo để trở thành tu sĩ nghèo, với sứ mạng phục vụ những người nghèo tất bạt, nay được gặp và sống giữa những người nghèo bằng xương bằng thịt, vị linh mục trẻ cảm thấy mình bị tra vấn: “Môi trường ấy thách thức tôi, tra vấn tôi. Nhiều lúc nó hành hạ và hạch sách tôi. Nó hung hãn như một con ngựa hoang, nó cay nghiệt như một con roi sắt.” (Ibid) Chiếc roi sắt của người nghèo, nhiều lần đã làm cho vị linh mục trẻ đau điếng, hối hận, chỉ vì một chút vô tình thiếu quan tâm tới anh chị em nghèo: “Một bữa trưa nọ, khi ghé lại Nhà Dòng Châu Ổ ăn cơm và nghỉ lại trưa. Trưa hôm ấy, quá nóng, trời khát nước. Tôi xuống nhà bếp hấp tấp, lấy nước, vô tình, nhìn qua cửa sổ ra ngoài, một cảnh đứt ruột đã đập vào mắt tôi. Bên tường nhà bếp, chỗ đổ rác, một em bé đang lý thú, khoan khoái... liếm một hạt xoài mà trưa nay chúng tôi ăn tại bàn, rồi đổ ra đó. Em ấy liếm đi, liếm lại như muốn nuốt luôn cả hạt xoài vào bụng. Tôi sợ hãi không dám nhìn em, tự cảm thấy mình có tội vì đã thiếu cẩn mật trước một hành động muốn dấu kín của một người chị em nhân loại. Tôi rùng mình tự hổ thẹn vì đã được ưu đãi hơn em một cách nhưng không. Biết đâu trái xoài ấy đã được tôi ăn, nay em ấy phải liếm lại lần nữa. Em ấy có tội tình gì mà phải chịu một hình phạt nhục nhã như thế! Và tôi, tôi có công lênh gì để được đặc ân ăn phần xoài ngon trước em, và nay, vì tội lỗi gì mà tôi phải liên lụy với em trong vụ liếm hột xoài phiền toái này: một mối liên lụy lương tâm, không cho phép tôi yên hàn, an lạc!” (Ibid) 

Ở LẠI GIỮA NGƯỜI NGHÈO

Làm sao có thể yên hàn an lạc, lương tâm không ray dứt, khi hằng ngày phải chứng kiến biết bao thảm cảnh của nghèo đói, bệnh tật, chứng kiến những anh chị em khi ăn phải “ngậm miếng cơm thật lâu trong miệng để thưởng thức mùi vị thơm ngon.” (Ibid) Đứng trước “tình cảnh xót xa, đứt ruột diễn ra thường ngày” ấy, vị linh mục trẻ, với biết bao ước mơ hoài bão, đã không thể cầm lòng, đã nguyện ở lại, mặc cho chiến tranh và cái chết đe dọa, để được cùng sống, cùng chết với dân nghèo: 

“Tôi ở lại... Tôi, một người Việt Nam. Đất nước tôi đang buổi chiến chinh. Đồng bào tôi, anh em ruột thịt một nhà đang mượn súng người ngoài để chém giết nhau. Đó là một thảm kịch lớn của lịch sử giống nòi; cũng như lịch sử não nề của những thời đau thương: Nam – Bắc phân tranh, kéo dài từ Trịnh – Nguyễn, đến Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Thảm kịch ấy đau thương lắm, quý hóa lắm cho con cháu đời sau, và giá trị lắm cho một nhân loại luôn khao khát hòa bình mà không bao giờ tìm thấy hòa bình... Và tôi, trong mối tình thâm sâu, thắm thiết của một người con dân nòi giống, tôi muốn thấy tận mắt, thấy tận nơi, nơi góc cùng ngõ hẻm, thấy tận chỗ đen tối nhất, chỗ khuất dấu nhất, thấy thảm cảnh chém giết đứt ruột giữa những người anh em. Tôi muốn làm chứng nhân âm thầm cho thảm kịch rợn rùng đến nỗi ai cũng kinh hoàng, khiếp sợ và không dám nhìn tận mắt. Đó là lý do thứ nhất khiến tôi ở lại. Còn một lý do khác kín đáo hơn, nhưng cũng phổ quát và thảm sầu hơn, vì nó thuộc phạm vi của lòng tin: tôi ở lại vì tôi là linh mục. Tôi là người đủ nguyện ước và cam kết hiến dâng cuộc đời cho sự sống cùng sự chết của nhiều người”. (Nguyễn Thế Thiệp, Nhật Ký Truyền Giáo, Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 62, tháng 7 năm 1974, tr. 13.) 


SỐNG CHẾT VỚI DÂN NGHÈO 

Chọn ở lại giữa dân nghèo, ngài cũng chọn cho mình một cuộc sống nghèo khó. Trong thời buổi hiện tại, thật khó tìm thấy một linh mục tu sĩ sống khó nghèo như ngài. Gia sản của ngài không có gì ngoài sách vở và những vật dụng thánh dùng trong các cử hành phụng vụ. Ngôi nhà ngài ở chính là một phòng học lợp tôn của ngôi trường Thăng Tiến năm xưa. 

Ở giữa dân nghèo, thấu cảm cảnh nghèo, chứng kiến cảnh “miếng cơm phải ngậm mà nghe”, buộc ngài – như ngài nói, phải chọn một lối sống không “quá tách biệt với dân chúng, ngay cả trong miếng cơm, manh áo”, bởi nếu không, đó sẽ là vết nhơ, là nỗi nhục, mà nỗi nhục về thức ăn, về nhà cửa, về lối sống thì thật bi đát và thậm tệ. Đó là một phản chứng của Tin mừng, vì chính “Chúa Kitô khó nghèo dẫn tôi đi trong những ngõ quặt nhờm gớm ấy.” (Nguyễn Thế Thiệp, Đòi hỏi đói nghèo cho chính mình tôi, Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 42, năm 1972, tr. 20.) 

Chọn sống nghèo để nên giống Chúa Kitô khó nghèo, nhưng “nhờm gớm cảnh nghèo”, ngài tìm mọi cách giúp đỡ anh chị em nghèo thăng tiến. Đối với ngài hai từ “cách mạng và thăng tiến” là hai từ thiêng liêng, là con đường Chúa Kitô mời gọi ngài cùng tiếp bước, để giúp dân nghèo thoát nghèo. Những năm trước 1975, khi hoàn cảnh còn cho phép, ngài tìm mọi cách thăng tiến dân nghèo. Tại Châu Ổ, ngài mở trường Phụng Sự. Tại Bình Hải, ngài xây nhà thờ, xây trường Trung – Tiểu học Thiện Mỹ, mở thư viện, làm sân bóng, thiết kế khu chăn nuôi, chế biến mắn. Ngài tổ chức tập đoàn Lưới Cao cho ngư dân. Bình Thạnh là nơi cuối ngài về, ngài mở trường Thăng Tiến, với mong muốn mở mang tri thức cho các trẻ em nghèo. Sau 1975, khi hoàn cảnh không còn cho phép, ngài tiếp tục tìm cách âm thầm giúp đỡ họ và hiện diện giữa họ như một chứng nhân trung thành. 

MONG CÓ MỘT HỘI THÁNH NGHÈO 

Sống nghèo, ngài cũng luôn mong có một Hội Thánh nghèo: “Hội Thánh của Tôi. Hội Thánh theo tinh thần của Tuyên ngôn Hội Đồng Giám mục tại Á Châu phải chăng là một Hội thánh phục vụ cho dân nghèo như lòng họ mong mỏi? Phải chăng là một Hội thánh của “Nỗi vui mừng và niềm hy vọng” đang lóe lên trong lòng họ.” (Ibid) 

Đối với ngài, Hội thánh muốn loan báo Tin mừng, trước hết và trên hết, Hội thánh phải đứng về phía người nghèo. Hội thánh phải xa tránh “phe nọ, phái kia”. Đó là một Hội thánh “luôn đứng ngoài và trên mọi tranh chấp trần gian”, bởi vì “Lời Chúa không vì một lý do gì mà phải bị giàng buộc, khiến cho người thợ rao giảng phải tự giam hãm mình vào đồn nọ, bót kia hay ấp chiến lược này hoặc khu định cư nọ. Lời Chúa phải thong dong bay khắp mọi chân trời góc biển, đi ruông qua khắp mọi ngõ hẻm hang cùng để đến với mọi tai phàm nhân loại mà loan báo ơn cứu độ phổ quát cho mọi tâm hồn.” (Nguyễn Thế Thiệp, Nhật Ký Truyền Giáo: Những Ngày Đây Đó, Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 64, tháng 9/74, tr. 24.) 

Chứng kiến những anh chị em Tin Lành, Phật giáo trên các nẻo đường truyền giáo, ngài thao thức: “Trên đường truyền giáo, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy và thèm thuồng, thấy những thầy truyền đạo Cao Đài, Phật Giáo len lỏi khắp lọi nẻo đường. Họ len mình quan mọi đoạn đường nguy hiểm, để khắp thôn cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng có vết chân của họ, vết chân mà đáng lẽ người tôi tớ của Hội Thánh phải in vết chân trên mọi nẻo đường Việt Nam”. (Ibid) ... 

VÀ CHẾT TRONG CẢNH NGHÈO

Sau 56 năm “in vết chân trên mọi nẻo đường” truyền giáo Châu Ổ, vị linh mục sinh ra trong cảnh nghèo, chọn một cuộc sống nghèo để phục vụ dân nghèo, và luôn đau đáu một ước nguyện thấy một Hội Thánh của người nghèo, đã an bình ra đi trong cảnh nghèo khó vào hồi 13 giờ 45 phút, thứ Ba, ngày 14 tháng 06 năm 2022, tại tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Châu Ổ, hưởng thọ 86 tuổi. 

Đối với các anh em tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ngài thực sự là vị chứng nhân của Chúa Cứu Thế, trong sự liên đới vì sứ vụ cho một thế giới bị tổn thương do chiến tranh, do bất công, do chủ nghĩa xã hội và nghèo đói. Cầu mong cho sứ vụ và tinh thần nghèo khó của cha tiếp tục là niềm cảm hứng và là động lực thúc đẩy mọi anh em tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế trong công cuộc loan báo Tin mừng trên quê hương Việt Nam hôm nay.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1210,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4619,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Cha JB Nguyễn Thế Thiệp (DCCT) - vị thừa sai sống chết với người nghèo
Cha JB Nguyễn Thế Thiệp (DCCT) - vị thừa sai sống chết với người nghèo
Cha JB Nguyễn Thế Thiệp (DCCT) - vị thừa sai sống chết với người nghèo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgUy0bn158M18Pne7PW1-04EgYqivYnj8O-cJ_NZ3LyZA5c2zXTzdrgR2BnvCbppdzP2_fPJvJ6LdNE2d1w-5sa2ktvs-yANkDEi6wbg_oEoCwlfo1N35SdMUec0IJil94nY7nXnlMajdCPHtKj7wG6-icbVeKVsqmhXeoLYa_SNlp6O2TPL4SVUp-a/w686-h941/288467815_5355087861181173_8375389761909719732_n.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgUy0bn158M18Pne7PW1-04EgYqivYnj8O-cJ_NZ3LyZA5c2zXTzdrgR2BnvCbppdzP2_fPJvJ6LdNE2d1w-5sa2ktvs-yANkDEi6wbg_oEoCwlfo1N35SdMUec0IJil94nY7nXnlMajdCPHtKj7wG6-icbVeKVsqmhXeoLYa_SNlp6O2TPL4SVUp-a/s72-w686-c-h941/288467815_5355087861181173_8375389761909719732_n.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/06/cha-jb-nguyen-thiep-dcct-vi-thua-sai.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/06/cha-jb-nguyen-thiep-dcct-vi-thua-sai.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content