Đào Nguyên Hà: Một chút suy tư về tuổi già

SHARE:

Đào Nguyên Hà: Một chút suy tư về tuổi già

FB: Michael Quang Nguyen 
Đào Nguyên Hà 
Một Chút Suy Tư Về Tuổi Già 

□ Và trước khi bắt đầu những dòng chữ đầu tiên của lá thư, tôi chợt nghĩ đến bạn, những độc giả. Giờ này bạn đang ở đâu? Làm gì? Suy nghĩ những chi? Bạn có những thắc mắc, băn khoăn như những tác giả xuất hiện trên Phố Gió không?... 

 __________tuyển tập PHỐ GIÓ 

Tôi còn nhớ rất rõ ngày Linh mục Giuse Nguyễn văn Thái dâng thánh lễ đầu tay tại cộng đoàn Công Giáo Mân Côi, Chicago. Bầu không khí ngày lễ thật tưng bừng náo nhiệt. Người đông, quần áo đẹp, nhà thờ trang trí lộng lẫy và thánh lễ mở tay rất long trọng. Vị giảng thuyết đến từ California , Linh mục nhạc sĩ Nguyễn văn Tuyên. Phần cuối của bài giảng cha Tuyên, với tư cách là người bạn đi trước nhắc nhở cho tân Linh mục rằng: “Con xin Cha hãy lưu tâm đến người già. Xin Cha đừng bỏ rơi người già. Cha hãy noi gương Cha Quản nhiệm Trịnh Thế Hùng. Mỗi chiều thứ Tư ngài đều dọn cơm và ăn chung với người già trong cộng đoàn”. Cả nhà thờ vỗ tay hoan hô tinh thần của Cha Quản Nhiệm. 

Lời nhắn nhủ đó khiến tôi bâng khuâng, suy tư và tìm hiểu hoàn cảnh của giới già; đặc biệt người già trên đất Hoa Kỳ. Mùa Hè năm nay tôi ghi danh tập huấn chương trình CPE (Clinical Pastoral Education) tại bệnh viện MacNeal. Hàng ngày đi thăm bệnh nhân, đa số là người già, tôi mới thấy thấm thiá lời kêu gọi quan tâm đến giới già của Cha Tuyên mà tôi nghe cách đây đã 4 năm. Ý thức được nhu cầu mục vụ cho lớp già là điều cần thiết, và tôi cũng mong ước được cùng bạn đọc chia sẻ chút suy tư về tuổi già với ước mong chúng ta hãy quan tâm đến những người già, họ thật sự cần rất nhiều sự nâng đỡ, đặc biệt về phần tinh thần. 

Hôm kia đi đám cưới gặp cô bé thật xinh. Vừa trông thấy mình, cô bé khép nép mở miệng, 

— "Chào chú ạ!" 

Nghe lời chào mình mới hay mình đã già. 

— Ông mà già cái nỗi gì. Tóc chưa bạc, răng chưa rụng. Ít nhất còn phải đi cầy hai mươi mấy năm nữa mới được hồi hưu hưởng phước. 

— Nói vậy chứ nghĩ đến lúc về già mà sởn tóc gáy. 

— Không lẽ ông mong chết non? 

— Mình chỉ mong được sống tới 60 tuổi rồi chết là vừa. 

— Ừ! Nhiều khi trông thấy người già thật là tủi thân. 

— Đau ốm triền miên, ăn không còn thấy ngon. Bạn bè thân quen lớp chết, lớp cách xa. Gặp nhau nói toàn chuyện “cổ tích” chẳng ai hiểu gì... 

Mẫu đối thoại này tôi nghe lóm được từ trong một quán ăn. Cả bạn nữa ít nhiều bạn cũng đã từng nghe hoặc chứng kiến cảnh khổ của người già. Nhắc tới người già tôi liên tưởng ngay đến câu: “Sinh, bịnh, lão, tử”. Là người không ai thoát khỏi luật tự nhiên này. Từ hư vô bạn sinh ra đời và nhận lấy sự khổ đau của kiếp người. Bạn chào đón cuộc đời bằng những tiếng khóc oe oe. Sao không để tôi là hư vô có còn hơn không? “Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá, thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá, có còn hơn không, có còn hơn không” (Thơ Nguyễn Tất Nhiên). Bạn không có sự chọn lựa giữa hư vô và làm người. Bạn mang lấy thân phận con người như là khởi điểm của đau khổ. Và từ đó bệnh tật đồng hành với bạn như một nhắc nhở vế sự yếu đuối của thân xác bạn. Tuổi già làm nổi bật sự bất biến của kiếp người. Khi bạn cảm thấy ngao ngán vì mình sắp già đi bạn mới có sự đồng cảm với lớp người già.

Người già, họ là ai? 

Họ là ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác của bạn. Họ cũng đã từng có một thời rất trẻ. Họ cũng có một quá khứ huy hoàng để hãnh diện và cũng có không ít hối hận, nuối tiếc xót xa. Họ đã sinh ra bạn, nuôi dưỡng bạn lớn khôn và giáo dục bạn nên người. Kính trọng tuổi già đó là bổn phận và trách nhiệm tự nhiên của kẻ hậu sinh. Người xưa thường nói “Kính lão đắc thọ”. Kính trọng cha mẹ già và hiếu thảo đó là bổn phận của kẻ làm con. Giới răn thứ 4 buộc chúng ta phải giữ đạo làm con; phải hết lòng yêu thương phụng dưỡng cha mẹ già. Khi sống thì cơm bưng nước rót; khi chết thì xin lễ, cầu nguyện cho cha mẹ mình. 

Họ là những người khôn ngoan. “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”. Sống lâu trên đời người già thường có rất nhiều kinh nghiệm về cuộc sống, kinh nghiệm của thành công cũng như thất bại. Cho dù với thời gian và với đà phát triển của xã hội tân tiến như hiện nay, kinh nghiệm của người già đôi khi lỗi thời; tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng cũng còn rất nhiều điều chúng ta phải học hỏi nơi những người già. Thực tế mà nói trong cuộc sống hiện nay trên đất Hoa Kỳ, các vị cao niên là những người bảo tồn văn hóa Việt, duy trì những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, và giữ gìn củng cố đời sống đạo đức trong gia đình. Sách Macabêô, quyển thứ II kể một câu chuyện rất hào hùng về một ông già tuổi đã 90 tên Êlêzairô. Lệnh vua bắt đạo, quan quân truy lùng bắt kẻ tin Chúa và ép buộc dân Do thái phải ăn thịt heo, trái ngược lại với phong tục của họ. Ông Êlêzairô bị bắt. Bạn bè thân thích thấy ông quá già yếu, không thể chịu được đòn roi mới khuyên ông giả vờ ăn thịt heo để khỏi bị tra tấn. Ông đã khẳng khái trả lời: “Ở tuổi tôi không nên giả vờ, kẻo giới trẻ tưởng lầm rằng Êlêzairô đã 90 tuổi mà còn sống theo lối sống của dân ngoại”. 

Họ là những người đang bị bỏ rơi. Chỉ cần rảo một vòng qua các viện dưỡng lão tại Hoa Kỳ, hay đưa mắt quan sát những người già đang sống chung quanh, bạn sẽ thấy rõ sự cô đơn của người già. Hình ảnh của họ thật thảm thương. Giống như con sói già không đủ sức lết theo bầy bị bỏ rơi lại phiá sau trong một góc rừng vắng. Nằm dõi mắt nhìn bầy sói con khuất dần, con chó sói già cô độc tru lên những tiếng kêu thảm thiết. Phần đông những người già Việt Nam sống trên đất Hoa Kỳ không nói được tiếng Anh, không lái được xe, và không còn khả năng hội nhập vào xã hội mới. Họ trở nên câm điếc, què quặt và sống dựa vào con cái. 

Trong khi đó, vì nhu cầu cuộc sống bên này, con cái phải đầu tắt mặt tối đi làm. Cha mẹ già ở nhà trở thành “vú em” bất đắc dĩ. Điện thoại reo hoảng hốt không dám nhắc, sợ Mỹ gọi! Cháu nói chuyện bằng tiếng Anh ông bà chẳng hiểu gì! Thấy bố mẹ già ở nhà một mình buồn thiu, con cái chẳng biết làm gì hơn là ôm về một đống băng phim truyện kiếm hiệp. Bố mẹ già giết thời giờ bằng cách thả hồn mơ mộng vào những tình huống éo le của phim truyện xa rời thực tế. Và còn nhiều những khổ đau lặng lẽ, âm thầm mà người già chẳng dám nói ra; còn người trẻ thì vô tình không hiểu được. Đại khái như, 

— Mẹ không nên dạy cháu như vậy. Trẻ con bên đây cách giáo dục nó khác...

— Bố mẹ ở nhà riết rồi buồn chết. Ngày mai con chở bố mẹ lại nhà thằng bạn cùng sở tham dự pa-ty cho vui; nhưng nhớ đừng hút thuốc và khạc nhổ bã trầu lung tung nhé... 

Có một bà mẹ già tâm sự với tôi: “Tôi đâu muốn mừng ‘bớt đê, bớt điếc’”. Chúng nó vẽ vời ra, mừng ngày sinh nhật thứ 70 của mẹ, chúng con chở mẹ đi “all you can eat” nhé. Xe chạy hơn tiếng rưỡi mới tới nơi. Chọn mãi mới kiếm được chỗ ngồi. Thằng con lăng xăng chạy đi lấy thức ăn. Nó bưng về cho bà cụ một diã càng cua đầy cao có ngọn... 

— Đồ biển, ngon mà mắc lắm đó mẹ. Ăn mấy thứ này đỡ lỗ tiền...

Khuôn mặt bà cụ chợt đổ dài và buồn thiu. Bảy mươi tuổi răng cỏ còn đâu mà gặm càng cua. Bà tủi thân ngồi chảy nước mắt thầm trách thằng con mắc dịch!!! 

Thật đáng yêu biết bao khi nghe các em Thiếu nhi Thánh Thể vẫn thường hát trong khi sinh hoạt: 

Con sợ quá mẹ ơi
Con sợ mẹ chóng già. 
Mẹ già như trái chín cây 
Gió đưa đưa mẹ rụng. 
Con rày rày mồ côi. 

Nỗi cô đơn của người già càng to lớn hơn khi ốm đau bịnh tật hoặc sống quá xa cộng đồng người Việt. Do đó bạn không lạ gì có rất nhiều người già không muốn sống bên này, nhất quyết đòi về Việt Nam. Dẫu sao ở Việt Nam người già đỡ tủi thân hơn. 

Là linh mục, tu sĩ, hay chủng sinh, bạn có khuynh hướng mục vụ nào để nâng đỡ người già. Đây là công việc bác ái nên làm và chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài những khó khăn về vật chất như: trụ sở, tiền bạc, chăm sóc sức khỏe...bạn còn phải tính đến phần tinh thần cho các cụ. Công việc này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, hy sinh thời giờ và phải biết quên mình.

Lời kêu gọi quan tâm đến người già không chỉ riêng cho các linh mục. Đó cũng là sự nhắc nhở chung cho mỗi người chúng ta. Bỏ rơi người già, theo tôi thiển nghĩ, đó là một trọng ti. Để kết thúc tôi xin kể lại câu chuyện cổ học tinh hoa mà vài người trong chúng ta đã từng nghe qua. 

Có một cặp vợ chồng trẻ sống chung với người bố đã già và một đứa con trai nhỏ. Ông bố già tay chân run rẩy, khi ăn thường hay làm bể chén và đổ vãi thức ăn. Hai vợ chồng rất lấy làm bực mình khó chịu. Anh chồng một hôm hì hục đẽo một cái tô bằng gỗ. Để rồi từ đó dọn riêng một góc nhà cho bố ăn cơm. Ông bố tủi thân ngồi ăn mà nước mắt chan hòa chén cơm gỗ! Ít tháng sau, vào một ngày nọ hai vợ chồng từ đồng rung trở về, cả hai cùng chợt trông thấy thằng con trai nhỏ đang loay hoay đẽo đục. Tò mò, cả hai vợ chồng mới hỏi đứa con: 

— Con đang đẽo cái gì vậy? 

Đứa con trai vui vẻ trả lời:

— Không có gì đâu. Con đang đẽo hai cái tô bằng gỗ, để dành mai mốt bố mẹ già con sẽ dọn cho bố mẹ ăn cơm. 

Hai vợ chồng trẻ nghe xong, bất chợt niềm hối hận dâng ngập tràn trong lòng. Từ đó họ không còn dám đối xử tệ với người bố già nữa. 

Bạn nghĩ gì qua câu chuyện này? Người vợ chồng trẻ đã quyết tâm thay đổi thái độ với ông bố già. Còn bạn thì sao? 

□ Đào Nguyên Hà

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Đào Nguyên Hà: Một chút suy tư về tuổi già
Đào Nguyên Hà: Một chút suy tư về tuổi già
Đào Nguyên Hà: Một chút suy tư về tuổi già
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgybMw26n_EXgAoyvXjAGRFdOE2gFKgdiA4tYiLBQlq9fu6rFwh3M1s7ppKBT1t4lYmd_CWIo61dc2JeotvYgyRCTfzmDuBjTnePfu-PhnapLvambU23QnJ-0OQvYEFz1gHsG3_r-lXGEkiPF3rqPDQL5-SXWc8J21sDwagZOGb0GSqzmYbxqCevZiN/w685-h685/IMG_3441%20(Medium).JPG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgybMw26n_EXgAoyvXjAGRFdOE2gFKgdiA4tYiLBQlq9fu6rFwh3M1s7ppKBT1t4lYmd_CWIo61dc2JeotvYgyRCTfzmDuBjTnePfu-PhnapLvambU23QnJ-0OQvYEFz1gHsG3_r-lXGEkiPF3rqPDQL5-SXWc8J21sDwagZOGb0GSqzmYbxqCevZiN/s72-w685-c-h685/IMG_3441%20(Medium).JPG
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/06/ao-nguyen-ha-mot-chut-suy-tu-ve-tuoi-gia.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/06/ao-nguyen-ha-mot-chut-suy-tu-ve-tuoi-gia.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content