Thuyết tiến hóa và sáng tạo con người theo quan điểm của Giáo hội.

Nguyễn Tuyền
(Tiền Vĩnh Thệ)
Thuyết tiến hóa và sáng tạo con người theo quan điểm của Giáo hội
Con người từ đâu mà có? Và có mặt trên mặt đất từ khi nào? Một câu hỏi khó và đã gây ra các cuộc tranh cãi gay gắt từ giữa thế kỷ XIX cho đến ngày nay vẫn còn tiếp tục. Từ khi thuyết tiến hóa chủ trương con người bởi khỉ mà ra, và nó như quả bom làm nổ tung cả công luận thế giới và đặc biệt hoang mang, gây khủng hoảng cho đức tin không ít của người Kitô Giáo. Bởi vì, nó đi ngược với khẳng định của Thánh Kinh và đe dọa mối duy nhất, thậm chí cho sự tồn tại Kitô Giáo.
Thuyết Tiến hóa vẫn là “Một câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ...” Khi nói về thuyết tiến hóa, Đức Piô XII có thể chấp nhận thuyết tiến hóa, nhưng “phải tin linh hồn do Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng.” Mà Đức Gioan Phaolô II chấp nhận nó như: “là một sự kiện được chứng minh có hiệu quả.” Tuy nhiên, ngài chấp nhận thuyết tiến hóa nhưng không hòa toàn như các nhà khoa học đưa ra, theo định hướng của thông điệp Humani Generis: “tin linh hồn do Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng.” Bên cạnh đó, trong tác phẩm mang tựa đề “Sáng tạo và tiến hóa”. Đức Bênêđictô XVI cho rằng, thuyết tiến hóa là thuyết không thể chứng minh đầy đủ được và khoa học không nhất thiết hạn chế cái nhìn tạo dựng của nhân loại. Cuối cùng, Đức Phanxicô nói với những người quy tụ ở Vatican - Các lý thuyết khoa học về Bigbang và tiến hóa không chỉ phù hợp với đức tin công giáo mà còn cần thiết để hiểu về Thiên Chúa. Nhưng điều đó không có nghĩa vũ trụ không phải là một công trình tạo dựng của Đấng Tạo Hóa. Dựa trên quan điểm của Giáo hội, thuyết tiến hóa không hề có mâu thuẫn với sự tạo dựng Giáo hội. Theo thời gian, con người đã tạo ra đủ thứ từ thô sơ cho đến hiện đại ngày nay để phục vụ cuộc sống của mình một cách tốt hơn. Những thành quả đó được ghi nhớ, đánh dấu qua từng thời đại. Chính những thành quả, giá trị ấy đã tạo nên các nên văn hóa phong phú khác nhau. Văn hóa đó không là một thực tại mà con người thừa hưởng do di truyền, nhưng được thu nhận qua học hỏi. Ngay cả sự gặp gỡ và đối thoại liên-văn hóa đang làm thay đổi về chất quan niệm gần như độc tôn của triết học Tây phương về con người mà G. Vattimo đã trình bày.
Ở thế kỷ XIX, những nhà thần học chú tâm vào vấn đề văn hóa vật chất và phi vật chất, chúng liên hệ chặt chẽ phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa cái đẹp, cái thiêng, cái tiện tích, cái trình độ tri thức. Họ nhìn ra sự đa dạng tạo nên nét đẹp của văn hóa. Ví dụ: sự ăn mặc, thực phẩm, trang trí, ngôn ngữ... Nhưng theo cái nhìn Kitô giáo, thì đó là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho con người, ngay từ con người khi được tạo dựng. Con người là sản phẩm của văn hóa, và nó không mâu thuẫn với đức tin Kitô giáo. Điều quan trọng hơn, văn hóa còn hội nhập với Tin mừng. Tin mừng không phân biệt nền văn hóa của các dân tộc, vì cơ bản mọi người là “hình ảnh của Thiên Chúa” (St 1:27). Sự hội nhập của Tin mừng thuận lợi và được bám rễ sâu vào văn hóa của mỗi dân tộc. Con người được gặp gỡ Thiên Chúa qua đời sống đức tin người kitô hữu, đã chỉnh đốm những điều xấu xa tội lỗi để thanh luyện, và nâng cao giá trị tốt đẹp và chân thực lên tầm mức cao hơn, và cũng siêu việt mọi nền văn hóa. Tin mừng không bị mắc nợ, hay bị đóng khung bởi bất cứ một nền văn hóa nhân loại nào.
Cho đến nay, đức tin vẫn luôn hội nhập với các nền văn hóa trên thế giới. Đức tin được gieo mần và lớn lên trong các bạn trên thế giới, mà vẫn không bị tục hóa. Chính vì thế, Giáo hội luôn giữ vững lập trường trung dung không nhìn nhận cũng không bác bỏ thuyết tiến hóa. Nhưng vừa thận trọng và cũng không cổ võ để chấp nhận hoàn toàn thuyết tiến hóa. Cho dù Thuyết tiến hóa vẫn có những cơ sở khoa học ủng hộ thuyết này. Nói về khoa học, thì chúng ta phải trở lại với thông điệp “đức tin và lý trí” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để hiểu. Thông điệp đó cho thấy, Giáo Hội không bác bỏ những gì thuộc về lý trí nhưng luôn xem nó như là một cánh của đôi cánh (cánh còn lại là đức tin) đưa con người đến với Thiên Chúa.
Mỗi người có cái nhìn riêng, suy nghĩ riêng tùy theo niềm tin và quan điểm của mình, điều đó làm cho cuộc sống thêm phong phú, thú vị. Cá nhân tôi, một người tu sĩ, với nếp sống đức tin từ nhỏ và tiếp tục nếp sống đó trên con đường dâng hiến và phục vụ Thiên Chúa. Tôi cho rằng tất cả là hồng ân Thiên Chúa đã thông ban cho con người, là loài Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài. Thiên Chúa cũng vẫn đang tiếp tục câu chuyện tạo dựng của Ngài nơi trần thế, và tác phẩm ấy ngày một hoàn thiện. Và tôi, cũng là một thụ tạo đặc biệt được cộng tác vào công trình ấy, như cây bút chì trong tay người thợ vẽ là Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể tạo dựng nên mọi sự, nhưng Ngài cũng cần đến cây bút để vẽ ra ý tưởng vả tác phẩm của mình.
****************************
1. Michael D.Moga, Những Câu Hỏi Khôn Cùng, Nhà xuất bản Phương Đông, Năm 2014
2. ĐỨC PIÔ XIlI, Thông điệp Dòng Giống Nhân Loại Humani Generis, 1950
Cf.http://w2.vatican.va/content/pius-xii/en/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_12081950_humani-generis.html
3. NGUYỄN VĂN CHIẾN, Quan Điểm Của Giáo Hội Về Thuyết Tiến Hóa, Ngày 4/1/2021 http://giaophanthaibinh.org/a728/QUAN-DIEM-CUA-GIAO-HOI-CONG-GIAO-VE-THUYET-TIEN-HOA.aspx
4. NGUYỄN HỮU QUANG. FSC, Nhân Học Triết Học, 2019, tr.138
5. LÊ AN HÒA, Đức tin Công Giáo và Thuyết tiến hóa, Truy cập ngày 7/1/2021, Tại Http://www.chungnhanduckito.net
6. ĐỨC PHANXICÔ, Thuyết Tiến Hóa Và Bigbang Phù Hợp Với Đức Tin Công Giáo. Ngày 16/03/2005
Cf. https://gxtanquy.com/goc-thao-luan/tin-ly/thuyet-tien-hoa-va-bigbang-phu-hop-voi-duc-tin-cong-giao.html
7. NGUYỄN HỮU QUANG. FSC, Nhân Học Triết Học, 2019
8. NGUYỄN HỮU QUANG. FSC, Nhân Học Triết Học, 2016, tr 380
9. BÙI VĂN NAM SƠN, Trò chuyện triết hoc tập 2, Nhà xuất bản tri thức, tr 14
10. NGUYỄN HỮU QUANG. FSC, Nhân Học Triết Học, 2016, tr 374-377
11. TRẦN NGỌC KHÁNH, Bài Giảng tại lớp Triết 1, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, Năm 2000, tr 10
12. THÂN VĂN TƯỜNG, Dẫn Vào Thần Học Hội Nhập Văn Hóa, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Năm 2004, tr 30
13. AN NHƠN, Đức Tin Hội Nhập Văn Hóa Hay Đồng Dạng Với Văn Hóa?, truy cập ngày 10/1/2021, tại http://daminhvn.net/suy-tu-nghien-cuu/duc-tin-hoi-nhap-van-hoa-hay-dong-dang-voi-van-hoa-6516.html
COMMENTS