1. Lm Nguyễn Trung Tây: một “nhà văn Công giáo” đặc sắc đương đại

SHARE:

1. Lm Nguyễn Trung Tây: một “nhà văn Công giáo” đặc sắc đương đại

Bùi Công Thuấn 
Nhà phê bình văn học 
Lm Nguyễn Trung Tây: một “nhà văn Công giáo” đặc sắc đương đại 

"Có thể khẳng định Lm Nguyễn Trung Tây là một “nhà văn Công giáo” đặc sắc đương đại, có nhiều đóng góp cho văn học Công giáo hôm nay. Truyện Nguyễn Trung Tây phản ánh một mảng hiện thực rộng của người Việt hải ngoại, đặt được những vấn đề xã hội, vấn đề văn hóa, tư tưởng liên quan mật thiết với đời sống người Việt. Ngòi bút Nguyễn Trung Tây có đóng góp đặc sắc về bút pháp, về sự thể hiện tư tưởng Thần học và Mỹ học Kitô giáo trong văn chương. Điều dễ nhận thấy ở trang văn Nguyễn Trung Tây là tính truyền thống và chất hiện đại, tính phóng khoáng về tư tưởng (tính dân chủ) song vẫn hết sức giữ gìn những giá trị dân tộc." 

Nhà văn-Lm Nguyễn Trung Tây là người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010 với bài viết “Mẹ, Mẹ Tôi”. Tác giả tự sơ lược về mình "Sinh tại Saigon, trưởng thành tại Sàigòn và San Jose, CA. Hiện đang làm việc tại Melbourne, Úc Châu." 

Thông tấn xã Công giáo VietCatholics cho biết: "Nhà văn Linh mục Nguyễn Trung Tây thuộc dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.” Hiện làm Giáo sư Kinh Thánh tại Đại Học Thần Học Yarra Theological Union, Melbourne, Úc Châu." 

Đó là những dòng giới thiệu tác giả của Viêt báo đăng trên đầu mỗi truyện ngắn của Lm. Nguyễn Trung Tây[1]. 

Phần I 

Tự truyện Nguyễn Trung Tây

Đọc một tác phẩm văn học, người đọc thường muốn biết về tác giả. Bởi tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn. Tác phẩm chứa đựng những trải nghiệm, những suy tư, những đặc điểm riêng về cá tính sáng tạo của nhà văn. Bối cảnh lịch sử xã hội và hoàn cảnh sống của nhà văn cũng chi phối quá trình sáng tác (việc chọn đề tài, nội dung, nhân vật, chủ đề, bút pháp, kiểu ngôn ngữ…). Một nhà văn Linh mục sẽ viết khác với nhà văn thế tục, bởi Linh mục viết dưới ánh sáng tư tưởng Thần học và Mỹ học Kitô giáo. Tác phẩm của nhà văn Linh mục là diễn ngôn loan báo Tin Mừng. Và một nhà văn hải ngoại sống tại Mỹ sẽ viết khác với một nhà văn trong nước, bởi sự khác biệt môi trường văn hóa, khác về những vấn đề xã hội được quan tâm, và đặc biệt là khác về độc giả. Nhà văn khi viết tác phẩm luôn hình dung ra đối tượng độc giả của mình. Độc giả Việt Nam ở Mỹ, sống trong môi trường văn hóa thực dụng Mỹ, có những mối quan tâm khác với người đọc Việt Nam trong nước. Cho nên phương pháp tiểu sử (Sainte Beuve-1804-1869) được dùng trong phê bình văn học sẽ giúp soi sáng nhiều điều. 

Truyện ngắn của Lm Nguyễn Trung Tây ghi lại khá rõ cuộc sống của nhà văn. Nhiều truyện ngắn gần như là “tự truyện”. Hãy nghe nhà văn kể về cuộc đời mình: 

“Tôi, Công giáo, ngôn ngữ bình dân gọi đạo gốc. Chào đời được mấy ngày, tôi được mang tới nhà thờ Châu Nam đổ nước trên trán, nhận phép thanh tẩy. Sinh ra tại bệnh viện Hùng Vương, rửa tội tại Hốc Môn, trưởng thành tại chợ Ông Tạ,…” (Truyện: 911 và sự thật). 

“…tôi sinh ra tại bệnh viện Hùng Vương, Chợ Quán. Những tháng ngày cuối của chín tháng mười ngày, Bố tôi ở trên Đà Lạt về không kịp. Mấy ngày liền, những cô y tá thấy chỉ có Mẹ và tôi (bơ vơ?) trong bảo sanh viện. Có lẽ mấy cô tiên áo trắng gọi, họp, bàn, và đoán: chắc cái cô (Bắc kỳ) này một lần (lầm) lỡ... "Hội đồng" họp, hội đồng quyết nghị! Cuối cùng một cô áo trắng, đại diện hội đồng, cầm tờ giấy Khai Sinh của tôi trịnh trọng mang vào phòng tặng Mẹ và tôi... Trên tờ khai sinh trắng tinh có con mộc đỏ chói, tên Bố để trống (đương nhiên). Tên Mẹ ghi rõ họ và tên: Hà... Tôi sinh ra tại bệnh viện Hùng Vương. Tên đầy đủ trên giấy Khai Sinh viết rõ: Hà Hùng Vương.”; “Bố tôi cũng đã từng bơ vơ nơi đất khách quê người sau một lần bỏ làng Sài Thị, Hưng Yên xuôi Nam bởi biến cố 54”.(Truyện: Bố). 

Tháng 5 năm 1985 Bố tôi mất!...xương cốt, và hiện giờ là bụi tro trong hũ sành đặt tại nguyện đường Phục Sinh của giáo xứ Lộc Hưng, Sài Gòn. 

“Tôi, tuổi mười ba, đã lạc khi nhìn thấy xe tăng T-54 lăn bánh trên đường Lê Văn Duyệt, một trong những đại lộ thủ đô Sài Gòn dẫn về tổng hành dinh của Nam Việt Nam, chính quyền hai đời Tổng Thống (nhân vật giờ thứ 25, không tính) mới vừa tuyên bố trên đài phát thanh, chúng tôi đầu hàng. Sài Gòn, 30 tháng 4, bầu trời xanh lơ trưa mùa xuân bỗng dưng mây đen kéo tới, xám đen âm u cả một góc trời thủ đô (đừng hỏi tại sao, tôi không dị đoan mê tín, tôi chỉ diễn tả những chi mình đã nhìn thấy vào giây phút ấy). Thành phố hỗn loạn trong cơn tháo chạy! Những cột khói bốc cao! Những khuôn mặt hốt hoảng! Những giọt lệ buồn tủi! Những tiếng kêu tuyệt vọng! Những tiếng hét kinh hoàng! Những tiếng đạn nổ tung xé rách toang thịt da! Tiếng đạn súng lục xuyên thẳng đầu người nghĩa khí chết theo thành! Những hàng người nối dài cho một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đậu cao trên nóc tòa nhà Đại Sứ Mỹ. Tựa như những chú ruồi nhằng bay rối loạn tung tóe trên một thân xác bắt đầu lạnh, bầu trời Sài Gòn bỗng dưng ngập tràn trực thăng di tản người thân ruột thịt!...” (Truyện: 40 năm hồn đi lạc). 

Ngày 30 tháng Tư năm 75, anh tôi, lính Thủy Quân Lục Chiến bước chân lên tàu tỵ nạn tại bến cảng Vũng Tàu ngay giờ phút Sài Gòn hấp hối (Truyện: 30 tháng Tư chữ trầm chữ thăng.). “…cuối thập niên 70, khi đó tôi vào tù ra khám như cơm bữa bởi tội vượt biên. Tệ hại nhất là lần bị bắt giam tại trại tù Tiền Giang năm 1978. Khi tôi được thả, trên người thiếu niên mới lớn chỉ còn trơ trọi bộ quần áo tù và một tờ giấy Lệnh Tạm Tha. Không có một đồng lận trong người để mua vé xe về lại Sài Gòn, tôi không còn chọn lựa nào khác, đành phải chìa tay…ăn mày…”(Truyện: Đám tang tử tế) 

Trong truyện Dấu chấm hỏi, tác giả nói rõ hơn: “… Nó sinh ra trong Nam, thế là lãnh đủ, dính trấu, dính nợ, dính nguyên con đuôi sao chổi bay qua quẹt ngang mặt, nát đời thanh niên! Từ những năm 1978 cho tới năm 1982, nó vào tù ra khám vì tội vượt biên như cơm bữa. Tù Gò Công, tù Tiền Giang, tù Hàm Tân. Bột mì trại giam nó ăn trắng con mắt. Hồi đó, bước chân ra khỏi nhà tù Tiền Giang, nó thanh niên trắng cả hai tay. Gia sản duy nhất dính trên người chỉ còn cái quần jean bạc thếch, áo thun lủng lỗ, và tờ giấy Lệnh Tạm Tha cầm chặt.

Ơi bần cố nông đời tù! 

Bước chân ra khỏi nhà tù, nó không có tiền để mua vé về lại Sài Gòn. Niềm vui được thả giờ biến mất. Trời xanh, mặt nó cũng xanh, xanh xao vì thời gian tù, xanh xao vì đói, xanh xao vì không có tiền mua vé xe đò.

Và nó mặt dầy mặt dạn lần bước ra chợ Mỹ Tho chìa tay ăn mày! Ơi quê! Ơi độn thổ! Nhưng biết sao bây giờ" Cứ giữ sĩ diện thì cầm chắc cái vé đi bộ một lèo từ Mỹ Tho về lại Sài Gòn”. 

“…Rồi năm 1979 phương Bắc, Đặng Tiểu Bình thực hiện câu đe dọa dạy cho Việt Nam bài học. Phương Nam, Pôn Pốt dàn quân chặt đầu Thanh Niên Xung Phong. Hai mặt trận cùng đánh, trên chọc xuống, dưới đâm ngang. Bạn thân cùng thời, mấy tên phủi chân nhảy lên bàn thờ biến thành ma không đầu hưởng nhang khói và chuối sứ. Nó, 18 tuổi, bị tổng động viên. Nhưng bởi nhát, sợ chết, nó trốn quân dịch. Lại một thời vất vả lao đao, chốn chui chốn nhủi như những con chuột sống dưới ống cống hầm cầu!”. 

Tác giả nói về tuổi 20 của mình: “Tôi cũng đã từng ở tuổi 20. Nhưng (tiếc quá!) tuổi 20 của một thời bể dâu; tuổi 20 mất niềm tin vào mình và vào người; tuổi 20 sợ hãi học đường và xã hội; tuổi 20 cương quyết bỏ đi, để lại sau lưng một quá khứ và hiện tại xám buồn trộn lẫn với một viễn ảnh tương lai bấp bênh. Sau mỗi lần vượt biên thất bại, thuyền gỗ lênh đênh trôi dạt về lại đất Mẹ, tuổi 20 chân đất bước xuống thuyền, hai tay bị còng, công an áp giải dẫn thẳng vào nhà tù Gò Công, Tiền Giang, và Hàm Tân; tuổi 20 làm bạn với muỗi, rệp, rán, chuột của xà lim và nhà tù ẩm thấp chật nghẹt tù nhân. ”(truyện: Duyên trời) 

Năm 1982 tác giả vượt biên: 


“Bữa hôm đó, tôi vượt biên…chuyến tàu Rạch Sỏi ngày 12/10/1982 (Truyện: Mẹ. Mẹ tôi). “…Khi đó thuyền gỗ không số nhổ neo tại Rạch Sỏi. Sau bốn ngày lênh đênh trên sóng biển xanh đậm đặc Vịnh Thái, thuyền viễn xứ đặt chân tới bến cảng Marang. Sau cùng, thuyền tỵ nạn đặt chân tới đảo Bidong, khoác lên người mã số PB 706 (Truyện: 30 tháng Tư chữ trầm chữ thăng). “Nó sống trong trại tỵ nạn Pulau Bidong, Sungai Besi của Mã Lai, rồi bay sang Bataan của Phi Luật Tân,..”;”Tháng 4 năm 1984, tôi đặt chân tới Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose”(truyện: Dấu chấm hỏi). 

Trong truyện Gốc Phi châu, tác giả kể lại công việc đi dạy thiện nguyện trong thời gian học ở Mỹ. Đó là một ngôi trường mà 98% là gốc Phi châu: “…cuối tuần thứ Sáu, em đón xe bus đi vào ghetto Nam Chicago, hướng dẫn Computer cho lớp Năm trường St. Elizabeth.

Năm sau, em thiên di về phiá đông nam, lái xe ba tiếng từ Phố Gió Chicago tiểu bang Illinois sang thẳng tới thủ phủ Indianapolis tiểu bang Indiana tham dự chương trình Internship. Lần này cũng dạy học, từ Mẫu Giáo cho tới lớp Tám tại trường St. Rita, tọa lạc trên đường Dr. Andrew Brown”.Tại đây tác giả gặp khó đủ điều. Nhiều học sinh “cá biệt”, tưởng phải bó tay, nhưng rồi cũng tìm ra “sách lược” cảm hóa bọn trẻ. Phụ huynh học sinh cũng “cá biệt” không kém, họ kiện lên Hiệu trưởng, và Hiệu trưởng “nói nhỏ” thầy, nhường nhịn phụ huynh. (Trả lởi phỏng vấn của Lan Vi ngày 05.01.2013 trên Vietcatholics, tác giả cho biết: “năm 1991 rời bỏ tất cả lên đường theo tiếng gọi của Thiên đàng”…”Tôi Bước lên bàn thánh 2002 tại Chicago, được biệt phái dạy học cho các thầy Ngôi Lời…” 


Đã có lần tác giả trở lại quê nhà. “…năm 2005 nó quay về... Bạn bè, nghe tin, rủ nhau hội ngộ ở công viên Lê Thị Riêng, Sài Gòn. Hai mươi năm không gặp. thời xưa. Trong lớp 10C3, khoảng bốn mươi mấy tên, nó học dốt nhất. Môn nào cũng đội sổ! Cuối lớp! Hạng bét! Dốt dột! Dốt đặc! Trong giờ thi, thi lớn thi nhỏ, thi giữa khóa, thi cuối năm, thi tú tài, thi vô đại học, nó chuyên viên chìa tay năn nỉ bạn trai cũng như bạn gái 10C3 cho cọp dê bài! Ôi thôi, thật là xấu hổ! Thế đấy! Nhưng, tình thiệt mà nói, những người bạn 10C3, nếu có cơ hội tới Mỹ như nó, giờ này, nói theo ngôn từ mắng mỏ mẹ nó hay mắng, "Mày chỉ có nước mà đi xách dép cho người ta!"(Truyện: Dấu chấm hỏi). 

Sau đó quay lại Mỹ, Lm Nguyễn Trung Tây đi phục vụ. “…hiện giờ tôi đang làm việc tại Úc Châu, từ những ngày của năm 2006. Và bây giờ 2016… Làm việc ở phố Melbourne được ba năm. Và bởi ngạt thở với đời sống chật chội phố phường, nhưng lại ước mơ được hít thở bầu trời mới, giữa tháng 12 năm 2009, tôi dọn nhà về Central Australia, sa mạc bao la, đất của người thổ dân Arrernte. Tôi đã dần dần biến thành thổ dân sa mạc: trời nóng, bật quạt và mặc quần đùi; trời lạnh, mặc vào áo khoác dầy cộm và đội mũ len lên đầu…”(Truyện: Tôi từ thiên đàng tới).


Trả lởi phỏng vấn của Lan Vi tác giả nói cụ thể hơn (đd): “Cuối 2009, tôi đã hoàn thành công tác mục vụ tại Melbourg. Sau đó tôi xin chuyển về vùng sa mạc trung tâm Úc châu, thành phố Alice Springs. Bắt đầu từ đó đến ngày hôm nay hơn 3 năm rồi, tôi làm việc với thổ dân.Tôi hiện sống với cộng đồng Ngôi Lời nhà thở Trái tim Đức Mẹ của phố Alice Springs. Tôi là phó xứ. Có một linh mục Ngôi Lời chánh xứ gốc Ba Lan và một cha Tuyên úy gốc người Nam Dương, coi sóc 2 giáo xứ: Trái tim Đức Mẹ và thánh Têrêsa. 3 năm truyền giáo, Chúa thương vẫn mạnh khỏe và ngọn lửa truyền giáo vẫn đang bùng bùng cháy trong hồn. Ở đây có 10 gia đình VN, có 3 gia đình Công giáo. Tôi đã sống San Jose (mũi phía Nam của Vịnh San Francisco), San Diego (nam Cali), Chicago (đông bắc bộ tiểu bang Illinois)”. 

Sau đó tác giả đến Philippines: Sau nhiều năm phục vụ tại vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là Tagaytay, Philippinnes…(lời giới thiệu truyện: 30 tháng 4 chữ trầm chữ thăng). 


“Có thời nó phụ trách môn Kinh Thánh tại Đại Chủng Viện Ngôi Lời, Iowa. Trường cũng có nhiều sinh viên gốc Việt Nam. Có mấy cậu hay đi theo chọc, 

- "Cha mà ở Việt Nam, giờ dám làm giám mục". 

- "Có mà! Giờ còn ở Việt Nam, dám chỉ cũng trà đá mía ghim!" 

"Ông Trời mà không mang mi đặt chân tới Mỹ, nặng lắm thì giờ này cũng đã nhảy lên bàn thờ ăn xôi nghe kèn, nhẹ lắm thì cũng trà đá mía ghim".(Truyện: Dấu chấm hỏi) 

Và nhà văn tự nhận xét về mình: “Tôi giờ tu sĩ bình bát, lang thang đó đây sống giữa và sống với những đời sống bên lề xã hội. Chín người con, trong đó, tôi thứ tám”(truyện: Bố) 

Phần “tự truyện” của tác giả kể trên vừa là câu truyện sinh mệnh của một người Việt di dân cuối thế kỷ XX, vừa giúp lý giải những giá trị của truyện ngắn Nguyễn Trung Tây. 

(Còn tiếp)

Xin mời đọc Văn xuôi Công giáo đương đại theo đường link: https://buicongthuan.wordpress.com/

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,757,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1035,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1208,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4617,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,949,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: 1. Lm Nguyễn Trung Tây: một “nhà văn Công giáo” đặc sắc đương đại
1. Lm Nguyễn Trung Tây: một “nhà văn Công giáo” đặc sắc đương đại
1. Lm Nguyễn Trung Tây: một “nhà văn Công giáo” đặc sắc đương đại
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj2HuOf4egaGUYanHCoup8rjvl5gTdKjfP7z2iiVjrOKeU4cXogGFo6IfyhnY_f5PQ6WuisgtqWoSJA-ru7JhtxHVUd4RplZOllyDRU3NtdNIumDgKQubGyKIUARjnV7Y-BwpHMboaQXfSPV4zEfle1OePneJ7mQ8S82W6y3LZGHtNszFj1np4sTkOm/w678-h986/LM%20NH%C3%A0%20v%C4%83n%20Ngu%E1%BB%B9en%20Trung%20T%C3%A2y.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj2HuOf4egaGUYanHCoup8rjvl5gTdKjfP7z2iiVjrOKeU4cXogGFo6IfyhnY_f5PQ6WuisgtqWoSJA-ru7JhtxHVUd4RplZOllyDRU3NtdNIumDgKQubGyKIUARjnV7Y-BwpHMboaQXfSPV4zEfle1OePneJ7mQ8S82W6y3LZGHtNszFj1np4sTkOm/s72-w678-c-h986/LM%20NH%C3%A0%20v%C4%83n%20Ngu%E1%BB%B9en%20Trung%20T%C3%A2y.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/05/lm-nguyen-trung-tay-mot-nha-van-cong.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/05/lm-nguyen-trung-tay-mot-nha-van-cong.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content