Hành trình từ bánh mì đến cơm

SHARE:

Hành trình từ bánh mì đến cơm

LM Nguyễn Trung Tây 
Hành trình từ bánh mì đến cơm 

Cuốn sách này là công trình nghiên cứu của tác giả tại Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời, thành phố Tagaytay, Philippines. 

Câu hỏi đầu tiên LM Antonio Pernia SVD, Giảng sư Cố vấn hỏi tác giả trong lần gặp gỡ đầu tiên là: "Có tới bảy dấu lạ trong Tin Mừng Gioan, tại sao lại chọn phép lạ Hóa Bánh Mì Ra Nhiều?" Tương tự như vậy, độc giả cũng có thể có cùng một câu hỏi trong khi liếc nhìn tựa đề, “Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn Hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì Ra Nhiều trong Gioan 6.” 

Thứ nhất, câu trả lời cho câu hỏi này có liên quan đến thời thơ ấu của tác giả. Có một thời gia đình tác giả đối mặt với nhiều khó khăn để có được những chén cơm trắng trên mâm cơm gia đình. Tác giả vẫn nhớ rõ khuôn mặt thân mẫu chuyển màu xanh nhợt mỗi khi người chị thông báo, "Mẹ ơi! Nhà mình hết gạo rồi!" Là nội tướng của một tổ ấm với chín thành viên, bao gồm cả bản thân bà, thân mẫu tác giả có đủ lý do để lo sợ đến nỗi khuôn mặt đổi màu tái xanh khi được thông báo bản tin. Cũng bởi trong tâm thức của người Việt, nếu không có nồi cơm trắng bên cạnh mâm cơm, nạn đói đang đứng gõ cánh cửa căn nhà.

Thứ hai, kinh nghiệm thời thơ ấu vừa diễn tả gợi nhớ đến một khoảng thời khắc khác, khi đó tác giả đang theo học một lớp Kinh Thánh trong đại chủng viện. Bởi học, tác giả mới biết Đức Giêsu của cả bốn bản Tin Mừng không ăn cơm nhưng bánh mì trong những bữa ăn thường nhật. Vào giây phút đó, giống như một người bất chợt “ngộ,” tác giả vỗ nhè nhẹ vào trán rồi nói với chính mình, "Đó là lý do đã giải thích tại sao trong tất cả các bữa ăn mà Ngài chia sẻ với những người môn đệ, bạn bè và nhiều người khác trong xã hội Do Thái, bánh mì đã được dọn ra." Bởi thế, tác giả cũng hiểu lý do tại sao Đức Giêsu trong Tin Mừng Gioan 6 tuyên bố với người Do Thái ở Caphácnaum: "Ta là bánh mì hằng sống" (Gioan 6:35). Trải nghiệm thời thơ ấu khó khăn cùng với kiến thức căn bản về Đức Giêsu ăn bánh mì hằng ngày đã gợi dậy trong tâm thức tác giả tư tưởng lên đường cho một hành trình, tác giả gọi, "từ Bánh mì đến Cơm." 

Thứ ba, tư tưởng lên đường lại càng trở nên mãnh liệt hơn khi tác giả học và biết rằng “không có [‘cái’ gọi là] ‘thần học,’ [nhưng] chỉ có thần học bối cảnh,"[1] một nền thần học cố gắng để hiểu và diễn tả đức tin Kitô trong một bối cảnh cụ thể. Trong khi thần học cổ điển chỉ bao gồm hai nguồn thần học “Kinh Thánh và Truyền thống,"[2] thần học bối cảnh bao gồm ba nguồn thần học: “Kinh Thánh, Truyền thống và kinh nghiệm con người [vào thời điểm] hiện tại.”[3] Mục cuối cùng trong danh sách bộ ba này chính là bối cảnh đức tin Kitô giáo mà tác giả vừa nhắc tới. Thông qua bối cảnh hóa thần học, những người thuộc về một nền văn hóa với kinh nghiệm riêng biệt sẽ dễ dàng hơn để nắm bắt mặc khải của Thiên Chúa qua Đức Giêsu (như đã được mô tả trong Phúc Âm) trong bối cảnh văn hóa xã hội của chính họ. Thần học bối cảnh, do đó không phải là một lựa chọn, mà là một nền thần học phải được xây dựng và phát triển.[4] 

Thứ tư, trong thời gian theo học tại Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời, tác giả học và biết rằng khởi đầu từ Công đồng Vatican II, Giáo Hội đã chỉ thị rõ ràng cho tín hữu Kitô thực hiện sứ mệnh truyền giáo bằng phương thức hội nhập văn hóa. Qua văn kiện Gaudium et Spes (GS) Công đồng Vatican II tuyên bố: “Giáo Hội đã sớm học được từ lịch sử của chính mình để thể hiện thông điệp Kitô giáo trong những khái niệm và ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau, và cố gắng làm rõ thông điệp ấy dưới ánh sáng khôn ngoan của các triết gia địa phương" (GS 44). Hơn thế nữa, các vị Thượng phụ Công đồng còn nhắc nhở các nhà truyền giáo trong thế giới đương đại rằng hội nhập văn hóa không được coi là một lựa chọn, nhưng "phải là luật của sứ vụ truyền giáo" (GS 44). Tương tự như vậy, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) kêu gọi các nhà lãnh đạo của các Giáo hội Châu Á rằng để rao giảng Tin Mừng tới người Châu Á, "chúng ta phải làm cho thông điệp và cuộc sống của Đức Kitô thực sự hiện thân trong tâm trí và đời sống của các dân tộc."[5] Trong cùng một tâm tình, các Đức Giám mục Châu Á của Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á họp tại Rôma năm 1998 đã đề nghị thực hiện sứ vụ truyền giáo bằng phương cách đối thoại văn hóa. Các ngài do đó đưa ra những hình ảnh của Đức Giêsu "dễ hiểu đối với tâm trí và văn hóa châu Á, đồng thời, [vẫn] trung thành với Kinh Thánh và Truyền thống."[6] Hai trong số này đề cập đến Đức Giêsu là “Đấng Hướng Dẫn Tâm Linh” và Đức Giêsu là “Đấng Giác Ngộ,” có thể được xem như Đức Giêsu là “Đạo Sư” và Đức Giêsu là “Đức Phật.” 

Với kinh nghiệm thời thơ ấu của tác giả; những kiến thức phổ biến về Đức Giêsu và chế độ ăn uống hằng ngày của Ngài; thần học bối cảnh; và những huấn lệnh của Giáo Hội về hội nhập văn hóa, tác giả hành trang lên đường cho "Hành trình từ Bánh mì đến Cơm" thông qua công trình nghiên cứu về “Tin Mừng Hóa Bánh Mì Ra Nhiều trong Gioan 6” trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. 

Qua cuốn sách này, tác giả đề nghị một phương thức truyền giáo mới trong Giáo hội Việt Nam. Đó là Đối thoại với Văn hóa Việt Nam. Qua đó, Tin Mừng được đọc, phân tích, và cảm nghiệm dưới con mắt và con tim của những người sống trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. Bởi thế, tác giả nghiên cứu chủ đề “Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn Hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì Ra Nhiều trong Gioan 6.” Từ những điểm hội tụ giữa bữa ăn Việt Nam và bữa ăn của người Do Thái trong Gioan 6, tác giả giới thiệu tới độc giả một thuật ngữ chuyên môn Khuyếch Đại Truyền Giáo (Missiological Amplification).[7] 

Văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước. Bởi thế, gạo là lương thực chính của người Việt. Người Việt Nam căn bản ăn cơm ngày ba bữa, sáng, trưa, chiều. Trong tâm thức của người Việt, một bữa ăn không phải là một bữa ăn nếu họ không được ăn ít nhất một chén cơm trắng. Một ổ bánh mì, trong tâm thức của người Việt, không thể lấp đầy cái bụng trống rỗng. Nói một cách đơn giản, khi người Việt đói, họ sẽ tìm kiếm một chén cơm trắng. Cơm không chỉ có ý nghĩa đối với người sống mà còn cả với người chết. Trong một đám tang, người ta có thể nhìn thấy trên nắp áo quan một chén cơm trắng được đặt trước di ảnh của người quá cố. Thức ăn chính của người Việt Nam bao gồm: cơm, rau và cá. Tuy nhiên, một bữa ăn thanh đạm có thể chỉ bao gồm cơm trắng và một chén nước mắm nhỏ. Bởi thế, gạo rất quan trọng đến nỗi sự vắng mặt của cơm trắng trong bữa ăn hằng ngày có thể được hiểu đây là một dấu hiệu của một nạn đói. 

Bánh mì là lương thực chính của người Do Thái; bánh mì là linh hồn trong mọi bữa ăn của người Do Thái. Bánh mì được nướng và phục vụ trong mỗi bữa ăn của người Do Thái. Các món ăn khác có thể được bỏ qua trên bàn ăn, nhưng bánh mì phải luôn luôn có mặt. Bánh mì có ý nghĩa quan trọng đến mức nếu gặp hoàn cảnh bất ngờ, một bữa ăn của người Do Thái có thể được phục vụ chỉ với bánh mì. Đó là lý do tại sao độc giả Kinh Thánh nhận ra bánh mì xuất hiện trong bữa ăn của Tin Mừng Gioan 6. Trên tất cả, bánh mì là thứ mà người Do Thái tiêu thụ để sinh tồn. Bởi thế, sự vắng mặt của một ổ bánh mì trên bàn ăn có thể được coi là một dấu hiệu của nạn đói. Đức Giêsu sử dụng hình ảnh bánh mì trong bài diễn văn Bánh Mì Hằng Sống trong Tin Mừng Gioan 6 vì bánh mì là một thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống của người Do Thái. Khi Ngài nói, "Ta là bánh mì hằng sống," Đức Giêsu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chúa Giêsu: Ngài là bánh mì nuôi dưỡng sự sống đời đời. Nếu không có Đức Giêsu, bánh mì ban sự sống, không ai có thể sống sót. 

Luận bàn về phương cách truyền giáo bằng đối thoại văn hóa, Louis Luzbetak lập luận, “Tin Mừng phải được rao giảng tới con người [trong bối cảnh của] con người và nơi họ sinh sống tại thời khắc và địa điểm đặc biệt này.”[8] Tương tự như vậy, Paul Hiebert khẳng định, “có một khoảng cách giữa các nền văn hóa đương đại và bối cảnh xã hội mà Kinh thánh dựa trên.”[9] Do đó, Edgar Javier đề nghị, “khoảng cách này nên được thu hẹp để mọi người có thể đón nhận Tin Mừng nơi đây và bây giờ — đó là nơi mọi người đang sinh sống.”[10] Truyền giáo bằng cách đối thoại văn hóa là một quá trình giới thiệu Tin Mừng tới một nền văn hóa đặc thù. Vì vậy, Antonio Pernia tin rằng nếu Ngôi Lời dựng lều giữa chúng ta (Gioan 1:14), đức tin Kitô Giáo cũng nên tìm ra một ngôi nhà giữa những ngôi nhà của những người thuộc nền văn hóa đó.[11] Stephen Bevans xác định: “ở một thế giới bị ràng buộc bởi lịch sử và văn hóa và một ngôn ngữ đặc thù, Thiên Chúa đang cất tiếng nói.”[12] 

Trong thế giới của người Việt Nam, bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp lúa nước, và sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, tác giả qua luận án triển khai Khuyếch Đại Truyền Giáo của Tin Mừng Gioan 6 trong văn hóa Việt Nam. Khuyếch Đại Truyền Giáo này bao gồm hai khía cạnh.

Thứ nhất, bữa ăn “Hóa Bánh Mì Ra Nhiều trong Gioan 6” hoặc “Bữa Ăn Thánh Thể [của Bánh Mì]” cũng có thể được nhìn dưới lăng kiếng truyền giáo là "Bữa Ăn Thánh Thể của Cơm" hay “Bữa Cơm Thánh Thể;” 

Thứ hai, Đức Giêsu trong Gioan 6 có thể được hiểu là "Chúa Giêsu, Cơm Hằng Sống" trong văn hóa Việt Nam. 

Ý nghĩa thần học của Khuyếch Đại Truyền Giáo là bất cứ ai tham dự vào "Bữa Cơm Thánh Thể " và ăn "Cơm Hằng Sống" sẽ không bao giờ đói nữa. Và trên tất cả, họ sẽ nhận được sự sống đời đời. 

“Hành trình từ Bánh mì đến Cơm” đã kết thúc khi tác giả viết Lời Nói Đầu. Một mặt, hành trình đã kết thúc. Mặt khác, hành trình vẫn tiếp tục, mặc dù không còn tập trung vào Tin Mừng Hóa Bánh Mì ra nhiều trong Gioan 6 nữa. Mà thay vào đó là những cuộc thảo luận thần học khác trong bối cảnh của văn hóa Việt Nam. Nói một cách khác, tác giả sẽ tiếp tục đối thoại với văn hóa Việt Nam, với niềm hy vọng Phúc Âm viết trong bối cảnh Do Thái có thể, theo như lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, dần dần mang đậm "khuôn mặt và da thịt [Việt Nam]" cho lợi ích của sứ vụ rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam.[13] 

Xin cũng được nói về danh từ “bánh mì” trong luận án này. Tin Mừng trong văn bản tiếng Việt sử dụng danh từ “bánh” khi dịch chữ “bánh mì/artos” trong văn bản tiếng koine Hy Lạp; thí dụ, “Ta là bánh hằng sống.” Bài nghiên cứu phân tích nét văn hóa của hai bữa ăn giữa người Do Thái và người Việt Nam. Trong khi người Do Thái sử dụng bánh mì làm lương thực chính, người Việt ăn cơm. Bởi thế tác giả sử dụng danh từ “bánh mì” trong toàn bài nghiên cứu này. 

Luận án đã trở thành một hiện thực qua sự hướng dẫn của LM Antonio Pernia, SVD; LM Edgar Javier, SVD; và công trình dịch thuật của Thầy Giuse Lê Phạm Viết Hoàng, OFM Conv.; LM Nguyễn Duy Khương; Thầy Đào Duy Thiện, SVD; và anh Nguyễn Quang Định. Tác giả cám ơn LM Phan Đình Cho và LM Trần Quốc Anh, SJ đã viết Lời Giới Thiệu! Cũng không thể bỏ quên 18 tham dự viên người Việt Nam sinh sống tại Úc Châu, Philippines, Rôma, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trả lời những câu hỏi Phỏng Vấn liên quan đến chủ đề. Xin Đức Giêsu, Cơm Hằng Sống trả công không chỉ 5 chén nhưng nhiều chén cơm khác tới các cha, thầy, anh Định và 18 tham dự viên của phần Phỏng Vấn. 

LM Nguyễn Trung Tây 
Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời, Tagaytay, Philippines
_____________________ 

[1] Stephen B. Bevans, Models of Contextual Theology (Manila: Logos Publications, 2003), 3. 
[2] Ibid. 
[3] Ibid., 4. 
[4] Ibid., 3. 
[5] Xem FABC, Evangelization in Modern Day Asia, in For All the Peoples in Asia 1, Gaudencio Rosales and C.G. Arevalo, eds. (Quezon City: Claretian Publications, 1997), no. 12. Henceforth, reference shall be “FAPA-1.” 
[6] Pope John Paul II, Apostolic Exhortation on Jesus Christ the Savior and His Mission of Love and Service in Asia Ecclesia in Asia, AAS 92 (2000), no. 20. 
[7] Pope John Paul II, Ecclesia in Asia, no. 20. 
[8] Louis Luzbetak, The Church and Cultures: New Perspectives in Missiological Anthropology (Maryknoll, New York: Orbis Books, 1988), 44. 
[9] Paul G. Hiebert, Anthropological Insights for Missionaries (Grand Rapids, Michigan: Baker Book House, 1985), 16. 
[10] Javier, Anthropology and Mission: A Primer for Incarnational Missionaries (Manila: Logos Publications, 2018), 80. 
[11] Antonio M. Pernia, “The State of Mission Today,” DIWA 39, nos. 1 and 2 (May and November 2014): 85. 
[12] Bevans, Models of Contextual Theology, 61. 
[13] Nguyễn Trung Tây, “Khuôn Mặt và Thịt Da Việt Nam,” Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 401 (January 2020): 44.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,757,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1035,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1208,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4617,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,949,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Hành trình từ bánh mì đến cơm
Hành trình từ bánh mì đến cơm
Hành trình từ bánh mì đến cơm
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidkHzcIjIQtv9GBm8Ng7Ff-wzO7CelCkmLx4MtM06f1KJWpoWai6pGftdSSr-0Zu4PPnhg2p6wYD_3BhpvS6XWk6bU2tUekkEn2ElTvWs2j591sVRbp0UBryM1C8HoeHTcgU31Z8ODltqpORQg03hxBkrhYL072AOpz4C-nYDhSDTZdX3tc-RalWwy/w694-h1063/Slide2.PNG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidkHzcIjIQtv9GBm8Ng7Ff-wzO7CelCkmLx4MtM06f1KJWpoWai6pGftdSSr-0Zu4PPnhg2p6wYD_3BhpvS6XWk6bU2tUekkEn2ElTvWs2j591sVRbp0UBryM1C8HoeHTcgU31Z8ODltqpORQg03hxBkrhYL072AOpz4C-nYDhSDTZdX3tc-RalWwy/s72-w694-c-h1063/Slide2.PNG
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/05/hanh-trinh-tu-banh-mi-en-com.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/05/hanh-trinh-tu-banh-mi-en-com.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content