Góc văn chương - Ông thầy triết đáng ghét!

Góc văn chương - Ông thầy triết đáng ghét!

Christine Can 
Ông thầy Triết đáng ghét! 

P. 1 
✅Những năm đầu đại học, chúng tôi, những sinh viên của trường đại học Tổng Hợp Sài Gòn, đặc biệt những sinh viên của khoa triết và văn chương. Những sinh viên ở Đại học, không bị gò bó như thời trung học, không còn học thuộc lòng, hoặc phải bị trả bài, hay về nhà phải làm vô số bài tập! đến phát bệnh! Thầy cô ở trung học, rất nghiêm khắc và nguyên tắc nhưng rất đáng kính. Ngược lại, các giáo sư ở đại học rất lề mề và không đáng yêu! Một số các vị giáo sư này, là những ngài tài cao, đức trọng! Họ xem những sinh viên năm nhất chúng tôi là những sinh vật ngây ngô và não cá vàng! Thật sự thì cũng chẳng sai tí nào! 

Ở trường đại học, chúng tôi mỗi ngày đến đây, ngồi trong những giảng đường cả trăm sinh viên, những tiết giảng bài của các giáo sư, có khi kéo dài gần hai tiếng! Sau đó sinh viên đặt câu hỏi, về những đề tài mình được nghe như: Sự hình thành và cội nguồn của nền văn chương triết học, trong nước và thế giới! Sự chuyển biến của văn học, qua từng thế kỷ và sự phát triển văn hóa của mọi thời đại v.v và v.v, những tác giả và tác phẩm văn chương, trong thế chiến thứ nhất, thứ hai và văn học đương đại..! Rồi sau đó, chúng tôi phải đi lục lạo, tìm kiếm những tư liệu, những tác phẩm để tham khảo, về viết những tiểu luận cho những đề tài đã được các ngài trình bày, hướng dẫn. Thời gian được ấn định, không được nộp bài trễ, dù có trăm ngàn lý do để chứng minh, đều không được chấp nhận! Ôi, thời cắp sách đến trường! Mười hai năm trung học (nếu không bi lưu ban!) Cộng thêm bốn năm đại học! Tổng cộng mười sáu năm ăn cơm nhà vác tù và chạy khắp chốn! Chúng tôi đứa nào học chăm chỉ, hoặc là những con mọt sách đáng yêu! sau khi tốt nghiệp được ghi thêm ba chữ vàng "đậu hạng Ưu", "đậu hạng Bình", và "đậu hạng Thứ"! Được in trang trọng trên bằng tốt nghiệp. 

4/16/2022 

P. 2 
✅Trong khoa của chúng tôi, có một giáo sư triết rất đáng sợ! Tuổi đời ngoài tầm bốn mười, cao, da ngăm đen, tóc bồng bềnh, lúc nào cũng đeo kính mát! cứ như sợ đám sinh viên chúng tôi nhìn thấu được tâm hồn âm u của thầy vậy! Chẳng bao giờ thầy cười! Đám sinh viên nữ chúng tôi, cũng chẳng phải hiền lành gì, đứa nào cũng là thám tử không chuyên, nhưng điều tra thì cũng tạm coi là khá chính xác! Tôi nghe họ thường thì thầm, "Ông ấy chưa có chính thê, nhưng có bao nhiêu nàng hầu thì chưa biết?" Giáo sư "Triết" đã được đặt vào tầm ngắm của các nàng sinh viên khoa văn chương của trường ĐH Tổng Hợp Sài Gòn! 

Giờ triết thì bắt đầu ngày thứ hai và ngày thứ sáu, từ 9 giờ sáng đến 12 giờ, hai giờ đầu là giờ “lecture” của giáo sư giảng bài, một giờ sau chúng tôi thảo luận, đặt câu hỏi, kiếm những câu hỏi hơi hóc búa một chút để quay thầy như dế! Tôi thích nhất giờ này! Vì có dịp cười thỏa thích! Khuôn mặt thầy thì cứ lạnh như băng, lâu lâu mím môi, nghiến răng, nhìn lên đám sinh viên ngây ngô, đầu thì to, mà não cá vàng! 

Giáo sư "Triết" đến giảng đường, quần áo lúc nào cũng tươm tất! thứ hai thầy lúc nào cũng mặc quần tây xanh, áo sơ mi trắng hoặc xanh lơ, chiếc áo khoác ngoài màu xanh đen, đi đôi giầy da đen bóng, trông thầy cũng biết "gu" thẩm mỹ lắm! Thứ sáu đổi lại, thầy mặc chiếc quần Jean xanh lơ và chiếc áo thung đen tay dài, đôi giầy ba ta xanh đen, trông có vẻ thoải mái, để đi hẹn hò cuối tuần! 

Hôm nay thứ sáu, đám sinh viên lao nhao, đoán xem giáo sư sẽ diện mốt gì? Tôi nói "không thay đổi, cũng vậy thôi!" Giáo sư "Triết" bước vào, cả đám lao nhao, "Ồ đúng quá!". "Các anh chị đang âm mưu cái gì đó?" giáo sư nhìn lên dãy ghế bên phải của chúng tôi hỏi? Một sinh viên nam, đứng gần thầy nói, "Chúng em đang rủ nhau, sau tiết học của thầy kéo nhau qua căn tin trường đại học nông nghiệp khao chè!" "Có mời tôi không?" Thầy hỏi. Mọi người lại oang oang lên "Dạ, mời thầy!" Sắc mặt thầy "Triết" vẫn không thay đổi, "Hôm nay, tôi giảng sơ một đề tài mới, sau đó các anh, các chị được nghỉ tiết sau, vào thư viện tìm đọc cho tôi tác phẩm: Anna Karenina của Leo Tolstoy, và đánh máy từ ba đến bốn trang, không quá năm trang, về quan điểm triết học trong tình yêu của đại văn hào Leo Tolstoy." Ngày nộp tiểu luận là thứ sáu tuần sau. 

4/17/2022 

P.3 
✅Cả nhóm sinh viên gần 20 người kéo sang trường đại học nông nghiệp đi khao chè! Ít khi nào tôi tham gia vào những cuộc vui như vậy, nên ôm cặp, dắt chiếc xe đạp chạy thẳng về hướng Dinh Độc Lập, quẹo trái, quẹo phải, đi vào cổng của Thư viện Quốc Gia Sài Gòn. Tôi tìm được tác phẩm Anna Karenina, bản phiên dịch do nhà sách Khai Trí ấn bản, rồi tìm một chỗ ngồi cảm thấy thoải mái để nghiền ngẫm. Đã lâu rồi, tôi được chị tôi dẫn đến trung tâm trao đổi văn hóa Pháp-Việt, để xem tác phẩm này, Pháp và Mỹ hợp tác năm 1948, dựng thành phim, cũng tựa đề là Anna Karenina do nữ tài tử Vivien Leiggh đóng. Tôi đã khóc rất nhiều khi coi xong bộ phim này! Một tác phẩm nêu bật những nguyên tắc, những khuôn phép, những định kiến xã hội, trói buộc con người phải tuân thủ, một cách bất đi bất dịch! Và số phận người phụ nữ bị giới hạn, thường bị dèm pha, hay bị miệt thị, vì đã vượt qua khỏi những lể giáo, đạo đức của xã hội trong thế kỷ 19! Ngồi đọc được một tiếng, tôi phải trở lại trường, phải học tiếp ba tiếng Anh văn mỗi tuần lúc 2 giờ chiều. 

"Này, cổ điển" có tiếng gọi quen thuộc của hai người bạn! Tôi đứng lại, hai cô bạn tôi cười tủm tỉm, "Sao lúc nãy không thấy cậu đâu? tiền chè, thầy "Triết" trả hết, vui ghê!" Tôi mỉm cười. "Tớ còn hai tiết ngoại ngữ, hẹn gặp ngày mai nhé!", hai người bạn còn chưa chịu đi, "có gì vậy?" tôi hỏi. "Thầy Triết có hỏi thăm cậu?" tôi hỏi "về vấn đề gì? tớ nhớ là chưa gây thù, chuốc oán gì với ông ta mà! tất cả chuyện trong khoa, tớ không có liên quan! xin các cậu để tớ yên!" Bạn tôi nói tiếp, "Ông thầy hỏi, tại sao cậu có biệt danh là, ma sơ, cổ điển?" Tôi cảnh cáo, "Phải giữ miệng đấy! nếu không tớ sẽ không giúp bài vở cho các cậu đâu đấy!" 

Tôi thường hay vào giảng đường sớm, vì chọn được chỗ ngồi mình thích và nghe được tiếng giáo sư giảng giải rỏ ràng, vì vậy bạn bè họ luôn nhìn thấy tôi ở góc giữa của dãy thứ ba, từ dưới đếm lên. Tôi đẩy cửa bước vào, ông thầy "Triết" đang ngồi tại bàn giáo sư, hình như ông ấy đang chấm bài! Tôi nhẹ nhàng quay lưng bước ra, "Đợi đấy, ma sơ!" Tôi giật cả mình! đứng im không nhúc nhích! "quay lại đây tôi có chuyện muốn nói.." Thầy ấy ra lệnh. Tôi rón rén bước tới.. Thầy "Triết" đưa lại bài tiểu luận tôi làm tuần trước, tôi được thầy cho điểm "B" và nói, "Tôi có 'note' một vài điểm ở trang sau cùng, ma sơ về coi lại, nhớ cẩn thận viết bài lần sau." Tôi đáp, "Dạ, cảm ơn giáo sư!" Tôi vào chỗ ngồi, coi lai bài thầy vừa đưa cho tôi, lật trang cuối, nét chữ của thầy cũng khá ngay ngắn, thầy viết, "Văn chương thô sơ, lý luận thiếu chặt chẽ, nguồn gốc tham khảo không rỏ ràng?" Nếu thế thì cho tôi điểm "C" thì hợp lý hơn? sao lại cho điểm "B" rồi còn viết lung tung lên bài làm của tôi thế này? tôi nhíu mày khó chịu! 

4/17/2022 

P. 4 
 ✅Tất cả các sinh viên đã vào giảng đường đông đủ, giờ "lecture" của giáo sư "Triết" lại bắt đầu. Hai tiếng giảng bài hôm nay làm tôi thấy mệt và buồn ngủ! Chắc tôi bị triệu chứng tâm lý, sáng nay cảm giác khó chịu vì lời phê bình vàng ngọc của thầy làm ảnh hưởng những buồn vui của tôi! Hai người bạn luôn ngồi gần tôi thấy tôi tư lự! "Cổ điển, sao hôm nay thấy cậu phân ưu vậy?" tôi đưa bài luận văn, mà ông "Triết" vừa mới trả lại cho sinh viên mười phút vừa qua và nói, "Bài của tớ làm không quá tệ, đúng không? Đã không cho điểm "A", thì cho "B" cũng không phải là vấn đề!" Hai đứa thắc mắc, "Vậy vấn đề là gì? chúng tớ không hiểu?" Tôi nói, "Này nhìn xem.." Tôi lật tờ cuối của bài luận cho hai cô bạn não cá vàng xem! "Tớ thấy không có vấn đề gì? vấn đề là ở cậu! những đánh giá, phê bình góp ý của giáo sư, trên những bài làm của sinh viên, là chuyện bình thường, hình như não của cậu có vấn đề.!" Hai cô bạn tôi, đều đồng ý với nhau là: não cá vàng của tôi có vấn đề! Làm tôi mất hứng để nói. 

Hình như giáo sư "Triết" là sao khắc tinh của tôi! Bài viết nào của tôi, ông ấy đều phê phán, không tiếc lời! Bài của tôi làm, được điểm "A" cũng bị nhắc nhở, chứ không khen! như là, cấu trúc chưa hoàn mỹ! sự nhận định vấn đề quá bảo thủ! hoặc là quan điểm trong vấn đề này quá lạc hậu v..v..Hình như ông ấy đang có thành kiến đối với tôi và tôi cũng vậy! Ngoại trừ những tiết học tại giảng đường vào thứ hai và thứ sáu, nếu gặp bóng dáng của giáo sư "Triết" ở trong khuôn viên trường, căn tin, hay ở bãi giữ xe của trường đại học, tôi đều tránh mặt! 

Tôi dắt chiếc xe đạp ra khỏi bãi giữ xe của trường đại học, đạp xe thẳng về hướng Dinh Độc Lập, quẹo trái, quẹo phải, và tới cửa thư viện Quốc Gia, tôi thích tới thư viện này để viết bài, ở đây có rất nhiều sách cổ, quý hiếm và vì một lý do, không bị các bạn tôi quấy rầy với những câu chuyện phù phiếm, và những mối tình đầu dang dở của thời trung học đã qua! Tôi tìm được một, hai quyển sách nói đến tiểu sử của đại văn hào Leo Tolstoy, tôi chọn một chiếc bàn gần cửa sổ, để khi những dòng suy tư bị bế tắc, tôi có thể cho phép tâm hồn mình, được lãng đãng rong chơi! 

Leo Tolstoy, tên đầy đủ của ông là Lev Nikolayevich Tolstoy, (9/9/1828-11/20/1910), ông là một nhà văn người Nga, viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Hai tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình", "Anna Karenina" của ông được xem như những tuyệt phẩm của nền văn chương nhân loại, giữa thế kỷ mười chín, và đầu thế kỷ hai mươi. Tôi đang tập trung để đọc sách, nghe tiếng ho của người ngồi bàn đối diện, tiếng ho càng lúc càng dồn dập..! Tiếng ho làm gián đoạn sự tập trung của tôi..! Tôi nghĩ, nếu bị ốm thì ở nhà, tại sao lại đến nơi cần sự yên lặng thanh vắng, làm ồn ào quá sức! 

4/18/2022

(Còn tiếp)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,59,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1395,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,41,Chuyên đề,160,Cộng Đoàn,568,Đời tu,7,Gia đình Đa Minh,27,Giáo dục,126,Giáo Hội Hoàn vũ,651,Giáo Hội Việt Nam,280,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,788,Hội Thánh,254,Kiến Thức,59,Kiến Thức Phổ Thông,1,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,815,Mùa Thường Niên,1841,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,412,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,152,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,82,RVA,23,Suy Niệm,3250,Suy niệm,1087,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,610,Sứ Vụ,45,Sư Vụ,4,Sứ vụ,217,Sứ Vụ Giáo Dục,3,Sức khỏe,101,Sưu Tầm,106,Tài liệu,432,Tập San Lên Đường,491,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,729,Thời Sự,437,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,17,Văn Hóa Nghệ Thuật,1691,Văn-Thơ,1,vi,1,Video Clips,1214,Video Nhạc - Phim,467,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc văn chương - Ông thầy triết đáng ghét!
Góc văn chương - Ông thầy triết đáng ghét!
Góc văn chương - Ông thầy triết đáng ghét!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg7g1GU82aAQOh8PgvTcuoVxd86Znl7siI0KpYqh3nYC0aRVxPCRkZFQ9zAIXW0i3vmhAMnbC-9rkN2YITU5_8YwkYLCl0hQ8eQZWfapN29lZvr4npjsfSUppLwG0wxCoC5adehsPHiPPLO-kjLCrM4F053JYUV0feOaTSfqFHOb9K5Y7LhJHVxjLUj/w676-h940/Ch%E1%BB%8B%20Hi%E1%BB%81n.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg7g1GU82aAQOh8PgvTcuoVxd86Znl7siI0KpYqh3nYC0aRVxPCRkZFQ9zAIXW0i3vmhAMnbC-9rkN2YITU5_8YwkYLCl0hQ8eQZWfapN29lZvr4npjsfSUppLwG0wxCoC5adehsPHiPPLO-kjLCrM4F053JYUV0feOaTSfqFHOb9K5Y7LhJHVxjLUj/s72-w676-c-h940/Ch%E1%BB%8B%20Hi%E1%BB%81n.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/05/goc-van-chuong-ong-thay-triet-ang-ghet.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/05/goc-van-chuong-ong-thay-triet-ang-ghet.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content