Mùa chay - Gông cùm

SHARE:

Mùa chay - Gông cùm

FB: Jakab Nguyen 

Dù không nói ra, nhưng ai trong chúng ta cũng luôn cố gắng để sống tốt hơn mỗi ngày, mỗi ngày nên hoàn thiện hơn, hôm nay phải hơn hôm qua, và ước mong ngày mai sẽ hơn hôm nay, mỗi ngày cố gắng để tốt hơn một tí để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Ước muốn này được mặc cho một ý nghĩa đặc biệt hơn trong Mùa Chay, và để biến những ước mơ đó thành hành động, chúng ta có ba phương thế tuyệt vời đó là dành thời gian chất lượng để cầu nguyện sâu hơn, biến đức tin thành những hành động yêu thương, những sáng kiến của lòng thương xót và thứ ba là chay tịnh để làm chủ chính mình hơn. 

Lý thuyết là như thế, nhưng hình như có một cái gì giữ mình lại, ràng mình lại, giới hạn sự tự do của mình, à, cái gông. Lời Chúa qua miệng tiên tri Izaja nhắc nhở chúng ta, trước khi nghĩ đến những gì cao xa, hãy phá cái gông trên cổ mình đã: tháo gông cùm trói buộc, đập tan mọi gông cùm, loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm…. 

Có bao giờ chúng ta suy tư về cái gông? Những cái gông cùm nào đang cùm đời ta, làm chúng ta không tự do bay cao, bay xa trên bước đường hoàn thiện? Những ngày đầu Mùa Chay có lẽ là thời điểm thích hợp nhất, để chúng ta nhìn lại… 

• Những loại gông cùm chúng ta đặt lên cổ mình 

+  Có loại gông cùm mang tên THAM. Vì tham mà nó làm mình mờ mắt, nó giữ chặt mình để khỏi phải sẻ chia, nhưng nó lại kích thích sự thu vén. Vì tham mà tâm của chúng ta không còn tự do, không còn bình an. 

+  Có loại gông cùm mang tên NGHIỆN. Nghiện bất cứ thứ gì đều là mất tự do. Nghiện cờ bạc, bạn chẳng còn tự do để sống cho gia đình, bạn chỉ tìm cớ, tìm cách để sống cho mình và cho những con nghiện khác. 
Nghiện games, nghiện internet, nghiện điện thoại. Bạn có tự do không? Thưa không. Tôi giật mình khi xem những hình ảnh báo động trên mạng, hai tay cầm điện thoại, đầu cúi xuống dí vào điện thoại, mắt không rời khỏi điện thoai, từ điện thoại có hai sợi dây xích dài cuốn chằng chịt vào hai bàn tay…. 
Bị cùm bởi Nghiện hay bởi những đam mê không lành mạnh cũng là thế.

+  Có loại gông cùm mang tên SỢ. Sợ cái nhìn của người khác, sợ bị chê, sợ dư luận….sợ nên không còn tự do sống như là mình, không dám sống thật. 

+  Có loại gông cùm mang tên ẢO. Ảo tưởng, sống ảo, giả tạo, giả hình, giả dối….Có một kiểu sống phảng phất những tính chất như thế. Thế giới thật bị thu hẹp lại, nghèo nàn đi, nên cách này cách khác chúng ta tìm đến những thế giới ảo. Chúng ta xây cho mình những giá trị ảo và để đời mình bồng bềnh trong chốn lập lờ ảo đó. 


• Những loại gông cùm người khác khoác lên cho chúng ta 

+  Có loại gông cùm mang tên ÁP LỰC. Biến chúng ta trở thành những người sống theo cái chuẩn của người khác, một dạng nô lệ mơ hồ, sống theo ước muốn, đánh giá, đòi hỏi của người khác, sống vật vờ để cố làm hài lòng mọi người mà không có sự gạn lọc. 

+  Có loại gông cùm mang tên HOÀI NGHI. Riết rồi chúng ta không còn tin ai, không tự do làm việc tốt vì sợ bị lừa….Quanh quẩn trong cái vỏ ốc của chính mình, núp mãi trong cái vòng an toàn mình tạo ra.

• Những loại gông cùm chúng ta ràng lên cổ người khác 

+  Loại gông cùm có tên là ĐÒI HỎI. Mình cũng hay đặt lên người khác những đòi hỏi, những tiêu chuẩn, nhiều khi là có lợi cho mình, hay theo kiểu "khó với người, dễ với mình". Biến người khác thành một dạng nô lệ của mình. 

+  Loại gông cùm mang tên ÁP ĐẶT. Chúng ta chia nhóm họ, dán mác cho họ dựa trên sự xét đoán, kết án, hay những điều chúng ta nghĩ về họ, nhiều khi đầy định kiến, ác cảm và cả với cái tâm ác của chúng ta. Và rõ ràng nhất là mình muốn điều khiển họ theo ý mình. 

+  Loại gông cùm có tên là LẠM QUYỀN. Nó làm thỏa mãn thói ham quyền lực một cách vô hình trong chúng ta. Nhiều khi chỉ là vô thức, nhưng mỗi lời nói, hành vi đều bàng bạc thói cha chú, bạo lực, đè đầu cưỡi cổ người khác. 

+  Loại gông cùm có tên là VÔ KỶ LUẬT. Lối sống của kẻ có tiền, có quyền, lại thêm thói chua ngoa, muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống, muốn nói gì thì nói, không theo cảm thức chung, việc ai cũng xía vào. Với mình thì là "luật rừng", với người là "một rừng luật". 

+  Loại gông cùm có tên là KHÓ CHỊU. Một lối sống thiển cận, thiếu sự chan hòa, không linh động lý – tình, không thấu hiểu, không đặt mình vào vị trí của người khác. Một lối sống luôn lan truyền những năng lượng tiêu cực. 

Những loại gông cùm này hoặc là từ TỘI mà ra, hoặc là sẽ dẫn đến TỘI. Mà loại gông cùm có tên TỘI thì có lẽ ai cũng biết, nó làm đời mình tàn đến thế nào, hèn ra làm sao. 

Phải phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể bắt đầu cho một hành trình đổi thay, một hành trình lột xác được. Phải thoát thì có tự do nội tâm được, mới thăng được. 

Phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể "trả tự do cho người bị áp bức”, tông trọng tự do, kiến tạo hòa bình được. 

Phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể sẻ chia với những sáng kiến của lòng thương xót: "Chia cơm cho người đói, sẻ áo cho kẻ mình trần, rước vào nhà những kẻ nghèo không nơi cư ngụ.” Phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể ly thoát theo kiểu „tay trái không biết việc tay phải làm”, nghĩa là giúp họ, nhưng nâng họ lên, tôn trọng phẩm giá của họ và không biến họ thành nô lệ của mình dưới bất cứ hình thức nào theo kiểu "tao giúp mày nhưng mày phải theo ý tao….” 

Phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể "không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục”, tức là không ngoảnh mặt làm ngơ với tha nhân. Nghĩa là trong trái tim có chỗ cho người anh em mình, không loại trừ, không vô cảm. 

Phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể "loại khỏi nơi ở cử chỉ đe dọa và lời nói hại người” nghĩa là thay đổi lối sống, lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành vi với những người sống gần mình nhất. 

Phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể "làm thỏa lòng người bị hạ nhục”, hay nói khác hơn là đền trả. Trả lại phẩm giá cho người khác, tôn trọng nhân phẩm người khác. 

Phá tan những loại gông cùm này, thì mới có thể "ăn chay đúng” được, mới có thể trở nên tạo vật mới được. 

Hải Ly SDB

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1199,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4608,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Mùa chay - Gông cùm
Mùa chay - Gông cùm
Mùa chay - Gông cùm
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgL09w_LPbkK9gYA6fJeDsllAIgXEiMc7UYzWvAeUAg57Sggddc8Kn-HqPPkTT_rgl5TlEatE-fKzeSAzm5_9il7lw78FKRPsYL1o5XifIX9ASd6faOiGB4JkDFAmmT3MosIMdJgj3ohz_ka84LZbnwBya-BZjXoa5hqgHNnqeliowhyErZR8V_n56Z=w706-h470
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgL09w_LPbkK9gYA6fJeDsllAIgXEiMc7UYzWvAeUAg57Sggddc8Kn-HqPPkTT_rgl5TlEatE-fKzeSAzm5_9il7lw78FKRPsYL1o5XifIX9ASd6faOiGB4JkDFAmmT3MosIMdJgj3ohz_ka84LZbnwBya-BZjXoa5hqgHNnqeliowhyErZR8V_n56Z=s72-w706-c-h470
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/03/mua-chay-gong-cum.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/03/mua-chay-gong-cum.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content