“Dốt đặc cán mai” là gì?

SHARE:

“Dốt đặc cán mai” là gì?

Học giả An Chi
An Chi

Trong bài Dốt đặc cán mai (Người Lao Động, 7.10.2018), Hoàng Tuấn Công viết: “Dốt đặc cán mai là cách nói hình tượng, nhấn mạnh thêm của “dốt đặc”. “Đặc” chẳng khác nào cái cán mai làm bằng gỗ, tức không biết một tí gì”. Ý nói: dốt quá, trong bụng đặc cứng rồi, không còn chỗ nào để có thể nhét chữ nghĩa vào được nữa, không có chỗ chứa đựng kiến thức được, chỉ bảo dậy dỗ gì thì cũng không vô được nữa, dốt không còn cách nào dạy được nữa”.

Trong bài viết của mình, tác giả đã đặc tả một cách kỹ lưỡng và xuất sắc cái cán mai với tư cách của một người thông thạo về nông cụ, còn cá nhân chúng tôi thì thắc mắc tại sao cái sự dốt lại “chẳng khác nào cái cán mai” chứ không phải cán búa, cán rìu (dứt khoát cũng phải được làm bằng gỗ tốt, gỗ chắc), rồi tại sao nó chỉ “đặc” chứ không phải bền, không phải chắc, như cán rìu, cán búa. Tại sao lại nói dốt đặc? Câu trả lời của chúng tôi là: "Sở dĩ người ta nói dốt đặc vì đặc cũng là dốt". Thật vậy, đặc là một hình vị Hán Việt mà chữ Hán là [𤙰], được Quảng vận giảng là “ngu đần” (độn dã [鈍也]). Dốt đặc thuộc về những trường hợp của các cấu trúc “đôi” mà thành tố sau, đồng nghĩa với thành tố trước, được dùng làm từ chỉ mức độ của tính chất mà thuật ngữ ngữ pháp gọi là absolute superlative. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu của Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng dịch là cực cấp tuyệt đối; ngữ pháp Trần Trọng Kim dựa theo tiếng Pháp superlatif absolu mà gọi là tuyệt đối tối cao đẳng cấp. Thí dụ trong tiếng Việt: xanh rờn, đỏ lòm, vàng khè… Vì cái ý chỉ mức độ cực cao đã có sẵn trong từ thứ hai (rờn, lòm, khè) nên ta không thể thêm các phó từ như rất, lắm, quá… vào mà nói “rất xanh rờn”, “đỏ lòm quá”, “vàng khè lắm”. Cũng vậy, ta không thể thêm các phó từ đó vào mà nói “rất dốt đặc”, “dốt đặc lắm”, “dốt đặc quá”. Chỉ có người không/chưa biết tiếng Việt mới nói như thế mà thôi.

Trường hợp của dốt đặc lại có thêm một đặc điểm tế nhị cần nêu để phân tích. Đó là hiện tượng thành tố sau dùng để chỉ mức độ (đặc) lại đồng nghĩa với thành tố trước (dốt). Nó cũng giống như các trường hợp sau đây: bé tí, nhỏ xíu, lớn đại (phương ngữ Nam bộ), giống hệt, méo xẹo… Đây không phải là những từ tổ đẳng lập mà là những từ tổ chính phụ trong đó từ sau (tí, xíu, đại, hệt, xẹo) thêm nghĩa cho từ trước (bé, nhỏ, lớn, giống, méo) để chỉ cực cấp tuyệt đối của tính chất mà các từ này diễn đạt. Nhưng tại sao lại là dốt đặc cán mai? 
Hoàng Tuấn Công trả lời,
- “Dân gian thường dựa trên sự quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh để đặt nên thành ngữ, tục ngữ. “Dốt đặc cán mai” là cách nói hình tượng, nhấn mạnh thêm của “dốt đặc”. “Đặc” chẳng khác nào cái cán mai làm bằng gỗ, tức không biết một tí gì, chỉ có dốt và dốt”. 

Chúng tôi thắc mắc,
- Cái cán mai làm bằng gỗ, tức không biết một tí gì, chỉ có dốt và dốt; vậy cán búa, cán rìu (cũng làm bằng gỗ tốt) thì “biết gì”chăng? Và nếu đổi cán mai từ gỗ thành sắt thì cán mai sẽ hết dốt chăng? Tại sao chỉ ghép với cán mai?” 

Cán mai phải làm bằng gỗ

Cũng nhờ chính Hoàng Tuấn Công mà chúng ta được biết, 
- Cán mai phải làm bằng gỗ và chỉ có thể làm bằng gỗ mà thôi. Vì buộc phải làm bằng gỗ nên chỉ có “cán mai” mới “đặc”, đã là “cán mai” là phải “đặc”. Còn “cán thuổng”, “cán cuốc”, “cán xẻng”… được làm bằng tre, đều rỗng ruột, không hề đặc”. 

Từ thực tế này mà trong tiềm thức dân gian đã tồn tại một sự đánh giá “nông cụ đệ nhất cán” chính là cán mai: đặc cán mai. Rồi sự đan xen hình thức – mà chúng tôi đã nhiều lần nói đến – đã trộn lẫn dốt đặc với đặc cán mai thành dốt đặc cán mai, y hệt như nó đã trộn lẫn cậu ấm với ấm sứt vòi thành cậu ấm sứt vòi. Đây là một kiểu chơi chữ đã thành ngữ hóa chứ ai mà biết “vòi” của cậu ấm có bị sứt mẻ gì không. Và nếu thay gỗ bằng sắt thì cán mai sẽ hết dốt chăng?

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1210,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4619,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: “Dốt đặc cán mai” là gì?
“Dốt đặc cán mai” là gì?
“Dốt đặc cán mai” là gì?
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjjVqUtZyLvRmxLYhXe8GqtBNAemzDHC1ztQqo-F3sp9f-GZ9mZVs0IXYwov7RU48b9KRi_zhp8P0QvT_y06hJUrabo102SjoXi87FkUAqBs25AEHC5Pd2uCOa_PA-WycQaOq-Q0FoYjbKl0QBVTLUcoJJ3QWgTTfXqah-6K58pB21ntq3Y7aEDL2in=w697-h791
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjjVqUtZyLvRmxLYhXe8GqtBNAemzDHC1ztQqo-F3sp9f-GZ9mZVs0IXYwov7RU48b9KRi_zhp8P0QvT_y06hJUrabo102SjoXi87FkUAqBs25AEHC5Pd2uCOa_PA-WycQaOq-Q0FoYjbKl0QBVTLUcoJJ3QWgTTfXqah-6K58pB21ntq3Y7aEDL2in=s72-w697-c-h791
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/02/dot-ac-can-mai-la-gi.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/02/dot-ac-can-mai-la-gi.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content