Lorreto Chapel - nơi có Cầu thang kỳ diệu của Thánh Cả Giuse

SHARE:

Lorreto Chapel - nơi có Cầu thang kỳ diệu của Thánh Cả Giuse

FB Nguyen Hoang Thao 

Mình nhớ vào khoảng năm 2012, khi còn đang học Giáo lý để chuẩn bị rửa tội, mình đọc được 1 câu chuyện về Lorreto Chapel, nơi có Cầu thang diệu kỳ của Thánh Giuse. Ngay lúc đó, mình gửi cho người yêu - nay là chồng mình với lời nhắn: Anh ơi, em ước chi em được tới đây! 

Mô hình thu nhỏ của cầu thang

Có thể nói, chiếc Cầu thang kỳ diệu của Thánh Giuse là khởi nguồn, là điểm xuất phát để mình biết tới New Mexico, mong ước tới New Mexico chỉ để chiêm ngắm công trình vĩ đại này. Vậy mà sau đó hơn 9 năm, mình cùng gia đình nhỏ mới thực hiện được ước mơ ấy. 

Để mọi người hiểu rõ hơn tại sao mình lại có ước muốn tới đây, mình sẽ kể lại lịch sử của chiếc cầu thang này để mọi người cùng rõ (bài hơi dài vì có nội dung lịch sử.

Khi Giám Mục Lamy đến Santa Fe (1850) thì ngài bắt đầu cho xây dựng bệnh viện, các nhà thờ và trường học. Đức Cha đã kêu gọi thêm các nam nữ tu sĩ ở khắp Hoa Kỳ đến giúp cho những nhu cầu cần thiết này của giáo phận. Đáp lại lời mời gọi của Đức Cha, dòng Sisters of Loretto đã gởi 6 nữ tu từ Kentucky đến Santa Fe để mở trường học cho các nữ sinh. 

Ngày 27/6/1852, 6 nữ tu là Mẹ Bề Trên Matilda Mills, Catherine Mahoney, Magdalen Hayden, Rosanna Dant, Monica Bailey và Roberta Brown bắt đầu cuộc hành trình cam go từ Kentucky đến Santa Fe dài 1255km (780 mile). Trên đường đi Sơ Matilda, Sơ Magdalen và Sơ Monica bị bệnh tả. 19 ngày từ khi khởi hành, Sơ Matilda đã qua đời. Sơ Monica sức khỏe quá yếu đã phải ở lại trạm dừng chân Independence để sau đó trở về lại Kentucky. Ba tháng sau 4 Sơ còn lại đã đến được Santa Fe. 

Năm sau, 1853, các Sơ xây ngôi trường đầu tiên với tên gọi Academy of Light - Trường Đức Mẹ Soi Sáng. Đến năm 1873 thì bắt đầu xây cất một ngôi nhà nguyện ngay trong khuôn viên trường. 

Kiến trúc sư cho Nhà nguyện này là 2 cha con kts người Pháp là Antoine và Projectus Mouley. Lý do chọn cha con kts Mouley là vì họ cũng đang làm việc trong nhóm kts cho Nhà thờ Thánh Phanxicô đang xây gần đó. Nhưng quan trọng hơn là vì Đức Cha Lamy, vốn gốc Pháp, nên rất yêu thích Thánh đường Sainte-Chapelle ở Paris và kts Antoine đã tham gia công việc trùng tu Thánh đường Sainte-Chapelle vào đầu thập niên 1800. Nhà nguyện được xây dựng dựa trên kiến trúc của Thánh đường Sainte-Chapelle. Sau 3 năm xây dựng, với đá cắt từ vùng lân cận và kính màu nhập từ Pháp thì nhà nguyện cũng đã hoàn tất. Tên gọi chính thức là Our Lady of Light Chapel - Nhà nguyện Đức Mẹ Soi Sáng.

Sau khi Nguyện đường xây xong thì các sơ đã gặp một điều nan giải. Đó là gác ca đoàn không có cầu thang để đi lên trong khi đó cha con kiến trúc sư Mouley đã về Pháp (có nguồn ghi là đã qua đời). 

Cầu thang ban đầu không có tay vịn

Chân cầu thang

Các Sơ cũng đã mời các thợ mộc trong vùng để xây 1 cái cầu thang nhưng muốn xây được cầu thang lên gác thì cần phải bỏ một phần góc nhà nguyện mới đủ chỗ xây vì gác cao đến 6m/20ft. Thật là một thách đố.

Trong cuốn niên giám của dòng, Mẹ Bề Trên Magdalen có ghi rằng việc xây dựng nhà nguyện đã được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse, quan thầy thợ mộc, và "in whose honor we communicated every Wednesday. Of his powerful help we have been witnesses on several occasions" 
- Chúng ta tôn kính Thánh Giuse mỗi thứ tư, và nhiều lần chúng ta đã chứng kiến sự can thiệp đầy quyền năng của ngài. 

Cũng vì vậy với sự việc khó khăn này các nữ tu quyết định làm một tuần Cửu Nhật (Novena), tức là cầu nguyện liên tục 9 ngày, phó thác sự việc này cho Thánh Giuse. Đến ngày thứ 9 một người đàn ông đến gõ cửa và xin được giúp làm cầu thang lên gác ca đoàn. Ông cũng không đòi hỏi phải ứng trước tiền công hoặc tiền mua vật liệu. Các nữ tu đồng ý và giao cho ông việc xây cất cầu thang. Vì lý do tế nhị, nên sau khi giao công việc thì các Sơ không liên lạc với ông trong lúc xây dựng cầu thang. Khi cầu thang hoàn tất thì người đàn ông cũng đã biến mất. Ông bỏ đi đột nhiên mà không đòi tiền công cũng như tiền vật liệu. Ông cũng không để lại tên tuổi hay địa chỉ. Không ai biết ông là ai. Các Sơ cũng đã đến các xưởng gỗ trong vùng để tìm nhưng người ta cho biết cũng chẳng ai mua gỗ để xây cầu thang cho nhà nguyện cả. 

Nhiều người đã cho rằng ông thợ huyền bí ấy chính là Thánh Giuse đã đáp lời cầu xin của các Sơ. Vì vậy cầu thang này vẫn đươc quen gọi là Cầu thang Thánh Giuse. 

Chỉ cần nhìn chiếc cầu thang là đã thấy sự kỳ diệu trong thiết kế cấu trúc của nó. Từ mặt đất lên đến gác cao 6m/20ft cầu thang xoắn 720o. Cái độc đáo và kinh ngạc chính là chiếc cầu thang không có trục trung tâm hay đà ngang nào để chịu lực. Hơn nữa cầu thang được đóng không dùng bất kỳ cây đinh hoặc keo dán nào. Tổng cộng tất cả 93 miếng gỗ được đo đạc, đục đẽo với độ chính xác hoàn mỹ và được ráp lại với nhau chỉ bằng những chốt gỗ mà thôi. 

Cầu thang xoắn 2 vòng và có đúng 33 bậc. 33 cũng là con số quãng đời thời gian Chúa Giêsu ở trần thế. Kiến trúc sư kiêm chuyên gia gỗ Urban C. Weidner, sinh sống tại Santa Fe, đã có nhận xét rằng: “Một trong những điều gây ngạc nhiên nhất về chiếc cầu thang này là độ cong tuyệt hảo của 2 cái sườn. Sườn ngoài có 9 đường nối và sườn trong có 7 đường nối. Mỗi tấm gỗ đều được uốn cong và ráp nối thật hoàn hảo. Làm sao một ông thợ mộc với dụng cụ thô sơ ở thập niên 1870 lại có thể làm được điều này?” 

Ông Richard Lindsley, người điều hành Nhà nguyện Loretto từ 1991-2006, cho biết rằng có một lần ông đã lấy một mẫu gỗ nhỏ ở một phần nứt nơi cầu thang nối với gác ca đoàn và đưa cho một chuyên gia tên là Forrest N. Easley xét nghiệm. 

Ông Lindsley nghĩ rằng chắc khoảng trong vòng 2 tháng thì sẽ có tin nhưng đợi mãi vẫn không thấy trả lời. Phải đến 15 tháng sau thì chuyên gia Forrest N. Easley đột ngột xuất hiện và đến gặp ông Lindsley vì muốn tận mặt cho ông biết kết quả tìm kiếm: mẫu gỗ của cầu thang thuộc chi vân sam (spruce) nhưng không thuộc loài nào được biết đến. Đó chính là lý do tại sao mãi đến hơn 15 tháng sau ông mới có kết quả. Ông đã cẩn thận tìm hiểu tỉ mỉ cũng như trích lục tất cả các loài cây để tìm xem gỗ này thuộc cây nào. Qua phân tích tế bào cấu tạo của gỗ thì ông cho biết có cấu trúc tế bào chặt và hình vuông. Không có chi vân sam nào có cấu trúc hình vuông cả. Ông cũng cho biết thêm rằng loại cây này phải phát triển chậm ở một nơi thật lạnh, như Alaska chứ không phải ở New Mexico. Nếu không ở Alaska thì ít nhất phải mọc ở vùng cao độ trên 10 000ft (3048m).

Tóm lại sau 15 tháng nghiên cứu ông Forrest N. Easley đã tuyên bố rằng mẫu gỗ từ cầu thang Loretto là một loài mới thuộc chi vân sam. Ông đặt tên cho loại gỗ này là Pinacae Ticea ‘Josefii’ Easley, hoặc tên phổ thông hơn: Loretto spruce – vân sam Loretto. Và câu hỏi vân sam Loretto đến từ đâu vẫn chưa có câu trả lời. 

Đó là lịch sử của chiếc Cầu Thang Của Thánh Giuse, là điều đã nuôi dưỡng ước mơ của gia đình mình. Khi đặt chân tới New Mexico, Lorreto Chapel cũng là điểm đến đầu tiên của mình. Cả đêm hôm trước, mình hồi hộp ko ngủ được. Biết bao câu hỏi đặt ra: Sau gần 200 năm, chiếc cầu thang ấy liệu có còn nguyên vẹn? Liệu những điều mình sẽ thấy có như trong tưởng tượng của mình? Hay có giống với những hình ảnh ngập tràn Internet đã được...photoshop? Liệu trong thời dịch bệnh này mình có thể vào trong nhà nguyện để chiêm ngắm? 

Sáng sớm hôm sau, ngay sau bữa sáng, cả gia đình mình khởi hành tới Nhà nguyện. Nhà nguyện nằm trên con phố cổ Old Santa Fe Trail nên đường vào khá nhỏ, chỉ có 1 chiều xe nên việc tìm chỗ parking khá vất vả. Nhưng mọi sự vất vả như tan biến hoàn toàn khi mình được đặt chân vào bên trong. Mình chỉ có thể thốt lên một từ: Tuyệt tác! 

Cây cầu thang sau gần 200 năm vẫn bóng sáng như mới hoàn thành. Ko những vậy, đúng như trong "truyền thuyết": Chiếc cầu thang ko hề có trục trung tâm hay đà chịu lực, cũng ko dùng đinh để đóng mà hoàn toàn được ghép với nhau bởi các khớp nối hoàn hảo. Quả thực, mình ko phải kiến trúc sư, cũng ko phải chuyên gia về xây dựng nên ko hiểu rõ về các thông số kỹ thuật, nhưng mình vẫn tin, đây là một công trình tuyệt vời cả về chất lượng, kỹ thuật và về mặt thẩm mỹ! 


Thế nhưng, nhà nguyện Lorreto ko chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với mình chỉ bởi chiếc cầu thang của Thánh Giuse, mà bởi từng chi tiết nhỏ trong nhà nguyện. Bước vào cửa nhà nguyện, ngay phía trước mặt là tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Bức tượng đẹp hoàn hảo và có hồn tới mức, nếu quỳ dưới chân tượng nhìn lên, có cảm giác như đôi mắt hiền từ của Chúa đang nhìn thấu mọi tâm can của mình. 

Nhìn lên gian Cung Thánh là bàn thờ gỗ được làm từ Ý nhưng sơn lên giống cẩm thạch và thay thế cho bàn thờ cũ từ năm 1910. 



Hai bên gian Cung Thánh là tượng Đức Mẹ và ông Thánh Giuse. Quả thật mà nói, trong nhà nguyện chỉ có 3 bức tượng nhưng bức tượng nào cũng hoàn hảo đến kinh ngạc. Mình đã quỳ trước tượng Thánh Giuse mà nước mắt ko ngừng rơi. Mình khóc vì ước mơ của mình đã thành sự thật. Mình khóc vì những điều kỳ diệu mà mình thấy, mình được tận mắt chiêm ngắm. Mình khóc, vì mình thấy mình thật may mắn. Mình khóc vì gia đình mình được Chúa, Đức Mẹ và ông Thánh Giuse ban cho rất nhiều ơn theo những cách rất riêng! 14 chặng đàng Thánh giá: chặng nào cũng tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ

Lạy Thánh Cả Giuse, Ngài là Đấng bảo trợ, là quan thầy của chồng và con trai con. Xin Người hãy luôn đồng hành và bảo vệ cho gia đình nhỏ của chúng con. Xưa kia, người đã xây lên chiếc cầu thang kỳ diệu này, thì ngày nay, xin Ngài hãy tạo cho gia đình chúng con 1 chiếc cầu thang để từng bước nhỏ, chúng con được tiến lên nước Trời giống Ngài! 


Santa Fe, ngày 2 tháng 10 năm 2021 

Các tư liệu lịch sử được tìm hiểu và tổng hợp từ Internet. Đọc lại các bài viết về New Mexico, vùng đất của Đức Tin tại đây: 

+ Giới thiệu về New Mexico:
https://www.facebook.com/1639534687/posts/10223379713434601/?d=n 

+ Lord Of Esquipulas - nơi Thánh Giá Chúa làm phép lạ: https://www.facebook.com/1639534687/posts/10223410523604836/?d=n 

+ Holy Child of Atocha - Chúa Hài Nhi của Atocha: https://www.facebook.com/1639534687/posts/10223445769365958/?d=n 

+ Nơi Đức Mẹ Guadalupe chảy nước mắt và nhà nguyện cổ nhất nước Mỹ: https://www.facebook.com/1639534687/posts/10223613139350103/?d=n

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Lorreto Chapel - nơi có Cầu thang kỳ diệu của Thánh Cả Giuse
Lorreto Chapel - nơi có Cầu thang kỳ diệu của Thánh Cả Giuse
Lorreto Chapel - nơi có Cầu thang kỳ diệu của Thánh Cả Giuse
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEj0LdZiQig_WCfa0DflxSK00L6V5pOGXslBYL6UILkyUJYh9GFiiaxTBXaor0U4MhpwBgEvlMdgyrbujLy7Zw5vgfUbFkjA1Ua5oOhuGD5ikdKhd1GPUnN_xUvEQMdVLKnCOkVX1lcc5cwb9jmLJZ13KjYiN3cIMPNfxnSUkRatDx_xNcAFAEgT43qE=w748-h479
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEj0LdZiQig_WCfa0DflxSK00L6V5pOGXslBYL6UILkyUJYh9GFiiaxTBXaor0U4MhpwBgEvlMdgyrbujLy7Zw5vgfUbFkjA1Ua5oOhuGD5ikdKhd1GPUnN_xUvEQMdVLKnCOkVX1lcc5cwb9jmLJZ13KjYiN3cIMPNfxnSUkRatDx_xNcAFAEgT43qE=s72-w748-c-h479
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2022/01/lorreto-chapel-noi-co-cau-thang-ky-dieu.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2022/01/lorreto-chapel-noi-co-cau-thang-ky-dieu.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content