Hình Ảnh Thiên Chúa Luôn Mới Lạ (Học viện Têrêsa Avila)

SHARE:

Hình Ảnh Thiên Chúa Luôn Mới Lạ (Học viện Têrêsa Avila)

Hình Ảnh Thiên Chúa Luôn Mới Lạ 


Hôm đó, sau khi yên vị trên chuyến xe mà mình đã tự nguyện lựa chọn - chuyến xe của tinh thần yêu nước, chuyến xe đưa những người con của Hội Dòng đến gần hơn với sự khắc nghiệt của dịch bệnh lúc bấy giờ - tôi đã nghĩ những ngày sắp tới chắc hẳn sẽ rất khó khăn, nhưng cũng đầy ý nghĩa thôi. Hai hàng cây xanh bên đường ngẩng cao đầu như cổ vũ, khích lệ chúng tôi hãy đi và đem bình yên trở lại. Tôi chợt nhớ trong tông huấn Vui Mừng và Hân Hoan Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa luôn luôn là sự mới lạ. Ngài không ngừng thúc đẩy ta lại ra đi và đổi chỗ để thoát khỏi những gì là quen thuộc, đến những vùng ngoại vi và những biên giới. Ngài dẫn ta đến những nơi mà nhân loại bị tổn thương nhất, nơi mà con người dưới vẻ bề ngoài của một sự đồng nhất hời hợt, tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời. Thiên Chúa không sợ! Ngài không sợ! Ngài luôn ở trên các kế hoạch của chúng ta và không sợ những vùng ngoại vi. Chính Ngài đã trở thành một ngoại vi (x. Pl 2,6-8; Ga 1,14). 

Ngày đầu tiên bước vào khu 8A, với tôi đó là một ngày thật dài. Khoác trên mình bộ áo bảo hộ, tôi cảm thấy trách nhiệm của mình thật nặng nề, nhưng cũng đầy tự hào khi tôi được góp phần nhỏ bé vào việc giúp đỡ người khác. Tôi còn nhớ như in hình ảnh bệnh nhân đầu tiên và hành trình của tôi cũng bắt đầu từ đây. Khoa bắt đầu sinh hoạt, chúng tôi cùng nhau chiến đấu với con virus này, để dành lại sự sống cho bệnh nhân, trả lại bình yên cho mọi người. 

Cuộc chiến không khoan nhượng giữa con người và tử thần, nhưng dường như con người đang yếu thế hơn. Và tôi cũng cảm thấy sợ hãi hơn, không phải sợ cái chết, nhưng sợ khi nhìn thấy có người phút trước còn nói chuyện với mình, phút sau đã không còn nữa. Tôi sợ những tiếng khóc vật vã của người bệnh, mà tôi thì không thể nào giúp gì được cho họ. Tôi sợ cho cả những yếu đuối của mình khi muốn bỏ cuộc. Những lúc như vậy, bên tôi luôn vang vọng tiếng nói:“Chúa đó, đừng sợ!”. Chỉ vậy thôi, tôi lấy lại được tinh thần, lấy lại niềm tin. Từ đó mỗi lần tôi gặp ca nào khó xử lý, tôi lại đọc lại câu thần chú: “Chúa đó, đừng sợ!”. 

Khi dần quen với công việc, tôi trở thành cầu nối giữa bệnh nhân và người thân của họ. Đôi lúc, có những cuộc gọi ngắn ngủi chỉ vài câu báo bình an cho người thân, cũng khiến tôi nghẹn lòng, bởi tôi biết đó là khoảnh khắc vui nhất của họ trong những ngày này. Những giọt nước mắt đầy hạnh phúc khi được nghe tiếng gọi ba, gọi mẹ; những nụ cười khi nhìn thấy người cha, người vợ, người chồng, người con bên kia màn hình điện thoại... Tất cả cũng đủ làm cho họ và cả tôi cảm thấy trân quý hơn, những giây phút được ở bên người thân của mình. Nhiều lúc, họ cố gắng ghìm lại nỗi đau, để nở một nụ cười cho an lòng người thân. Có người khi buông điện thoại xuống, là cơn đau hành hạ dày vò! Có người không kiềm chế được đã thốt lên “Tôi muốn về nhà”. Tôi không thể nào diễn tả được nỗi đau khi ấy mà họ phải chịu. Tôi muốn làm gì đó cho họ, nhưng không biết phải làm cách nào. Tôi chỉ biết âm thầm dâng họ lên cho Đức Mẹ, dựa vào niềm tin nhỏ bé của mình truyền lại cho họ những động lực để họ vượt lên. Tôi mừng rơi nước mắt khi những giọng nói của bệnh nhân vang lên: “Sơ ơi, mai sơ vô thăm con nhé, con thương và nhớ sơ lắm”. Khi ấy tôi thật hạnh phúc, bởi tôi cũng đã góp được một phần vào việc dành lại sự sống cho các bệnh nhân. 

Nghịch cảnh vẫn là nghịch cảnh, cuộc chiến giữa sự sống và cái chết nơi đây chưa bao giờ chấm dứt. Sự sống đã nhiều lần chiến thắng, và cái chết cũng vậy. Tử thần mang họ đi một cách hiên ngang và tàn nhẫn nhất, để lại sau lưng những đau thương mất mát, những nỗi tuyệt vọng về một niềm tin sẽ được xum họp. Nỗi buồn và đau xót, khi không thể làm được điều gì giúp bệnh nhân, có lúc ngập tràn tâm hồn tôi, nhưng không làm tôi nản lòng, mà còn giúp tôi tăng thêm động lực. Tôi tự nhủ, mình cố gắng thật nhiều và quyết tâm dành lại cho họ quyền được sống. Tôi muốn đem cho họ những niềm vui khi hỏi han, chăm sóc và lắng nghe những câu chuyện cuộc đời họ. Qua những lần đó, tôi nhận ra rằng: Mình còn quá may mắn và hạnh phúc. 

Đôi khi, bộ áo bảo hộ khiến tôi gặp khó khăn lúc làm việc, nhưng nhờ nó, tôi lại có thể chuyển tải đến bệnh nhân những thông điệp lên áo, thì khi vừa bước vào phòng, bệnh nhân đã hỏi: “Sơ ơi, trên áo sơ hôm nay thiếu gì đó?” Lúc đấy tôi chợt nhận ra rằng họ luôn dõi mắt nhìn tôi. Tôi nhớ những giọng nói của bệnh nhân: “Hôm nay, cho cô ăn cơm nhé”…. Nhiều lúc, chính họ là động lực và niềm vui để tôi có thể làm tốt công việc của mình, giúp tôi xua tan đi nỗi sợ bị lây nhiễm. Bản thân tôi không phải là bác sĩ, điều dưỡng… không phải là người trực tiếp giúp họ giữ lại sự sống. Nhưng dường như tôi lại thấy trong ánh mắt họ ánh lên niềm tin, ánh lên niềm hi vọng, khi nghe tôi chia sẻ, động viên. Điều làm tôi thấy hạnh phúc nhất là, khi thấy họ vui cười, cố gắng ăn uống, biết yêu quý, trân trọng mạng sống mình hơn. Tôi rất nhớ những giây phút được cận kề với bệnh nhân thay cho người thân trong gia đình của họ. 

Ba mươi ngày, thấm thoát trôi qua. Lúc đầu tôi không biết phải làm gì cho hết những ngày này, thế mà giờ đây, tôi lại cảm thấy thời gian trôi đi quá nhanh, trong khi tôi chỉ mới giúp họ được một chút ít mà thôi. Ngày cuối cùng, trước khi tôi rời đi, tôi thật sự rất buồn. Tôi không hiểu tại sao trong tôi không muốn rời đi chút nào? Tôi chỉ muốn được ở bên họ, được trò chuyện, được cầm lấy bàn tay trao cho họ sự an ủi và niềm tin. Tôi nhận ra, tôi thuơng họ nhiều hơn tôi nghĩ, tôi đau cho nỗi đau của họ, vui trên những nụ cười của họ. Có thể tôi sẽ không gặp lại họ nữa, nhưng nhìn vào những ánh mắt mệt mỏi nhưng kiên định của họ, tôi tin chắc rằng họ sẽ vượt qua được đại dịch, sẽ trở về với gia đình, về với cuộc sống bình thường. 

Thời gian trôi đi rất nhanh, hôm nay đã đến lúc tôi phải kết thúc sứ vụ tại đây. Nghĩ đến bao nhiêu công việc đang dở dang, tôi lại tự nhủ, sẽ có người làm tốt hơn tôi, hãy an tâm trở về. Trong hai tuần cách ly ở Cao Thái, tôi đã nhận được khá nhiều cuộc điện thoại báo tin vui của bệnh nhân khi được trở về nhà, nhưng cũng có những cuộc điện thoại báo tin bệnh nhân đã mãi ra đi. Tôi cứ tưởng hai tuần này mình có cơ hội nghỉ ngơi, nhưng ngược lại tôi thấy mình còn bận rộn hơn khi làm ở bệnh viện. Qua những điều đó, tôi học được một điều: Hãy cho đi nếu ta vẫn có thể cho được, dù chỉ là một điều rất nhỏ thôi. Khi cho đi, niềm vui của tôi luôn được lan tỏa. Có những người đã thốt lên rằng: “Con là người theo đạo Phật, nhưng con tạ ơn Chúa của Sơ”, tôi nghe sao mà thấy ấm lòng! Sau một tháng phục vụ, mọi người đều nhắn với tôi:“Hết dịch, con sẽ đến thăm sơ nhé!”. 

Để kết, tôi xin mượn câu nói của Đức Thánh Cha trong tông huấn Vui Mừng và Hân Hoan: “Đôi khi cuộc sống đặt người ta trước những thách đố to lớn, và qua những thách đố đó, Thiên Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy có những thay đổi. Chính những thay đổi đó sẽ tạo điều kiện để ân sủng của Ngài được biểu lộ rõ ràng hơn trong kiếp sống chúng ta.” 

Tôi tạ ơn Chúa, vì đã cho tôi cơ hội được ra đi và trải nghiệm, được một lần tái khám phá khuôn mặt mới nơi những con người tưởng chừng xa lạ. Tôi cũng cảm tạ Chúa đã luôn đồng hành và bảo vệ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Để rồi, tôi thầm ước mong mọi người có thể nhận ra Đức Kitô luôn mới lạ trong những người chung quanh, và mong những điều tốt đẹp sẽ đến với tất cả những ai đau khổ vì bị nhiễm Covid. 


Maria Bích Hằng 
Học viện Têrêsa Avila

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1210,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4619,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Hình Ảnh Thiên Chúa Luôn Mới Lạ (Học viện Têrêsa Avila)
Hình Ảnh Thiên Chúa Luôn Mới Lạ (Học viện Têrêsa Avila)
Hình Ảnh Thiên Chúa Luôn Mới Lạ (Học viện Têrêsa Avila)
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEiAqVkNtw7VQs-qxRytfxIbCNBNJo2nQHzhdsPkKrmdJTWvAfdjhu7entxp_5Sklhkn0J9mIkQe2sCOExbVbM-EpMPisBxHRwG3pQsGqZFosuGzx6GpVC_ULrdrRenE51m4FvwGVSK0miPoTfFo9hiMYClcOsHtR9FN2pOaeWFI0U_ZSK_6Wxy_UdY6=w707-h497
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEiAqVkNtw7VQs-qxRytfxIbCNBNJo2nQHzhdsPkKrmdJTWvAfdjhu7entxp_5Sklhkn0J9mIkQe2sCOExbVbM-EpMPisBxHRwG3pQsGqZFosuGzx6GpVC_ULrdrRenE51m4FvwGVSK0miPoTfFo9hiMYClcOsHtR9FN2pOaeWFI0U_ZSK_6Wxy_UdY6=s72-w707-c-h497
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/11/hinh-anh-thien-chua-luon-moi-la-hoc.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/11/hinh-anh-thien-chua-luon-moi-la-hoc.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content