Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn hóa Việt Nam

SHARE:

Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn hóa Việt Nam

Lời Giới Thiệu 
"Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì ra nhiều trong Gioan 6" 

Truyền giáo là sứ mạng và căn tính của Hội Thánh ngay từ thuở ban đầu. Một trong những trăn trở của các nhà truyền giáo xưa và nay là làm sao có thể đưa Tin Mừng vào các nền văn hóa khác nhau. Hội nhập văn hóa là sự giao thoa của Tin Mừng và văn hóa. Đây vốn dĩ là phương thế hoạt động (modus operandi, way of proceeding) của Hội Thánh khi rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, khởi đầu từ Palestin sang thế giới La-Hy, rồi Âu châu, Á châu, Phi châu, đến tận cùng trái đất. Nó đòi buộc người rao giảng phải thích nghi với bối cảnh văn hóa để rồi người nghe thấu hiểu hơn mầu nhiệm của sứ điệp Tin Mừng. Thánh Phao-lô đã nắm bắt khái niệm này khi ngài tuyên bố trở thành mọi thứ cho mọi người (x. 1Cr 9, 20-21). 

Tác giả LM Nguyễn Trung Tây – Michael Q. Nguyen, dòng Ngôi Lời (SVD) đã đưa chúng ta đi sâu vào phương pháp hội nhập văn hóa và ảnh hưởng trong truyền giáo qua tác phẩm Hành Trình từ Bánh Mì đến Cơm. Đây là bản trình dịch luận án của tác giả, “Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn Hóa Việt Nam của Tin Mừng Hóa Bánh Mì Ra Nhiều trong Gioan 6” (Missiological Resonances in the Vietnamese Culture of the Multiplication of the Loaves in John 6) đã bảo vệ tại Divine Word Institute of Mission Studies, nối kết với University of San Tomas tại Philippines. 

Việc Chúa Giêsu biến năm chiếc bánh mì và hai con cá lên rất nhiều lần có lẽ là một phép lạ đầy ấn tượng đến nỗi nhiều năm sau, cả bốn bản Tin Mừng đều tường thuật lại. Tuy chi tiết có khác nhau chút đỉnh, nhưng cả bốn tác giả Tin Mừng đều nhắc lại sự kiện Chúa Giê-su đã cho hơn 5000 người đàn ông ăn một bữa no nê, chưa kể đàn bà và con trẻ.

Trong Tin Mừng thứ Tư, tác giả Gioan đã dành cả Chương 6 để bàn về ý nghĩa của sự kiện này và liên kết với chính bản thân Chúa Giê-su là Bánh Mì Hằng Sống, cũng từ Trời xuống như Manna mà xưa kia Thiên Chúa đã nuôi tổ tiên của người Do Thái trong sa mạc.

Các nhà chú giải kinh thánh đều nhìn nhận ý nghĩa biểu tượng của Bánh Hằng Sống trong Gioan Chương 6. Nhưng để hiểu được sâu xa điều này thật không dễ dàng. Làm sao để độc giả Việt Nam, vốn dĩ không phải là Do Thái, có thể hiểu được và liên kết với ý nghĩa sâu xa của câu chuyên của Tin Mừng? Bánh mì không phải là thức ăn truyền thống của người Việt. Nó chỉ mới được phổ biến từ đầu thế kỷ XX.

Trong tác phẩm này, tác giả đã khéo léo so sánh bữa ăn của người Do Thái với bữa cơm gia đình của người Việt để truyền đạt tư tưởng chính yếu của Tin Mừng. Có thể nói, trong văn hóa Việt Nam việc ăn uống khá quan trọng. Mọi sinh hoạt thiết yếu của người Việt gắn liền với chữ “ăn.” Từ bữa cơm gia đình cho đến bữa cỗ ngày Tết, trong đám cưới, đám tang, hay đám giỗ, bữa cơm không chỉ là việc ăn uống của cá nhân nhưng còn là bữa họp mặt của các thành viên trong gia đình, gia tộc. Đó là thời điểm mọi người quây quần để chia sẻ buồn vui trong những dịp vui buồn của cuộc sống. Gặp nhau là phải ăn. Ăn Tết, ăn cỗ, ăn cưới, ăn mừng, ăn giỗ. Gặp nhau thì hỏi “ăn cơm chưa?” 

Qua tập sách này, độc giả được biết về thêm về ẩm thực Việt Nam cũng như ẩm thực Do Thái. Từ thời cổ đại cho đến nay mặc dù người Việt đã tiếp thu thêm món ăn từ phương Bắc (bún gạo, đậu phụ, trà) cũng như phương Tây (bánh mì, thịt bò, cà-phê), nhưng về cơ bản, bữa cơm người Việt khá đơn giản: cơm, rau và cá. Bữa ăn căn bản của người Do Thái thời Tân Ước gồm bánh làm từ lúa mì hay lúa mạch, dầu ô-liu, rượu nho, có khi thêm cá (khô). 

Tác giả cũng so sánh cách ăn uống, bầy biện, phép xã giao và vai trò “nội tướng” của người phụ nữ trong bữa ăn gia đình của người Việt và Do Thái thời Tân Ước. Qua những nét tương đồng và ý nghĩa của bữa ăn, câu chuyện Bánh Mì Hóa Nhiều của Tin Mừng Gioan chương Sáu trở nên sống động hơn với độc giả người Việt. 

Để công việc rao giảng Tin Mừng trở nên hiệu quả đòi hỏi một đối thoại không ngừng giữa sứ điệp của Đức Ki-tô và các biểu tượng văn hóa của từng dân tộc. Làm sao để Đức Giê-su, vốn là một người con của Châu Á không còn là một người xa lạ với các dân tộc Á Châu, trong đó có Việt Nam? 

Đối với các môn đệ người Do Thái, thì Đức Giê-su chính là “Bánh Mì Hằng Sống”, nhưng với các tín hữu người Việt thì Ngài sẽ trở nên “Cơm Hằng Sống.” Bánh mì chỉ là thức ăn sáng, ăn lỡ bữa. Người Việt ăn gì thì ăn, phải ăn cơm mới chắc bụng. Cơm mới chính là lương thực hằng ngày. Độc giả có thể chưa quen với cách diễn đạt này. Nhưng điều tác giả muốn truyền đạt đến chúng ta chính là cuộc nhập thể lần thứ hai của Đức Giê-su qua ngôn ngữ và văn hóa, để Tin Mừng của Ngài có thể đi sâu vào tâm thức Việt Nam. 

Các giám mục của Thượng Hội đồng Giám mục Á Châu họp tại Roma năm 1998 đã khuyến khích việc truyền giáo ngang qua đối thoại văn hóa. Chính vì thế, tác giả đã cố gắng chuyển tải sứ điệp Tin Mừng trong cung cách văn hóa của người Việt, góp phần vào việc suy tư và công trình xây dựng một nền thần học bối cảnh mang tính cách Việt Nam. 

Mùa Chay 2021 
LM Trần Quốc Anh, SJ 
Đại Học Santa Clara, Hoa Kỳ

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn hóa Việt Nam
Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn hóa Việt Nam
Âm Hưởng Truyền Giáo trong Văn hóa Việt Nam
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEg4SrnSkxKLUa066JmbwGlQVrQAPoxzLK6Jp2CNcEIMUpzDvm09iO0x5bAC7xfXSCt1OZ2Z-7-ERSCQaWgIK0xj9Pv9oLBdivqOVvglJ6uEM5OcMuDaAIOaSjvjOJvpqN6ef3IriQphO4leI6iEyrBdbxJXqzUk7Ox1t7R50czpmRiM298SbFoopxos=w808-h374
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEg4SrnSkxKLUa066JmbwGlQVrQAPoxzLK6Jp2CNcEIMUpzDvm09iO0x5bAC7xfXSCt1OZ2Z-7-ERSCQaWgIK0xj9Pv9oLBdivqOVvglJ6uEM5OcMuDaAIOaSjvjOJvpqN6ef3IriQphO4leI6iEyrBdbxJXqzUk7Ox1t7R50czpmRiM298SbFoopxos=s72-w808-c-h374
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/10/am-huong-truyen-giao-trong-van-hoa-viet.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/10/am-huong-truyen-giao-trong-van-hoa-viet.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content