Góc Suy Gẫm - Mt 15,21-28; thứ Tư, tuần XVIII Thường niên – nhớ thánh Gioan M. Vianney

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mt 15,21-28; thứ Tư, tuần XVIII Thường niên – nhớ thánh Gioan M. Vianney

Góc Suy Gẫm - Mt 15,21-28; thứ Tư, tuần XVIII Thường niên – nhớ thánh Gioan M. Vianney 
Mùa dịch Covid-19 

1. Mùa dịch Covid-19 Chuyện chúng mình: 
NGƯỜI ĐỨNG SAU VẮC XIN COVID-19 CỦA PFIZER/BIONTECH 

Từng 3 lần bị đuổi việc. Rời quê hương với hành trang 1.000 USD. Đưa một công ty “vô danh” sau 6 năm có trị giá hàng tỉ USD. Ứng cử viên nặng ký nhất của giải Nobel Y sinh. Đó là những “gạch đầu dòng” sơ lược về tiến sĩ Katalin Karikó, người nghiên cứu ra công nghệ mRNA nền tảng của vắc xin chống Covid-19 hiện tại. 

Các tập đoàn Pfizer (Mỹ), BioNTech (Đức), Moderna (Mỹ) đang được vinh danh là những nhà tiên phong sản xuất vắc xin Covid-19 trên thế giới. Nhưng đứng sau thành quả mang tính cột mốc ấy - ít người biết - là Katalin Karikó, một nữ khoa học gia người Hungary. Cô là tấm gương của sự kiên cường khi chứng minh cho thế giới rằng những ai đã từng xem cô là “kẻ điên rồ” thì nay phải xếp hàng để chờ đến lượt được tiêm vắc xin của cô.

Công nghệ mRNA là gì? 

Hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta là một ngôi nhà được xây dựng từ “bản thiết kế” có sẵn. Khi thi công, nhà thầu sẽ đọc bản thiết kế này để lấy “thông tin” cho quá trình xây dựng. Rồi một hôm chúng ta muốn lắp thêm hệ thống chống trộm. Chúng ta sẽ báo “thông tin” này đến nhà thầu yêu cầu họ thực hiện mà không cần chỉnh sửa “bản thiết kế”. mRNA chính là “thông tin” được đọc từ “bản thiết kế”, là gien di truyền ADN nằm trong nhân tế bào. Nó giúp sản xuất những protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể. 

Khi tiêm vắc xin chứa mRNA của vi rút vào cơ thể người, nó sẽ mang thông tin của vi rút vào trong tế bào để sản xuất protein S đặc trưng, chính là những tua gai trên bề mặt của vi rút. Những protein này không phải là vi rút nên hoàn toàn vô hại. Hệ miễn dịch của chúng ta tưởng là có vi rút thật đang tấn công nên sẽ kích hoạt để sản xuất kháng thể phù hợp nhằm tiêu diệt hết các protein này. Thông tin kháng thể sẽ được lưu trữ cho các lần sau để khi xuất hiện vi rút thật thì cơ thể đã có ngay vũ khí để chống lại. 

Phương pháp này đạt hiệu quả 95%, quan trọng hơn là giúp “sản xuất đại trà” vắc xin. Nhân loại cần ít nhất 3,5 tỉ liều vắc xin để đạt mức 50% tiêm chủng nhằm chấm dứt dịch bệnh. Các phương pháp khác như: làm yếu vi rút của Trung Quốc hay vektor của Nga (dùng vi rút khác không nguy hại cơ thể để đưa thông tin mRNA của vi rút vào cơ thể người) sẽ khó sản xuất vắc xin số lượng lớn trong thời gian ngắn vì tính phức tạp. 

Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp mRNA là phải bảo quản lạnh âm 20 - 70 độ C, nhưng với công nghệ ngày nay thì đây không còn là thử thách lớn. 

Thời thế tạo anh hùng 

Katalin Karikó sinh năm 1955 ở Szolnok, một thành phố nhỏ ở phía bắc Hungary, trong gia đình có bố là tiểu thương, mẹ là kế toán. Cô theo học đại học và làm tiến sĩ chuyên ngành sinh học tại Trường đại học Szeged ở miền nam Hungary. Sau đó, cô làm việc tại Viện Nghiên cứu sinh học Szeged từ năm 1978 - 1985. Sau khi nhận quyết định thôi việc do viện có chế độ giảm cán bộ, cô cùng chồng và con nhỏ rời quê hương để sang Mỹ với con gấu bông được nhét 1.000 USD và theo đuổi hành trình mới của chính mình. 

Trải qua công tác tại một số trường đại học khác nhau, năm 2014, Karikó gia nhập Công ty BioNTech của Đức với chức danh phó chủ tịch. Thời điểm này, BioNTech vẫn là một cái tên “vô danh”, đến website còn chẳng có. Do vậy, có lẽ nằm mơ Karikó cũng không nghĩ sẽ có một ngày thế giới phải ghi nhớ tên cô, khi công trình nghiên cứu mRNA của cô - từng bị từ chối 20 năm trước - nay lại được dùng để điều chế vắc xin chống Covid-19 với thời gian kỷ lục chưa đầy 8 tháng, trong khi bình thường phải mất 5 - 10 năm. 

Với công trình mRNA kể trên mang tên Katalin Karikó, nhiều nhà khoa học nổi tiếng như nhà sinh học tiến hóa Richard Dawkins đã dự đoán Karikó sẽ là ứng cử viên nặng ký nhất cho giải Nobel Y sinh học năm nay. 

Tiến sĩ Phạm Trường Sơn 
(Nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/nguoi-dung-sau-vac-xin-covid-19-cua-pfizerbiontech-1326379.html) 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 15,21-28; thứ Tư, tuần XVIII Thường niên – nhớ thánh Gioan M. Vianney) 

Chúng ta sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu ai đó nói cho chung ta biết rằng, trên thiên đàng mai này, sẽ có rất nhiều người “ngoại đạo” được Thiên Chúa ân thưởng; còn rất nhiều người nhận mình là con cái Chúa nhưng lại bị loại ra ngoài. Tai sao ư? Xin thưa là vì những người ngoại đạo ấy tuy không mang danh là Kitô hữu, nhưng đã sống đức tin một cách mạnh mẽ, còn những người có đạo bị đuổi ra ngoài là vì họ tuy mang danh là Kitô hữu, nhưng đời sống của họ lại không phải là thể hiện niềm tin, thậm chí là đi ngược lại với giáo huấn của Thiên Chúa nữa. 

Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe cho biết, người đàn bà có con bị quỷ ám được Đức Giêsu chữa lành, không phải là người thuộc Do Thái giáo, mà là một phụ nữ ngoại giáo; thế nhưng, lòng tin của bà lại thật đáng để chúng ta khâm phục. Thật thế, trước lời nói xem ra cứng cỏi của Đức Giêsu: “Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó con”, bà đã đáp lại một cách khiêm tốn và đầy lòng tin: “Thưa Ngài: Đúng như thế, nhưng lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. Trước lòng tin sắt đá của bà, Đức Giêsu đã phải quả quyết: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy”. 

Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Thiên Chúa đã đối xử nhân hậu với những người ngoại đạo có lòng tin. Chẳng hạn, vào thời ngôn sứ Êlia, khi hạn hán xảy ra suốt ba năm sáu tháng khiến cho dân chúng phải đói khổ, nhưng vị ngôn sứ lại không được sai đến với một người nào trong dân Israel mà chỉ được sai đến với bà góa thành Sarépta thuộc hạt Xiđôn, là vùng đất của dân ngoại. Hay như vào thời ngôn sứ Êlisa, trong dân Do Thái không thiếu những người bị phong hủi, nhưng chỉ có quan Naaman, người Syri được ngôn sứ của Chúa chữa lành mà thôi, chỉ vì tất cả những con người đó đã có lòng tin. 

Ngày hôm nay cũng vậy, không ít những người mang danh là Kitô hữu, nhưng đời sống của họ có khi còn thua kém cả những người ngoại đạo: Cũng gian tham trộm cắp, cũng gian dối bất công, cũng hận thù ghen ghét. Chúng ta không lạ gì khi nghe Mahatma Ganhdi, một người vẫn được mọi người coi như một vị thánh, tuyên bố một câu đáng buồn đối với người tín hữu Kitô chúng ta, đó là: “Tôi yêu mến Đức Giêsu, nhưng tôi không yêu mến những người mang danh là Kitô hữu, bởi vì họ không giống Đức Giêsu chút nào”. Nói cách khác, một người xưng mình là Kitô hữu mà không sống những đòi hỏi của Tin Mừng, thì đức tin của người ấy, mặc dù có đó nhưng xem như đã chết. Bởi đó, thánh Giacôbê tông đồ đã nói: “Đức tin không việc làm là Đức tin chết” (Gc 2,26). 

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban cho chúng con ân ban đức tin. Chính nhờ đức tin đó mà hết thảy chúng con được gia nhập hàng nghĩa tử của Ngài. Nguyện xin Chúa tiếp tục ban ơn nâng đỡ để chúng con biết thực thi một đời sống đức tin thật sự sống động, được thể hiện bằng những việc làm cụ thể; ngay cả trong những lúc chúng con cảm thấy như thể Chúa im lặng trước lời cầu xin của chúng con. Xin dạy chúng con biết can đảm tỏ bày đức tin của mình trước những người chúng con gặp gỡ và can trường trong việc thực thi mọi điều thiện hảo; ngõ hầu nhờ đó mà Danh Chúa được nhiều người biết đến và ca tụng không ngừng. 

4. Lời bàn 

- Tin Mừng hôm nay có một điểm thú vị độc đáo, đồng thời cho biết đây là dịp hiếm hoi kể từ lúc khởi đầu sứ vụ đó là việc Đức Giêsu đi ra ngoài lãnh thổ của người Do Thái. Điều đó tiên báo sự lan tỏa của Tin Mừng ra khắp thế gian và cho thấy các hàng rào ngăn cách giữa dân riêng và thế giới dân ngoại bắt đầu bị hạ xuống. Đối với Đức Giêsu, đây là khoảng thời gian Ngài có chủ tâm tránh riêng ra bởi vì mọi sự sắp kết thúc. Ngài muốn dành thì giờ để dạy dỗ và chuẩn bị cho các môn đệ trước khi Ngài bước vào cuộc khổ giá. Ngài có nhiều điều phải nói cho họ và phải làm cho họ hiểu. Thế nhưng, ở Palestine, Ngài không tìm được một nơi nào để an ổn, bởi vì bất cứ Ngài đi đến nơi đâu, dân chúng cũng tìm được. Vì vậy Ngài đi thẳng về phía Bắc qua Galilê, rồi đến tận đất Tia và Xiđôn nơi dân Phinixi sinh sống. Ở đó, ít ra Ngài cũng được một thời gian yên ổn, vì sẽ không có người Do Thái nào theo Ngài vào đất của dân ngoại. 

- Thế nhưng ngay trên phần đất của dân ngoại, Đức Giêsu cũng chẳng được yên thân. Một người đàn bà có đứa con bị quỷ ám rất nặng tìm đến xin Ngài giúp đỡ. Lúc đầu dường như Đức Giêsu không để ý đến bà. Còn các môn đệ thì tỏ vẻ bực mình, thưa với Chúa rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!” Phản ứng của các môn đệ thật ra không phải là thương xót, nhưng trái lại họ thấy bà làm phiền mình quá nên hết thảy đều muốn tống cổ bà đi càng sớm càng tốt. Đáp ứng lời cầu xin của một người vì sợ người ấy quấy rầy là một phản ứng thông thường, nhưng nó hoàn toàn khác với sự đáp ứng vì tình yêu, nhân từ và thương xót của Đức Giêsu. Rất có thể nhiều lần chúng ta cũng hành xử giống hệt như các môn đệ. Chúng ta chấp nhận làm theo yêu cầu của người khác cách miễn cưỡng, hoặc giả là làm đại khái cho hết trách nhiệm. Tệ nhất có lẽ là khi chúng ta làm vì “vâng” mà trong lòng không hề “phục”. 

- “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. Gọi một ai đó là chó, thì tức là nói đến một sự nhục mạ thậm tệ. Người Do Thái xấc xược gọi người ngoại là “những con chó bất Trung”. Thời bấy giờ, chó là con vật kiếm ăn những thứ dơ bẩn ngoài đường, hung dữ, dơ dáy và thường bị bệnh, hoặc chí ít cũng là mang nơi nó những mầm bệnh gớm ghiếc. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ, giọng nói và cái nhìn đôi khi là một điều gì đó làm cho ý nghĩa được biểu hiện khác đi. Ngay cả trong một điều có vẻ thô bạo cũng có thể được nói với một nụ cười hòa nhã. Chúng ta có thể chắc chắn rằng nụ cười trên môi và cái nhìn thương xót trong cặp mắt của Đức Giêsu đã cất đi mọi vẻ nhục mạ và cay đắng trong lời nói của Ngài. Thứ đến, chữ “Kunaria” ở đây có nghĩa là con chó con nuôi trong nhà, tức là con vật cưng, khác với con chó chạy rông ngoài đường. Là một người Hy Lạp hiểu chuyện nên bà nhanh nhảu, hiểu ngay và liền ứng đối: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. Đôi mắt của Chúa rạng ngời vẻ hân hoan vì niềm tin sắt đá của người đàn bà. Ngài đã ban cho bà phước hạnh và sự chữa lành mà là mong muốn. Nói một cách khác, cô con gái được chữa lành nhờ vào đức tin kiên vững và thuần khiết của một người mẹ ngoại giáo. 

- Chúng ta học được điều gì nơi người đàn bà ngoại giáo này? 
+ Trước hết, bà là người có lòng yêu thương con cái hết mực. Bà đã xem nỗi bất hạnh của con bà như là của chính mình. Tình thương của bà như thể nói lên tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Chính bởi tình yêu thương dành cho con đã khiến bà tìm đến với Đức Giêsu bằng mọi giá: Chính vì tình yêu đã khiến bà cam chịu sự nín lặng, lạnh nhạt của người khác để rồi tiếp tục lạy lục van xin; chính tình yêu đã khiến bà cam chịu đau khổ vì lời từ chối tàn nhẫn; và cuối cùng, cũng chính vì tình yêu ấy đã khiến bà có thể thấy được niềm thương cảm phía sau những lời nói của Đức Giêsu. Sức mạnh lèo lái người đàn bà này không gì khác hơn là tình yêu của một người mẹ, và không có gì mạnh hơn, gần gũi Chúa hơn là một tình yêu giống như thế. 

+ Ngoài ra, chúng ta còn nhận ra một thứ đức tin lớn dần lên qua sự tiếp xúc với Đức Giêsu. Ban đầu, bà gọi Ngài là Con Vua Đavít, đó là một tước hiệu phổ thông hay một danh hiệu mang tính chính trị. Đó là một danh hiệu xem Đức Giêsu như một người làm phép lạ phi thường nhất, nhưng cũng là một danh hiệu nhìn nhận Ngài theo ý nghĩa vinh quang và có quyền lực theo nghĩa trần gian. Bà đến nài xin ân huệ với một người mà bà cho là vĩ nhân và đầy quyền năng thực sự. Rất có thể bà đến với Chúa trong tinh thần của một người mê tín đến với thầy phù thủy. Thế nhưng sau cùng, bà gọi Đức Giêsu là Chúa. Bà nhìn thấy ở nơi Đức Giêsu một thứ gì đó không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ phàm trần, nhưng là điều gì đó thuộc về thượng giới. Chính đó là điều Đức Giêsu muốn đánh thức nơi bà trước khi ban cho bà điều bà cầu xin. Chúng ta thấy đức tin của người đàn bà này tăng trưởng khi mà được đối diện với Đức Giêsu. Chúng ta theo Chúa đã lâu; thế nhưng, có khi nào chúng ta tự lượng giá xem đức tin của mình có tỉ lệ thuận với quãng thời gian chúng ta tin nhận Chúa không nhỉ?

+ Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy, lúc ban đầu, bà đi theo và cuối cùng là quỳ xuống; bà bắt đầu bằng lời cầu xin và chấm dứt bằng lời cầu nguyện, có thể nói như vậy. Mỗi khi đến với Đức Giêsu, trước hết chúng ta cũng phải đến với tấm lòng tôn thờ sự uy nghiêm của Ngài, rồi sau đó mới trình bày những nhu cầu của chúng ta. Đừng vì nôn nóng Thiên Chúa đáp ứng những đòi hỏi của chúng ta mà quên đi lời chúc khen và cảm tạ Danh Thánh. + Mặt khác chúng ta cũng thấy, nơi người đàn bà này có một quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Bà không hề nản lòng. Người đàn bà này đến với Chúa không chỉ vì Ngài có thể giúp đỡ, nhưng vì Ngài là nguồn hy vọng duy nhất của bà. Bà đến với niềm hy vọng tha thiết, với nhu cầu cấp bách, với quyết tâm không chịu nản lòng. Nơi bà, có một đức tính tối cần để cho lời cầu nguyện được hữu hiệu, đó là bà có lòng thiết tha yêu mến, chí ít là dành cho con của mình. 

+ Và cuối cùng, người mẹ này có một tinh thần lạc quan hiếm có. Bà đang ở trong tình trạng bối rối, tâm can như lửa đốt, thế mà bà vẫn có thể mỉm cười, vẫn tràn trề hy vọng. Chắc chắn Chúa sẽ yêu thích một đức tin lạc quan, nơi mà trong ánh mắt luôn luôn có tia hy vọng, một đức tin với nụ cười có thể xua tan nỗi u sầu. Như vậy, người mẹ này đã mang đến với Đức Giêsu một tình yêu can đảm và bạo dạn; một đức tin vững vàng cho đến khi quỳ lạy dưới chân Chúa; một quyết tâm sắt đá xuất phát từ niềm hy vọng cùng với một tâm hồn lạc quan không hề hoảng sợ. Đó chẳng phải là tấm gương sáng đối với mỗi người trong chúng ta sao? 

-“Các tập đoàn Pfizer (Mỹ), BioNTech (Đức), Moderna (Mỹ) đang được vinh danh là những nhà tiên phong sản xuất vắc xin Covid-19 trên thế giới. Nhưng đứng sau thành quả mang tính cột mốc ấy - ít người biết - là Katalin Karikó, một nữ khoa học gia người Hungary. Cô là tấm gương của sự kiên cường khi chứng minh cho thế giới rằng những ai đã từng xem cô là “kẻ điên rồ” thì nay phải xếp hàng để chờ đến lượt được tiêm vắc xin của cô”. Ai đó nói với chúng ta rằng, “yêu khoa học là yêu sự thật, bởi vậy, tính trung thực là phẩm chất cơ bản của nhà khoa học”. Một người mẹ từng nhiều lần bị đuổi việc nhưng bà không từ bỏ đam mê của mình; bởi vì ngoài sở thích nghiên cứu, bà cũng còn phụ lo sinh kế cho gia đình và con cái. Một khoa học gia từng gõ cửa nhiều nơi để xin việc nhưng đều bị từ chối bởi vì người ta chưa nhận ra tài năng xuất chúng nơi bà. Một mai khi đại dịch qua đi, nhân loại này sẽ nhớ và biết ơn bà như một nữ khoa học gia, một nữ anh hùng. Cùng lúc đó, nhiều người sẽ cảm hối tiếc vì đã từng xem bà như là một “kẻ điên rồ”, thậm chí còn muốn bà rời khỏi cơ quan của mình càng sớm càng tốt. Phản ứng của những con người này xem chừng rất giống với các môn đệ của Đức Giêsu khi đối diện với người đàn bà trong Tin Mừng hôm nay. Cả hai người đàn bà này đều tìm thấy ý nghĩa cuộc đời của mình nên đã chấp nhận làm mọi việc cốt để biến ước mơ thành hiện thực. Điểm gặp gỡ giữa họ chính là niềm tin và không chấp nhận bỏ cuộc. Người đàn bà gốc Phinixi này sẽ sống mãi trong các trang Tin Mừng, và trở nên kiểu mẫu cho những người tin. Bà từng bị những người Do Thái chính thống khinh miệt nhưng trước mặt Chúa, bao giờ bà cũng được tuyên dương. Còn nữ khoa học gia Katalin Karikó, người từng bị các đồng nghiệp xem là kẻ “mộng mơ giữa những chân trời khoa học”, rồi đây sẽ nhận được những lời tán dương khen ngợi sau tất cả những gì bà đã cống hiến cho nhân loại này. Chúng ta mong cho cơn đại dịch mau được kiểm soát nhờ những phát kiến của khoa học và cũng mong sao cho mọi người biết nhìn nhận cũng như tôn trọng những tài năng mà Chúa đã phú ban cho mỗi người. 

Viết Cường, O.P. 

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,190,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,70,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1212,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4621,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,520,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mt 15,21-28; thứ Tư, tuần XVIII Thường niên – nhớ thánh Gioan M. Vianney
Góc Suy Gẫm - Mt 15,21-28; thứ Tư, tuần XVIII Thường niên – nhớ thánh Gioan M. Vianney
Góc Suy Gẫm - Mt 15,21-28; thứ Tư, tuần XVIII Thường niên – nhớ thánh Gioan M. Vianney
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgotIKZQ3LJiF9XBWHBNPzHbX-fryoTXT9pf8FdIA6e0uaTFtaz69J7ZSwPHrsGFErR7amCYe-wVuiSW1GVhft9_2lxRxaFWMIasnea8kCOstD8oYpEaAlStD-KcrEuMjL-OFSYbOKvGT0/w750-h429/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgotIKZQ3LJiF9XBWHBNPzHbX-fryoTXT9pf8FdIA6e0uaTFtaz69J7ZSwPHrsGFErR7amCYe-wVuiSW1GVhft9_2lxRxaFWMIasnea8kCOstD8oYpEaAlStD-KcrEuMjL-OFSYbOKvGT0/s72-w750-c-h429/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/08/goc-suy-gam-mt-1521-28-thu-tu-tuan.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/08/goc-suy-gam-mt-1521-28-thu-tu-tuan.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content