Góc Suy Gẫm - Mt 14,22-36; thứ Ba, tuần XVIII Thường niên

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mt 14,22-36; thứ Ba, tuần XVIII Thường niên

Góc Suy Gẫm - Mt 14,22-36; thứ Ba, tuần XVIII Thường niên 
Mùa dịch Covid-19 

1. Chuyện chúng mình: BÉ 9 NGÀY TUỔI ĐƯỢC CHỞ VỀ QUÊ TRÊN XE MÁY ĐÃ ĐƯỢC GIÚP ĐỠ Ở ĐÀ NẴNG 

TTO - Sáng 31-7, anh Trần Vương, thành viên Câu lạc bộ xe bán tải Tp. Đà Nẵng, cho biết mọi người đã thuê ôtô đưa vợ chồng anh Xồng Bá Xô và cháu bé 9 ngày tuổi về quê Nghệ An. Gia đình này đã chạy xe máy hơn 1.000km về quê từ Bình Dương.

Anh Vương cho biết giữa khuya anh nhận được tin người quen có trường hợp cháu bé sơ sinh được cha mẹ đưa về quê bằng xe máy. Cả nhóm chờ đợi tới 3h sáng nhưng trong đêm tối, đoàn người quá đông nên không tìm được. Cuối cùng phải nhờ đến CSGT gọi loa giúp đỡ. Do trường hợp đặc biệt nên nhóm quyết định chờ cho bằng được. 

Khi gặp mới biết vợ chồng anh Xồng Bá Xô, người dân tộc thiểu số ở Nghệ An, do quá khó khăn nên quyết định ẵm con vừa mới sinh về quê. Anh Vương kể đây là trường hợp đặc biệt nhất câu lạc bộ anh gặp trong đoàn người về quê những ngày qua. Do bé quá nhỏ nên quá trình tiếp xúc ai cũng nhắc nhau phải giữ khoảng cách an toàn cho bé. "Hình dung ra đoạn đường anh chạy xe máy đưa con về tới Nghệ An mà rùng mình. Cuối cùng chúng tôi quyết định giữ cả nhà lại tới sáng để thuê xe đưa cả nhà về quê" - anh Vương kể. 

Anh Vương cho biết mọi người góp tiền thuê xe và còn cho thêm anh Xô 3 triệu đồng làm lộ phí. Do xe còn chỗ nên bố trí đi cùng một gia đình có 2 cháu nhỏ. Chiếc xe máy đang hỏng của anh Xô cũng được các thành viên Câu lạc bộ xe bán tải Tp. Đà Nẵng mang đi sửa. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại, anh Xồng Bá Xô cho biết, anh và vợ Phùng A Tranh là công nhân một nhà máy làm tủ gỗ ở Bình Dương. Dù công ty không có ca mắc COVID nhưng do tình hình chung đóng cửa gần 2 tháng nay nên vợ chồng anh phải nghỉ việc. Hai vợ chồng dự định về quê hơn tháng trước nhưng vì vợ mang bầu sắp sinh nên phải ở lại. Tuần rồi, vợ anh sinh được bé trai 2,6kg, cả nhà ở trong viện 4 ngày sau đó ra viện. "Mấy tháng nay ở nhà lo cho vợ sinh nở nên đã tiêu hết tiền tiết kiệm. Tôi bàn với vợ phải về vì không biết dịch kéo dài tới bao giờ. Anh em xung quanh ai cũng về quê nên hai vợ chồng gói đồ luôn, dọc đường đi có gì ăn nấy" - anh Xô nói. 

Anh Xô cho biết 3 ngày trước vợ chồng anh quấn con trong khăn rồi xuất phát cùng đoàn hơn 50 người về quê bằng xe máy. Đi chung chuyến có anh trai và chị dâu. Nhưng hành trình từ Bình Dương về xe anh nhiều lần bị hư nhông phải dừng lại sửa. Đoàn người quá đông nên lạc mất anh chị, điện thoại cũng không liên lạc được nên chưa biết họ đã về tới quê chưa. 
"Chuyến này vợ chồng em về quê luôn, về quê có gì ăn nấy" - anh Xô nói. 

TRƯỜNG TRUNG 
(Nguồn: https://tuoitre.vn/be-9-ngay-tuoi-duoc-cho-ve-que-tren-xe-may-da-duoc-giup-do-o-da-nang-20210731091017032.htm) 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 14,22-36; thứ Ba, tuần XVIII Thường niên)

Câu chuyện Đức Giêsu đi trên mặt nước được trích đọc hôm nay gợi lại hai sự việc trong Cựu Ước: Thiên Chúa tỏ uy quyền trên hỗn mang nguyên thuỷ để tạo dựng trời đất và khống chế Biển Đỏ để giải thoát Dân Ngài. Qua đó, không những Đức Giêsu tỏ mình như là Mêsia trong chuyện hoá bánh ra nhiều, mà hơn nữa, Ngài còn cho thấy phần nào Ngài hành động như Thiên Chúa trong cuộc tạo thành vạn vật. Thật vậy, đó cũng là cảm tưởng của những kẻ ở trong thuyền lúc bấy giờ, vì họ bái lạy Ngài và tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa. ALời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy, Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với con người trong từng phút giây của cuộc sống. Tuy nhiên, vì con người bị chi phối bởi không gian và thời gian, nên dễ có cảm tưởng là Thiên Chúa vắng mặt, nhất là vào những giờ phút đau khổ. Chính các môn đệ hôm nay cũng nghĩ rằng, khoảng cách về không gian đã làm cho Đức Giêsu không thể đến với họ được. Bởi đó, các ông hoàn toàn sửng sốt khi thấy Đức Giêsu đi trên mặt biển để đến với họ. 

Thế nhưng, để có thể nhận ra Chúa luôn đồng hành với con người trên mọi nẻo đường và trong từng phút giây của cuộc sống, đòi con người phải vững tin. Đức Giêsu có lý khi trách Phêrô là kém tin. Ngay từ lúc ban đầu, với lòng tin, Phêrô đã có thể đi trên mặt nước để đến với Đức Giêsu. Tuy nhiên, khi thấy gió thổi mạnh, lòng tin của ông lại nao núng khiến ông bị chìm dần xuống nước. Đức Giêsu đòi chúng ta phải hoàn toàn tuyệt đối tin vào sự hiện diện của Ngài, nhất là tin vào quyền năng của Ngài. Chính dân chúng miền Ghennêxarét đã là tấm gương cho chúng ta về niềm tin ấy khi họ xác tín rằng, chỉ cần sờ được vào tua áo choàng của Đức Giêsu, thì họ được chữa lành và đã xảy ra đúng như thế. 

Hiểu được như vậy, chúng ta mới thấy rằng, theo Chúa mà không hoàn toàn đặt trọn niềm tin vào một mình Chúa, tức là không tin vào sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa, và cũng là nghi ngờ quyền năng của Thiên Chúa. Nói một cách khác, bao lâu còn nghi ngờ tình thương mà lúc nào Thiên Chúa cũng muốn dành cho chúng ta thì lấy đâu ra cơ hội để hoàn tất những điều Chúa muốn chúng ta thi hành. AHình ảnh Phêrô đi trên mặt nước hôm nay, cũng như hành động tin tưởng của dân miền Ghenêxarét đã cho chúng ta thấy, với lòng tin kiên vững, chúng ta có đủ sức để vượt thắng mọi được khó khăn và thử thách, dĩ nhiên không phải do sức riêng của chúng ta mà là do ơn Chúa ban tặng.

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con luôn tin vào sự hiện diện yêu thương và quyền năng của Chúa trong cuộc đời, nhất là khi chúng con phải đối diện với những gian nan thử thách của cuộc sống. Xin đừng để chúng con tự biến mình thành kẻ hèn nhát và kém tin bởi chỉ lo cậy dựa vào sức của riêng mình. Xin gìn giữ chúng con khỏi ba thù hiểm ác và đừng để chúng con sờn lòng hay nản chí dẫu biển đời đầy bão tố phong ba. 

4. Lời bàn 

- Sau khi cho đám đông ăn xong, Đức Giêsu bảo các môn đệ ra đi. Mátthêu nói rằng, Ngài bắt họ xuống thuyền qua bờ bên kia trước. Thoạt nghe chữ “bắt” có vẻ hơi lạ, nhưng nếu quay sang lý do mà Gioan nêu ra trong biến cố này, chúng ta sẽ tìm thấy lời giải thích rõ ràng hơn. Gioan nói rằng, sau khi cho dân chúng ăn thì đám đông tuốn đến với Ngài và dùng áp lực để đưa Ngài lên làm vua (Ga 6,15). Tại xứ Palestine sôi động ấy, khi đã có phong trào quần chúng cổ vũ thì một cuộc cách mạng rất có thể sẽ xảy ra cách mau chóng. Đó là một tình trạng nguy hiểm, và các môn đệ có thể càng làm cho tình huống thêm rắc rối vì họ vẫn nghĩ về Đức Giêsu như là một thế lực trần gian. Đức Giêsu bảo các môn đệ của mình rời đi, vì Ngài thấy rằng, tốt hơn hết là Ngài nên đối phó một mình và không muốn các môn đệ can dự vào. 

- Khi còn lại một mình, Đức Giêsu lên núi để cầu nguyện. Một cơn gió mạnh đột nhiên kéo đến, hồ nổi sóng và các môn đệ phải chiến đấu chống lại sóng gió nhưng không có gì khả quan. Khi trời gần về sáng, Đức Giêsu bắt đầu đi đến với các môn đệ. Mátthêu thuật lại rằng, Đức Giêsu đi trên mặt biển mà đến với họ. Ngài đến với họ thật bất ngờ, đến nỗi họ hoảng hốt và tưởng là gặp ma khi nhìn thấy Đức Giêsu. Chúng ta nhận ra ý nghĩa của câu chuyện này thật rõ ràng. Trong giờ phút môn đệ cần thì Chúa đến với họ. Khi gió ngược, lúc chúng ta phải chiến đấu trong cuộc sống thì Đức Giêsu có mặt ở đó để giúp đỡ. Và khi có một một nhu cầu thì Ngài cũng đang ở bên cạnh để cứu giúp chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra, chạy đến với Ngài và chìa tay ra để xin trợ giúp hay không. Biển trần gian muôn trùng sóng vỗ, giữa ba đào cuồn cuộn nước mênh mông nên lắm khi khiến chúng ta kiệt sức và cũng chẳng còn giữ vững được tay chèo. Gian nan khốn khó liên tiếp ập đến khiến cho chiếc thuyền đời của chúng ta xoay lòng vòng và rồi mất phương hướng. Những lúc như thế, nếu chúng ta thiếu kiên vững trong đức tin thì hẳn là những ngọn triều lên xuống sẽ kéo chúng ta xa bờ, xa dần và rồi mất hút. 

- Chúng ta thường phải đối diện với cuộc chiến đấu của chính mình, với hoàn cảnh, với những cám dỗ, với sầu khổ và với những quyết định của chính chúng ta. Chính trong những giờ phút như thế, chúng ta không lo phải chiến đấu một mình, vì Đức Giêsu sẽ đến và đưa tay ra để cứu vớt; hơn nữa, Ngài còn trấn an chúng ta hãy yên tâm và đừng sợ hãi. Cuộc đời của con người, đặc biệt là của người tín hữu Kitô chúng ta, có thể được ví như một cuộc vượt biển để đi tới nơi mà chúng ta hằng trông đợi. Nếu như có những lúc trời yên biển lặng và có khi sóng cả chập chùng, thì cuộc đời của mỗi người chúng ta cũng y như vậy, có những thời khắc bình an vô sự, nhưng cũng không thiếu những thời điểm gian nan, thử thách dồn dập xảy đến làm cho chúng ta đau khổ, hoang mang và lo sợ. Nhưng, có lẽ điều khiến đau khổ hơn cả, chính là những khi đó, chúng ta lại cảm thấy dường như Chúa không còn hiện diện bên cạnh chúng ta hoặc nếu có Chúa ở đó, thì xem ra Ngài cũng không thể làm cho tình thế thay đổi. 

- Chúng ta nên nhớ rằng, trong hoàn cảnh tưởng chừng như hoàn toàn tuyệt vọng, thì Đức Giêsu đã xuất hiện và Ngài đem đến cho các môn đệ sự bình an: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng, để có được sự bình an đó, đòi phải có đức tin. Phêrô đã bị Đức Giêsu khiển trách là kém tin. Và vì kém tin, nên ông đã không còn đứng vững được nữa. Vậy, để được bình an trong thử thách, chúng ta phải có đức tin, nhưng tin gì? Xin thưa, tin rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, không khi nào xa lìa chúng ta và Ngài cũng chẳng bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ thử thách nào. Như vậy, đau khổ không nằm trong chính những gian nan và thử thách mà là vì chúng ta không còn đủ tin vào sự hiện diện của Chúa trong khi gặp những điều bất ưng hay hoạn nạn. Kinh Thánh cho chúng ta thấy, mỗi khi con người cảm thấy sợ hãi trước sứ mạng được trao, Thiên Chúa đều cho họ một bảo đảm duy nhất là: “Ta sẽ ở với con”. Là những Kitô hữu, chúng ta có đủ tin vào sự hiện diện của Chúa như thế không? Hay chúng ta còn lừng khừng và bị Chúa quở trách như Ngài đã từng làm với Phêrô? 

- Không có đoạn Tin Mừng nào trong Tân Ước biểu lộ cá tính của Phêrô đầy đủ như đoạn này. Trước hết, như chúng ta thấy, Phêrô thường phản ứng rất mau lẹ nhưng cũng đầy cảm tính. Có cảm giác những lầm lỗi mà ông luôn mắc phải là hành động không chịu nhìn rõ thực trạng và cũng chẳng cân nhắc kỹ càng. Ông đã làm như vậy khi xác nhận lòng trung thành không gì có thể lay chuyển đối với Đức Giêsu (Mt 26,33-35); nhưng sau đó ông lại chối Thầy, không phải một mà là ba lần. Tuy vậy, tội lỗi đó vẫn chưa đến nỗi nào; bởi vì, chung quy mọi rắc rối của Phêrô đều do ông đã để tình cảm chi phối hành động, cho nên dù đôi lần ông vấp ngã, nhưng lòng ông lúc nào cũng ngay thẳng, thành thực vì bản chất của ông luôn luôn là vì yêu thương. Thế nhưng, dù sao thì chúng ta cũng đừng quên một điều rất đặc biệt đó là, Phêrô không bao giờ thất bại ở những giây phút cuối. Trong khoảnh khắc thất bại, ông luôn biết nắm chặt lấy Đức Giêsu. Điều kỳ diệu là cứ mỗi lần ông vấp ngã, ông lại trỗi dậy, và rồi những thất bại đó lại mang ông đến gần Đức Giêsu hơn. Như người ta thường hay nói, một vị thánh không phải là một người không hề vấp ngã, nhưng một vị thánh là người có thể trỗi dậy và tiếp tục đi sau khi vấp ngã. Quả vậy, sự thất bại của Phêrô chỉ làm cho ông càng thêm yêu mến Chúa hơn. Duyệt xét lại đời sống đức tin, chúng ta rút ra được bài học gì từ con người cũng như tính cách của vị tông đồ trưởng này không nhỉ? 

- Những câu cuối cùng của chương sách này trình bày một cách cẩn thận về những điều Đức Giêsu đã làm. Ở trích đoạn này cho thấy, khi Đức Giêsu xuất hiện đến đâu, thì dân chúng vây quanh để xin Ngài giúp đỡ đến đó. Ngài không bao giờ từ chối họ bất cứ điều gì. Ngài chữa lành bệnh tật cho hết thảy mọi người. Ở đây chỉ đơn giản ghi lại sự chữa lành của Đức Giêsu một cách vắn gọn. Điều lớn lao nhất về Đức Giêsu chính là việc Ngài dạy người ta biết về một Thiên Chúa bằng cách bày tỏ cho họ thấy, Thiên Chúa yêu thương con người là như thế nào. Ngài không nói suông với người ta nhưng là tỏ bày cách cụ thể để họ nhận biết. Giảng dạy về tình yêu của Thiên Chúa bằng lời nói suông mà không bày tỏ tình yêu đó qua hành động thì chẳng có ích gì. Đây là một bài học dành cho hết thảy mọi người; bởi vì, chẳng phải chúng ta từng dạy người khác một đàng, còn bản thân mình thì sống một nẻo sao? 

- Dù sao đi nữa thì kết thúc chương 14 lại gợi lên một điều đó không vui. Thật vậy, khi đọc những câu Kinh Thánh cuối cùng của chương sách này, ta không thể không thấy một sự thật đau lòng là có rất nhiều người đến với Đức Giêsu chỉ để được thỏa mãn những điều họ cần Ngài giúp đỡ. Một khi đã nhận được ơn chữa lành mà họ tìm kiếm thì họ thôi không sẵn sàng đi xa hơn nữa với Chúa. Người ta vui vì được cứu chữa, được nuôi ăn; nhưng bấy nhiêu thì chưa đủ để lôi kéo họ trở thành môn đệ. Một khi Đức Giêsu không đáp ứng những yêu cầu của họ, họ sẵn sàng quay lại chống đối và tố cáo Ngài. Điều đó sẽ trở nên rõ ràng hơn trong cuộc Thương khó của Đức Giêsu. Đó cũng là trường hợp của những người muốn hưởng đặc quyền đặc lợi của Kitô giáo nhưng lại không muốn nhận những trách nhiệm mà Giáo Hội giao cho. Nhiều người trong chúng ta chỉ nhớ đến Chúa khi cần Ngài giúp đỡ; còn khi xong việc, chúng ta quên mất ngay cả chuyện giản đơn nhất là cảm ơn Ngài. Tôi nói như thế có quá không nhỉ? 

- “Mấy tháng nay ở nhà lo cho vợ sinh nở nên đã tiêu hết tiền tiết kiệm. Tôi bàn với vợ phải về vì không biết dịch kéo dài tới bao giờ. Anh em xung quanh ai cũng về quê nên hai vợ chồng gói đồ luôn, dọc đường đi có gì ăn nấy”. Đây có thể coi là một quyết định đầy táo bạo và mạo hiểm. Nó giống như một cuộc tháo chạy để tìm đến chốn an toàn. Thế nhưng, trong cuộc tháo lui này, ngoài đôi vợ chồng trẻ thì còn có thêm một đứa con thơ chưa đầy mười ngày tuổi. Ai nghe biết chuyện này cũng muôn phần xót xa cho phận người cùng khổ, vì mưu sinh phải lặn lội tận đất khách quê người, nay dịch dã hoành hành đành dắt díu nhau về lại quê cha đất tổ. Xưa các môn đệ bị “đẩy” vào giữa cơn gió chướng và cảm thấy âu lo, nhưng rồi có Thầy Giêsu đến bên cạnh đỡ nâng, an ủi cho họ. Nay đôi vợ chồng trẻ cũng được những người thiện chí giúp đỡ tận tình. Ngang qua sự tiếp đón nồng hậu của những người dân Đà Nẵng giúp chúng ta nhận thấy: “Sự nhiệt tình mang theo phép màu đích thực. Nó tạo ra điều khác biệt giữa sự tầm thường và thành tựu” (Norman Vincent Peale). Chúng ta mong một cái kết đẹp cho đôi vợ chồng trẻ và cháu bé này. Chúng ta cũng tin, cuộc hành trình gian khó này sẽ mãi là chất keo kết dính tình yêu thương trong gia đình của họ. Nếu được như vậy thì đây có thể được gọi là một cuộc mạo hiểm để đời, nhất là với cậu bé trong câu chuyện này, và hơn hết, nó cũng đúng với những gì mà Johann Wolfgang von Goethe từng nói: “Những ý tưởng táo bạo giống như các quân cờ tiến về phía trước. Quân cờ có thể bị ăn, nhưng chúng có thể giúp bạn chiến thắng”. 

Xin được mượn lời bài thơ sau đây để kết thúc bài chia sẻ này: 

Con đừng khóc… ba xin 
Cho mẹ ngủ bên vệ đường chút nữa 
Bầu sữa lép bởi đường trường cháy lửa 
Ngàn cây số có là gì với khao khát trở về quê… 

Con ngủ trong cái nắng gắt chiều hôm, 
Mặt con đỏ bừng và nước mắt ba rơi ướt đầm tã lót, 
Không đất nào đuổi mình đi, nhưng con ơi cái đói, 
Nó rượt đuổi sau lưng vắt kiệt sức ba rồi… 

Em ôm con chặt nhé, để anh cột em vào lưng, 
Lỡ em mệt thiếp lỏng tay ôm con bé bỏng, 
Cọng dây này giữ cho em thêm chịu đựng, 
Đường quá dài so với sức lực của chúng ta… 

Sau này ba sẽ kể con nghe, 
Cái ngày chúng ta tháo chạy để trở về cái nơi từng từ bỏ, 
Xin quê hương rộng lòng, xin quê hương mở cửa, 
Đôi chân khốn cùng chỉ còn đất mẹ để dung thân… 

31.07.2021
Nguyễn Thị Việt Hà 

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mt 14,22-36; thứ Ba, tuần XVIII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 14,22-36; thứ Ba, tuần XVIII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 14,22-36; thứ Ba, tuần XVIII Thường niên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj_p4YfmXalvjNt49N_h5QglLB3Uq5LH5ZB3s6umB5q6vhp6m-Fb8z9eYL0bBpJ8ML4-gAp3LAGJ2w5zNsF5tj_x6SzN1sEgNWonDpj5T87xaTPCVwW1qdvfhtMzyHLfu2ceMF0SG4QTpg/w773-h442/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj_p4YfmXalvjNt49N_h5QglLB3Uq5LH5ZB3s6umB5q6vhp6m-Fb8z9eYL0bBpJ8ML4-gAp3LAGJ2w5zNsF5tj_x6SzN1sEgNWonDpj5T87xaTPCVwW1qdvfhtMzyHLfu2ceMF0SG4QTpg/s72-w773-c-h442/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/08/goc-suy-gam-mt-1422-36-thu-ba-tuan.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/08/goc-suy-gam-mt-1422-36-thu-ba-tuan.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content