Góc Suy Gẫm - Mt 10,34 - 11,1; thứ Hai, tuần XV Thường niên

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mt 10,34 - 11,1; thứ Hai, tuần XV Thường niên


Góc Suy Gẫm - Mt 10,34 - 11,1; thứ Hai, tuần XV Thường niên Mùa dịch Covid-19 

1. Chuyện chúng mình: NGƯỜI ĐÀ LẠT HÀO PHÓNG, TẶNG SÀI GÒN NGUYÊN VƯỜN RAU

TTO - Khi TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam bước vào cao điểm của dịch COVID-19, người Đà Lạt mau chóng mang rau gửi tặng. Rất hào phóng, người Đà Lạt tặng rau là tặng nguyên cả vườn. AKhông chỉ lúc Tp.HCM bắt đầu giãn cách theo chỉ thị 16 thì người dân Đà Lạt mới bắt đầu chuyển rau tặng đi các nơi. Khi Phú Yên bước vào giai đoạn khó khăn chống dịch, hàng tấn rau miễn phí mỗi ngày đã được chuyển đi. Và khi Tp.HCM căng thẳng, rau củ trở nên đắt đỏ thì người Đà Lạt càng tăng cường lượng rau tặng. 

Cách làm của người Đà Lạt đơn giản nhưng hiệu quả, ai có công góp công cắt rau, chủ vườn nào có lòng tặng rau thì báo để các nhóm thiện nguyện tổ chức đến cắt, ai có xe vận chuyển đi Tp.HCM hay các tỉnh thì góp chuyến xe. Các nhóm thiện nguyện phối hợp nhau theo kiểu cùng chia sẻ. Nhóm nào chuyển ra tặng đi các địa điểm của mình đủ rồi thì tìm chở đến góp với các nhóm khác để tránh trùng lắp địa điểm và không lãng phí rau củ nông dân tặng. 

Chị Trúc Công cùng các anh em nhiếp ảnh phong cảnh, động vật ở Đà Lạt ban đầu tổ chức khoảng 7 người đi mua rau tặng người dân Phú Yên, Tp.HCM, nhưng khi nói rõ mục đích thì các chủ vườn xin "được tặng". Sau gần một tuần, "biệt đội cắt rau" có sự tham gia của chị Trúc Công đã lên vài chục người. "Ngày nào cũng có chủ vườn gọi cho rau, cho nguyên vườn. Anh em tổ chức cắt, góp tiền mua vật tư để đóng gói. Có người không có rau thì đề nghị cho một số thùng cá tầm tươi. Lượng rau nhiều tới mức anh em làm không được nghỉ tay", chị Trúc Công chia sẻ. Chị Đinh Ngọc Bảo Vy (36 tuổi) tranh thủ lúc sản xuất hoa đang chững lại đã tham gia cùng nhiều người Đà Lạt lẫn người dân các tỉnh đang làm việc tại Đà Lạt đi gom rau tặng người dân vùng có dịch. 

"Người Đà Lạt hào phóng, chủ xe vận tải không lấy tiền chở, chủ vườn cho rau không tính cân, ký mà cho nguyên vườn, cắt hết vườn này thì qua vườn khác. Nhờ vậy mà anh chị em chỉ lo cắt, đóng gói rồi tổ chức chuyển đi đúng giờ để kịp đến tay người nhận đúng lúc cần thiết nhất", chị Vy kể. 

Sau gần một tuần, lượng rau từ nhóm chị Vy, chị Trúc Công đã hơn 30 tấn. Theo ghi nhận của nhóm, việc xin rau từ nông dân không còn khó khăn nhưng việc tổ chức xe chuyển rau đi mỗi lúc mỗi khó, nhất là khi lượng rau được gửi tặng ngày càng nhiều. 

"Bà con nhiệt tình cho rau, mình thiếu người cắt nên phải thật chắc chắn là chuyển đi được mới dám nhận. Sợ sức của anh em không đủ để làm mọi thứ trọn vẹn rồi uổng rau củ của bà con", chị Vy không giấu lý do nhóm không dám nhận lời "cho rau" của bà con một cách ồ ạt. Do các yêu cầu chống dịch, các nhóm thiện nguyện tại Đà Lạt không thể dùng lực lượng lớn tăng tốc thu hái, chuyển rau đi Tp.HCM nên những người tham gia phải làm việc như những nông dân thực thụ. Với nhiều người, đây là công việc quá sức và họ phải tự động viên "lấy vui để quên mệt". 

Hiện nay, các hội nhóm tại Đà Lạt cũng đăng nhiều lời kêu gọi cùng ủng hộ nông sản cho người dân vùng dịch và được ủng hộ nhiệt tình. Nông sản, lương thực không chỉ chuyển đi TP.HCM và các tỉnh. Các mái ấm, nhà mở tại Lâm Đồng cũng đón nhận một nguồn lớn ủng hộ. Những điểm tặng nông sản được tổ chức ở nhiều điểm tại Đà Lạt, không kể là ai, nếu cần cứ đến lấy. 

Chị Nhã (nông dân P.7, Đà Lạt) là người tặng 2 vườn rau để tặng Tp.HCM và các mái ấm ở Lâm Đồng, vui vẻ nói về lý‎ do của sự hào phóng: "Tặng cho người ta mình vui mà. Lúc này có phải lúc bán buôn gì đâu". 

Nguyễn Khánh Hoàng, nghệ nhân tranh bút lửa ở Đà Lạt, vừa thu xong đám rau với hàng chục anh em bạn bè đã gần 12h trưa. Nhà kính nóng như đổ lửa nhưng công việc thu hái rau vẫn chưa dừng lại. Cùng mọi người uống vội lon nước ngọt, anh bảo: "Cho có tí đường, lên máu cái làm tiếp cho kịp giờ chuyển rau đi. Mấy anh em trong nhóm mới báo được cho nguyên vườn sú tím, phải tranh thủ ra cắt". (Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-da-lat-hao-phong-tang-sai-gon-nguyen-vuon-rau-20210710143305617.htm) 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 10,34 - 11,1; thứ Hai, tuần XV Thường niên)

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay là phần cuối cùng nói về sứ mạng của người môn đệ. Đức Giêsu thẳng thắn cho biết những đòi hỏi khó khăn của Tin Mừng: Vì Tin Mừng đòi hỏi người ta phải chọn lựa theo hay không theo, nên nó có thể gây nên chia rẽ ngay giữa những người thân, kẻ không theo chống lại những người theo. Vì Tin Mừng là giá trị cao quý nhất cho nên nếu cần thì người ta phải dám từ bỏ tất cả những thứ khác để đổi lấy nó. Sau cùng, Đức Giêsu khuyến khích người ta quảng đại tiếp đón những sứ giả của Tin Mừng, vì tiếp đón họ là tiếp đón Chúa và sẽ được Chúa trọng thưởng. 

Trình thuật Sách Thánh mà chúng ta vừa nghe là một trong những đoạn Tin Mừng gây khó hiểu. Thật thế, làm sao Đức Giêsu, Đấng cứu độ, thay vì đem bình an cho con người lại đem gươm giáo, chia rẽ và hận thù. Thế nhưng, vấn đề sẽ sáng lên, nếu chúng ta đọc tiếp những lời khác cũng của Ngài: “Thầy để lại bình an cho anh .em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian ” (Ga 14,27). Hẳn nhiên, Bình an ở đây không phải là hoà bình, tình trạng không có chiến tranh, cũng không phải là tâm trạng của con người không còn bị căng thẳng về mặt tâm lý, hoặc tâm trạng khoan khoái, thoải mái, sung sướng. Đó là những gì thuộc lãnh vực tự nhiên. Thực ra, bình an mà Đức Giêsu đem đến cho loài người là ân huệ từ Thiên Chúa Cha và ân huệ đó chính là ơn cứu độ, ơn giải thoát con người. Thế nhưng, muốn lãnh nhận được ân huệ của Chúa, chúng ta phải đối diện và vượt qua được những thử thách lớn lao trong đời sống thường ngày của mình. 

Để hiểu được thế nào là bình an của Đức Giêsu, chúng ta cần chú ý đến bối cảnh mà Đức Giêsu trao ban bình an cho các môn đệ. Bối cảnh đó chính là lúc Đức Giêsu chuẩn bị bước vào cuộc khổ nạn, tức là lúc Ngài đau khổ nhất; đó cũng chính là lúc Đức Giêsu phải đối diện với cuộc chiến chống lại hận thù và sự chết. Nhưng, chính lúc đau khổ tột cùng như thế, Đức Giêsu lại có được sự bình an sâu thẳm nhất. Bởi đó, Ngài mới có thể đem lại bình an cho các môn đệ và cả cho chúng ta. 

Như thế, Đức Giêsu cho chúng ta thấy, bình an đích thực chỉ có được nhờ dám đối diện với cuộc chiến nội tâm để chống lại hận thù, ghen ghét; nhờ biết hy sinh mọi sự kể cả mạng sống, bởi vì “Ai tìm giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được”. Đây hẳn phải là kinh nghiệm đáng lưu tâm dành cho đời sống đức tin của chúng ta. Nếu chúng ta dễ dàng thỏa hiệp với những điều xấu xa và mong nó đem lại chút lợi lộc cho riêng mình; thì chắc một điều, tâm hồn chúng ta sẽ không có sự bình an. Kinh nghiệm cũng cho thấy, đôi khi chỉ vì thiếu hy sinh một chút mà những đổ vỡ không thể lường trước được đã xảy ra. Khi ấy, nếu chúng ta có hối tiếc cũng không còn kịp nữa.

Lạy Chúa, Chúa là gia nghiệp và là nơi nương ẩn của đời con. Xin cho chúng con luôn biết tìm đến và núp bóng dưới cánh tay Ngài. Xin cho chúng con cũng hiểu được rằng, một khi đã trở nên người môn đệ thì cũng đồng thời phải biết vượt qua những giới hạn hẹp hòi của phận người, những tương quan tình thâm máu mủ và ngay cả mạng sống của chính bản thân chúng con nữa. Xin cho chúng con hiểu được phần nào mầu nhiệm "Tự hủy" của Chúa, để chúng con luôn biết quảng đại dấn thân mà không hề lo sợ trước những đau thương hay phiền muộn. 

4. Lời bàn 

- Trong đoạn Kinh Thánh này, Đức Giêsu đưa ra tiêu chuẩn rất gắt gao và không thể dung hòa hay nhượng bộ dành cho các môn đệ. Ngài nói cho họ đúng như những điều họ sẽ gặp, nếu họ chấp nhận trở thành môn đệ của Chúa. Trước hết, Ngài đưa ra một cuộc chiến và kẻ thù trong cuộc chiến ấy chính là những người thân trong gia đình. Đức Giêsu dùng kiểu nói rất quen thuộc đối với người Do Thái. Thời bấy giờ, họ tin rằng một trong các đặc điểm về Ngày của Chúa, Ngày mà Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử, là sự phân rẽ trong gia đình. Các Rabbi nói: “Trong thời Con Vua Đavít ngự đến, con gái Do Thái sẽ chống lại mẹ, người ta sẽ có kẻ thù là người nhà mình”. Khi một tư tưởng chính nghĩa mới xuất hiện, hậu quả tất yếu là sẽ có sự chia rẽ giữa những người nghe, có những người ủng hộ và dĩ nhiên sẽ có những kẻ chối từ. Đối diện với Đức Giêsu luôn là một chọn lựa hoặc tiếp nhận hoặc chối bỏ Ngài. Thế gian như bị chia đôi bởi những người thừa nhận Đức Giêsu và những kẻ chống đối Ngài. Trong thời hiện tại, có lẽ việc giải quyết các vấn nạn liên quan tới hôn nhân dị giáo hay hỗn hợp cũng đặt ra những chọn lựa tương tự. Có nhiều nguyên nhân khiến không ít người cảm thấy ngần ngại khi cho phép con cái mình kết hôn với người khác đạo. Tuy nhiên, ẩn hiện đâu đó vẫn là vai trò của những người xưng mình là Kitô hữu. Chúng ta chỉ có thể lôi kéo người khác khi biết sống tròn vai của mình, nghĩa là phải sống chính danh. Là Kitô hữu, nhưng nếu chúng ta sống bê tha và biếng nhác thì lấy gì để mong người bạn đời được cảm hóa mà trở về với Chúa được. 

- Điều chua chát nhất trong cuộc chiến này chính là thân nhân lại trở thành kẻ thù của người môn đệ. Có thể một người vì quá yêu vợ con và gia đình đến nỗi không dám dấn bước phiêu lưu, dấn thân phục vụ và hy sinh, không dám theo Chúa vì không muốn xa lìa gia đình, hoặc e ngại nguy hiểm. Thế nhưng ở đâu đó, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người thân thuộc thực sự trở thành rào cản khiến cho ai đó khó lòng thực hiện ước mơ của mình. Giai thoại về thánh nữ Perpetua là một minh chứng về cái giá phải trả dành cho người dám chấp nhận trở nên người môn đệ của Chúa: Khi Perpetua bị bắt vì nhận mình là Kitô hữu, cha của ngài cuống cuồng lo âu, và ông cố gắng thay đổi ý định của con mình. Sự lo âu của ông cũng dễ hiểu, vì một phụ nữ 22 tuổi, hăng say và có học thức như Perpetua thì không có lý do gì lại muốn chết - chưa kể ngài còn có một đứa con mới sinh. Nhưng thái độ của Perpetua thì rất rõ ràng. Ngài chỉ tay vào một bình đựng nước và hỏi cha ngài: Cha có thấy cái bình đó không? Cha có thể gọi nó một cái tên nào khác với bản chất của nó không? Người cha trả lời: Dĩ nhiên là không. Và Perpetua thản nhiên tiếp lời, con cũng không thể gọi con bằng một cái tên nào khác hơn là bản chất của con - một Kitô hữu. Câu trả lời đã làm người cha bực mình và ông đã tấn công chính con mình.

- Một khi trở thành môn đệ của Đức Giêsu, người tín hữu có thể phải hy sinh những tham vọng riêng; sự thoải mái và tiện nghi của mình được hưởng; hy sinh những thành quả mình đã đạt được; cũng có thể phải dẹp bỏ ước mơ và có khi phải biết rằng những cái huy hoàng mình thoáng thấy không phải là để cho mình. Họ sẽ phải hy sinh ý riêng của mình vì không Kitô hữu nào lại không được mời gọi phải làm điều Chúa muốn. Chấp nhận là môn đồ của Chúa cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ những thứ lập lờ trong nếp nghĩ; những thứ “hai mang” trong hành động và cả những nhập nhằng trong việc cố níu giữ cái tôi của bnả thân. 

- Đức Giêsu mời gọi các môn đệ tham gia vào một cuộc phiêu lưu. Chúa bảo rằng: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25). Nhiều lần điều đó được minh chứng cụ thể. Một điều luôn luôn đúng là nhiều người có thể cứu mạng sống mình cách dễ dàng; nhưng khi đã cứu được rồi thì lại mất, vì chẳng còn ai nghe nói đến người đó nữa, và chỗ đứng của người đó trong lịch sử cũng không còn. Cách nào đó, lẽ được-mất hay vinh-nhục theo kiểu thế gian sẽ còn chỗ dung thân trên dọc dài của hành trình làm môn đệ. Những thứ ấy từ nay thuộc về Chúa; về phần mình, chúng ta không thể tự tay với lấy và đặt ở trên đầu của mình được. 

- Trong đời sống không có chỗ nào cho “chính sách thủ thân” để tìm sự an nhàn. Người nào ưu tiên để đi tìm sự thoải mái, yên ổn cùng sự thỏa mãn trong những tham vọng riêng, họ có thể đạt được tất cả những điều này, nhưng họ sẽ không bao giờ hạnh phúc vì họ đã được sai đến thế gian là để phục vụ Chúa và anh em mình, chứ không phải chỉ lo vun quén cho bản thân. Người ta có thể khư khư giữ lấy sự sống của mình nếu muốn, nhưng họ sẽ mất tất cả nếu không dám dâng tặng cho cuộc đời và mưu cầu lợi ích cho tha nhân. Con đường phục vụ người khác, luôn là điều Chúa muốn cho chúng ta thực thi để dẫn về nguồn chân hạnh phúc. Khi chúng ta dám dâng tặng cuộc đời mình cách quảng đại; thì khi đó, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa của sự sống không chỉ ở đời này và cả trong cõi vĩnh hằng mai này nữa. 

- “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”. Đức Giêsu kết thúc bài giảng thừa sai bằng một lời hứa khác thường cho những người được sai đi cũng như những kẻ đón tiếp họ: tất cả đã vì Ngài mà chấp nhận những rạn nứt và thập giá, thì cũng được đồng hoá với Người trong ân thưởng. Các Rabbi hiểu rõ điều này hơn ai hết khi họ nói: “Kẻ nào tiếp đãi người khôn ngoan thì không khác gì đem trái đầu mùa dâng cho Chúa. Kẻ nào chào hỏi người học thức thì chẳng khác gì chào mừng Chúa”. Trong những ngày Sài Gòn sục sôi và trở bệnh, người ta càng thấy rõ những tình cảm tốt đẹp của người dân từ nhiều vùng miền khác dành cho mảnh đất thân yêu này. Sài Gòn luôn dang rộng vòng tay để ôm ấp lấy tất cả những người con tha hương cầu thực, không phân biệt vùng miền và cũng chẳng màng danh giá hay hèn mạt. Tính cách phóng khoáng của người dân Nam Bộ trào lộng giữa phố phường Sài Thành. Chất hào sảng của người dân Phương Nam len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm và chạy dài tít tắp bên những hàng cây trăm tuổi. Đừng ai nghĩ rằng, chỉ cần dùng vài lời miệt thị vùng miền thì có thể khiến Sài Gòn chột dạ. Nhầm đấy ạ. Đừng ai nghĩ rằng, Sài Gòn phồn thịnh thế, cần gì mớ rau con cá của bà già nhà quê “tiếp tế”. Không đúng đâu ạ. Họ sẽ nhận tất cả, không phải vì họ quá thiếu thốn nhưng là vì sợ người khác tổn thương. Đừng ai nghĩ rằng, Sài Gòn đất chật người đông, số ca nhiễm tăng ca, cộng thêm cách ly xã hội thì không bao lâu nữa nơi này sẽ rơi vào tình trạng vỡ trận. Chưa hẳn như thế đâu ạ. Sài Gòn xưa nay chưa bao giờ ngủ quên trong chính tiềm lực của mình và cũng chưa khi nào thiếu sáng kiến để có thể giúp mình vượt qua gian khó. Giữa cơn khủng hoảng vì dịch bệnh, chúng ta chẳng thể nào ghi nhận được hết những nghĩa cử cao đẹp mà con người dành tặng cho nhau. Tất cả những điều đó thật đáng trân quý biết bao, bởi vì nó không thể nào cân đong đo đếm được. Cách đặc biệt, khi lồng nó vào trong khung cảnh của bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta càng thêm tin tưởng rằng, chỉ một chén nước lã cho người lữ khách mà Chúa còn không quên thì huống hồ gì cả một ruộng rau, con gà hay quả mướp; chẳng lẽ Ngài quên được sao?

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1723,BảnTin,2,bâcsi,1,Cáo Phó,70,Chuyên đề,230,Cộng Đoàn,980,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,38,Giáo dục,130,Giáo Hội Hoàn vũ,799,Giáo Hội Việt Nam,406,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1279,Hội Thánh,352,Kiến Thức,76,Kiến Thức Phổ Thông,3,Lời Chúa,3,m,1,Mùa Chay và Phục Sinh,1447,Mùa Thường Niên,2750,Mùa Vọng,59,Mùa Vọng và Giáng Sinh,536,Mục Vụ Giáo Xứ,75,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,192,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,84,RVA,23,su,1,suy,4,Suy Niệm,5474,Suy niệm,1095,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,1070,Sứ Vụ,49,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,151,Sưu Tầm,201,Tài liệu,604,Tập San Lên Đường,597,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,1183,Thời Sự,481,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,2695,Văn-Thơ,2,vi,3,Video Clips,1728,Video Nhạc - Phim,787,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mt 10,34 - 11,1; thứ Hai, tuần XV Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 10,34 - 11,1; thứ Hai, tuần XV Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 10,34 - 11,1; thứ Hai, tuần XV Thường niên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh-iZubbS0elCeUhprV8a8THq8kVzsv_L0xFIfpcbRxhsFN60gPrJmY2b5_ezpJ1U_aXE6Ul5w9zpn2k-l68Cx-0vjmIUF1N2ZsXS_E6uGDOz96t3a3d-YTK2bhVkfC5yAVk7AUdC2flcY/w705-h404/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh-iZubbS0elCeUhprV8a8THq8kVzsv_L0xFIfpcbRxhsFN60gPrJmY2b5_ezpJ1U_aXE6Ul5w9zpn2k-l68Cx-0vjmIUF1N2ZsXS_E6uGDOz96t3a3d-YTK2bhVkfC5yAVk7AUdC2flcY/s72-w705-c-h404/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/07/goc-suy-gam-mt-1034-111-thu-hai-tuan-xv.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/07/goc-suy-gam-mt-1034-111-thu-hai-tuan-xv.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content