Giá trị của món quà

SHARE:

Giá trị của món quà


Giá trị của món quà
(Bài đã được đăng trên trang Web của TGP Sài Gòn ngày 12/7/2021) 

Cách nay hơn 10 năm, khi còn học ở bên Mỹ, vào một ngày cuối tuần mùa Đông giá lạnh, tôi đang cuộn mình trong chiếc chăn bông đọc sách. Bỗng nhiên, tôi nhận được một cú điện thoại từ trung tâm sức khoẻ báo rằng: có một phụ nữ uống thuốc tự vẫn, cô ấy vừa được chuyển tới bệnh viện thành phố, cô ấy cần một tư vấn tâm lý xã hội. 

Đây là việc khẩn cấp nên tôi không thể từ chối. Thế nhưng, rời bỏ cái chăn ấm và cuốn sách hấp dẫn thì thật là uổng… Chần chừ vài phút, tôi đã quyết định lên đường. Chống chọi với thời tiết lạnh buốt và mưa bão, tôi lái xe đi đến trung tâm, cách nơi tôi ở khoảng 45 phút lái xe. Lúc này, lòng tôi thấy vui vui vì tôi nhận ra rằng mình đã chiến thắng sở thích cá nhân, để hướng tới một việc làm của bác ái yêu thương. 


Thình lình tiếng còi xe cảnh sát hú vang chặn tôi lại. Tôi hết sức sợ hãi và bối rối, vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi bị cảnh sát gọi. Tôi không biết lý do tại sao. Người tôi toát mồ hôi, chân tôi run cầm cập khi đạp thắng xe. Cảnh sát ra lệnh quay kính xe xuống và sau khi tôi xuất trình giấy tờ, anh cảnh sát hỏi tôi: 
+  Bạn có biết lý do tại sao bạn được gọi dừng lại không? 
+  Thưa không. 
+  Giấy lưu hành xe của bạn hết hạn hơn 3 tháng rồi.
+  Ô, Xin lỗi anh, Tôi chưa bao giờ làm chủ xe nên không biết chuyện phải đăng ký xe. Anh có cách nào giúp tôi không? 
+  Bạn cần đến trung tâm giao thông để được hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên, bạn phải nộp phạt 150 đôla. 
+  Anh có cách nào để tha cho tôi không? Tôi là sinh viên, tôi cũng là một tình nguyện viên trên đường đến bệnh viện để giúp một bệnh nhân trong cơn khủng hoảng.
+  Xin lỗi, tôi không thể làm thế nào khác. Nếu bạn không nhận giấy phạt bây giờ, bạn sẽ gặp cảnh sát khác và mức độ phạt sẽ là 300 đôla như luật định. Vậy bạn chọn phương án nào. 
+  Ơ, ơ… 
Anh cảnh sát vừa nói, vừa đưa cho tôi một phong bì và hướng dẫn tôi đến trung tâm để nộp phạt. Tôi cầm phong bì với lòng nặng trĩu. Thực tế, từ trước đến nay ở trong tu viện với các sơ, được các sơ đăng ký và làm mọi thủ tục. Bây giờ chuyển ra ở trong ký túc xá, tôi phải tự túc. Ngay cả việc đứng tên chủ xe, tôi chưa bao giờ nghĩ đến cần làm những thứ gì. 

Tuy biết rõ sự thiếu sót, nhưng tôi vẫn cố nài nỉ anh cảnh sát để xin tha. Năn nỉ đến hết lời, nhưng cuối cùng, tôi vẫn phải nhận một phong bì đỏ chói có niêm phong và tiếp tục hành trình. 
Tôi vừa lái xe, vừa phàn nàn với Chúa rằng: “Con đang đi làm ơn, tại sao con lại gặp cái oán này vậy Chúa?” Không đăng ký giấy lưu hành xe là lỗi luật giao thông nhưng con đâu có cố tình phạm luật… Thật là tức bực anh cảnh sát vì tôi nghĩ, anh là người không biết khoan dung, không có lòng quảng đại và tha thứ. Tôi van xin mãi mà cũng không tha! 

Đến với bệnh nhân trong tâm trạng bất an như thế, nhưng tôi cố gắng nén lại để thi hành sứ vụ. Tôi không nhớ rõ lúc đó tôi hành xử thế nào với bệnh nhân. Tôi chỉ biết lúc ấy bệnh nhân đã coi tôi như một tư vấn tối cao, nên bà ấy đã xả hết bao uất ức đang giam hãm cuộc đời của bà khiến bà muốn kết liễu cuộc đời. Sau 45 phút nói chuyện, bệnh nhân này cảm thấy nhẹ lòng và hẹn với tôi cho gặp lại lần nữa. 

Trên đường về nhà, lòng tôi vừa vui vừa buồn. Tôi vui vì đã hoàn tất nhiệm vụ với bệnh nhân và tôi buồn vì bị cảnh sát phạt. Về đến nhà tôi không thể giấu nỗi lòng của mình nên đem chuyện này ra kể lại cho các bạn. Vừa kể, tôi vừa mở phong bì đỏ ra cho họ xem. Ôi thật lạ, trong phong bì có một cái phiếu nộp phạt, kèm thêm 150 đôla và một sơ đồ chi tiết chỉ đường đến trung tâm giao thông để nộp phạt. Các bạn của tôi reo lên vì quá nhạc nhiên: Sao lại có chuyện lạ như thế! Còn tôi, tôi không thể tin vào đôi mắt của mình, bởi tôi đang mang trong mình sự phẫn nộ với anh cảnh sát. 

Thật vậy, cuộc sống của mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta đã và đang nhận được rất nhiều món quà giá trị, nhưng ít khi chúng ta nhận ra nó. Chúng ta thường trách móc hơn là chân thành nhận để tạ ơn. Chúng ta thường chê trách và tức bực hơn là đơn sơ đón nhận trong vui tươi. Nhìn chung, chúng ta thường muốn kêu xin những điều hợp ý muốn và sở thích của mình, và vùng vằng bực tức với cái mình không được như ý.

Trong thời gian Covid, chúng ta cũng gặp nhiều câu chuyện tương tự. Những luật cách ly giãn cách xã hội để bảo vệ lây lan, chúng ta cho đó là sự gò bó mất tự do. Bao nhiêu lo toan của các nhà hữu trách lo cho bà con tiêm chủng ngừa dịch, chúng ta lại coi đó là phức tạp rắc rối…. 

Có lẽ nhiều người trong chúng ta để lý trí mình hoạt động nhiều hơn trái tim. Những người sống trong thành kiến, người ấy để lý trí suy diễn nhiều, họ không cho trái tim của họ có cơ hội cảm nhận được lòng nhiệt tâm của người khác. Do đó, những người này ít khi tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Ví dụ trong câu chuyện kể trên, tôi đã có thành kiến không tốt về những người cảnh sát. Tôi nghĩ rằng cảnh sát là người luôn chờ sơ hở của người khác để phạt. Do vậy, mặc dù đối thoại gần 20 phút, tôi vẫn không nhận ra đó là một bài học qúi giá tôi đã học được từ anh cảnh sát. Khi đưa tay ra để đón nhận phong bì mầu đỏ, tôi cũng không cảm nhận được tấm lòng quảng đại của người trao tặng, vì nó ẩn dấu bên trong. Chính vì vậy, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận ra bản chất thực của anh cảnh sát, khi mở phong bì có tiền bên trong. 

Tạ ơn Chúa vì giữa mùa Đông giá lạnh, vẫn có những tấm lòng bao dung, quảng đại và hết sức kiên nhẫn. Trong mùa Covid này, có nhiều lúc vì quá bận rộn công việc, nên chúng ta buồn chán, mệt mỏi và căng thẳng! Nhưng thực tế Chúa đã trao tặng cho chúng ta nhiều ân nhân trợ giúp, nhất là về thực phẩm để mọi người sống qua cơn đại dịch! 

Một điều tôi rất quý, đó là sự bình an trong tu viện, giữa lúc bao người phải lo lắng vất vả ngược xuôi vì cơm áo gạo tiền và dịch bệnh. 

Con thành thật xin lỗi Chúa vì bao món quà tình yêu Chúa trao cho con trong đời sống, mà con chưa thật sự nhận ra. Xin Chúa tiếp tục trợ giúp và nâng đỡ, để con bỏ đi thành kiến xấu và sống vui để đón nhận niềm vui thật Chúa trao tặng trong hiện tại của mình. Và xin cho con cũng nhận ra những món quà đặc biệt Chúa trao, ngay cả trong thời kỳ đại dịch này...

Xuân Thọ

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Giá trị của món quà
Giá trị của món quà
Giá trị của món quà
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjuYOv7NJNE6ThltofKkYZf-FEdMDJMTCX1HgfdXrU2DWYZhCUfvn7k5lLztIj5b58KOv83sB4u0sckXxfRY8gXjuG6ZID5MtelxuJjIlB-646Ianug1dd5vylm9kRhzwgJtIjyKmdw780/w682-h588/hop-qua-mau+t%25C3%25ADm.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjuYOv7NJNE6ThltofKkYZf-FEdMDJMTCX1HgfdXrU2DWYZhCUfvn7k5lLztIj5b58KOv83sB4u0sckXxfRY8gXjuG6ZID5MtelxuJjIlB-646Ianug1dd5vylm9kRhzwgJtIjyKmdw780/s72-w682-c-h588/hop-qua-mau+t%25C3%25ADm.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/07/gia-tri-cua-mon-qua.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/07/gia-tri-cua-mon-qua.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content