Như Người Cha Xót Thương

SHARE:

Như Người Cha Xót Thương

Như Người Cha Xót Thương 

Dự lễ an táng Ông Cố Gioan Baotixita đã ba ngày rồi, nhưng trong tôi vẫn thấm đậm lời hát đáp ca:

Như Người Cha xót thương con cái mình, 
Chúa xót thương những kẻ kính sợ Người, 
vì Người biết chúng ta được dựng nên bằng gì. 
Người vẫn nhớ chúng ta là cát bụi. 


Hôm nay, 20 tháng 6: Ngày của Cha! 

Những câu chuyện về cha thật xúc động. Bao kỷ niệm về cha ùa về… 
Nước mắt tôi hoà tan trong biển lòng Chúa xót thương ! 

Sự kiện người phụ nữ bị bắt qủa tang phạm tội ngoại tình trong Tin Mừng Ga 8, 1-11, đã được Chúa “không kết án”. Người đã cho chị được sống, cho chị một cơ may làm lại cuộc đời. Xuyên suốt Tin Mừng của thánh Gioan là lòng nhân từ của Chúa. Sợi chỉ đỏ của Tin Mừng thánh Gioan là tình yêu không biên giới của Chúa Giêsu. 

Câu chuyện dụ ngôn người con trai hoang đàng trở về, hay đúng hơn là câu chuyện về người Cha nhân lành, người Cha bao dung, người Cha nhân hậu, người Cha xót thương đã phục sinh đứa con… đã nổi bật lòng thương xót của Thiên Chúa, vì thương con người, Ngài muốn cứu độ, muốn tha thứ con người tội lỗi, Chúa không xét xử và luận phạt, kết tội. Nhưng muốn được thứ tha, con người phải dứt bỏ quá khứ tội lỗi và thật lòng quay trở về với Chúa. 

Đã có lần tôi nghe câu chuyện kể lại của Gandhi: 
Khi 15 tuổi ông đã ăn cắp của anh trai một đồng tiền vàng. Tuy nhiên, ông cảm thấy hối hận về điều đó nên ông quyết định thú tội với cha. Ông viết tội ra một mảnh giấy, rồi xin cha tha thứ và ra hình phạt, ông hứa sẽ không bao giờ ăn trộm nữa. Lúc đó cha ông đang ốm nằm trên giường. Gandhi trao cho cha mảnh giấy và ngồi xuống bên cạnh chờ đợi sự phán xử của cha. Cha ông ngồi dậy và bắt đầu đọc mảnh giấy. Khi đọc xong mắt ông ngấn lệ. Gandhi cũng khóc. Thay vì giận dữ và đánh phạt con, người cha đã ôm đứa con biết ăn năn sám hối của mình và thế là câu chuyện kết thúc. 

Kinh nghiệm được yêu trong khi phạm tội đã ảnh hưởng sâu sắc đến Gandhi. Sau này ông đã nói rằng: “Chỉ người nào cảm nghiệm được tình yêu như thế mới có thể hiểu được tình yêu là gì”. 

Tôi nhớ lại câu chuyện của chính mình: Thuở nhỏ tôi ham học, nhưng cũng rất mê chơi, mà đã chơi thì hết biết đường về! 

Hôm ấy được nghỉ học, tôi lên nhà bạn chơi. Mải chơi đến quá trưa, trời đổ mưa tầm tã cho đến chiều! Tôi lo sợ vì đã đi chơi quá lâu! Thật hú vía khi đang lò dò về đến ngã tư gần nhà, tôi thoáng thấy bố tôi trong chiếc áo mưa ướt sũng, đang đảo mắt tìm tôi. Nghĩ rằng bố không thấy, tôi vù chạy thật nhanh về nhà trước, làm như mình đã về từ lâu. Tôi đang cắm đầu cắm cổ chạy đến ngõ nhà thờ, thì đụng ngay chị Hai cũng đang nhớn nhác! Khiếp quá, tôi chạy một mạch vào ngõ hẻm gần nhà thì đụng tiếp chị Ba! Cuối cùng là Mẹ tôi đang lo lắng đứng chờ ở cửa ! Cái roi mây đã để sẵn trên bàn của bố tôi. Ướt như chuột lột, tôi vội quỳ xuống cạnh chiếc roi mây, khoanh tay, nhắm mắt, tưởng tượng đón trước một trận đòn sắp được thi hành! Cả nhà đều lo sợ cho tôi! Nhất là vì bố tôi đang ốm mà đã phải đội mưa đi tìm… Bố lặng lẽ vào nhà cất roi đi. Bố pha cho tôi ly nước chanh đường nóng: 
- “Thôi đứng lên, uống đi khỏi cảm!” Ô hô! Tôi bàng hoàng như trong mơ vậy!

Lần khác, đó là một buổi tối ngày hè khi tôi còn là cô bé đệ tử về nghỉ phép. Có đoàn Ca múa kịch về biểu diễn gần nhà. Chị em chúng tôi náo nức muốn đi xem. Nhưng làm cách nào đây, vì bố rất nghiêm túc, đúng giờ đi ngủ và thức dậy. Chúng tôi buông mùng, xếp dép guốc dưới chân giường, lấy chăn mền làm giả như có người đang ngủ, nhẹ nhàng khép cửa lại và … trốn! Khuya lắm chúng tôi mới về. Lạy Chúa tôi ! tất cả chiếu gối, dép guốc đều được sắp xếp lại gọn gàng. Chúng tôi chờ đợi một “tấn bi kịch” chắc chắn sẽ diễn ra nhưng không biết vào giờ nào? Sáng hôm sau đi lễ về, tôi run lên bần bật khi thấy bố ôm một cây củi to: 
- “Này thì kịch, vào đây thầy bịch cho mỗi đứa một cái. Đứa nào còn sáng kiến giả đóng “kịch con ma” nằm trong giường? giỏi thật !” 

Giêsu Ma… thế này thì tôi còn tu tác gì được nữa, đích thị là tôi rồi! Chính tôi là tác giả của những con ma đó. Tôi vội chạy đến bên bố mà nhận ngay thôi! Thế là khúc củi rơi xuống đất. Bố ngồi thụp xuống bên tôi: “Lần sau muốn gì thì phải nói”. 

Vẫn chưa hết, với tính hiếu động, thích bầy trò, không ít lần tôi lại nghịch ngợm, quậy phá, lỗi phạm,… Bố tôi cũng đã nhiều lần phải cầm chiếc roi mây, có cả ba-toong nữa; nhưng cũng bấy nhiêu lần tôi chạy đến bên người, rồi chiếc ba-toong lại được cất đi. 

Bố tôi là thế đấy ! Tôi sợ bố, nhưng tôi yêu mến người biết bao! 

Mới đây tôi đọc được câu truyện về Napoleon : Ngày kia, một người mẹ đến xin Napoleon tha chết cho con trai bà. Anh đã phạm tội nặng, theo luật pháp, công lý đòi anh phải chết. Nhà vua qủa quyết rằng công lý phải được thực hiện. Nhưng bà mẹ nài nỉ : 
- Tâu bệ hạ, tôi đến để cầu xin lòng thương xót chứ không phải công lý. 
Napoleon trả lời: 
- Nhưng nó không đáng được thương xót. 
- Tâu bệ hạ, sẽ không có lòng thương xót nếu nó đáng được thương xót. 
- Được! Napoleon đáp: Ta sẽ thương xót nó. 
Và ông đã trả tự do cho con trai bà. 

Napoleon chỉ là con người, 
Cha của Gandhi chỉ là con người. 
Bố tôi cũng chỉ là một con người bình thường, thậm chí còn là người nghèo và “bình dân học vụ”, vậy mà còn biết xót thương con cái mình như thế, phương chi Cha Trên Trời? 

Có lẽ, từ những kinh nghiệm về bố, tôi đã cảm nhận được phần nào về một Thiên Chúa giàu lòng xót thương và nhắc nhở tôi về lòng thương cảm đối với mọi người, nhất là với các chị em trong Hội dòng của tôi. Cách riêng đối với chị em yếu kém, có vấn đề khó khăn… như thánh Phaolô trong bài đọc thánh lễ thứ Sáu vừa qua: “…còn có nỗi ray rứt hàng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên? (2 Cor 28-29). 

Tiếng chuông báo giờ Kinh Sáng. Lòng tràn ngập bình an, tôi cất cao giọng hòa nhịp hát với chị em: 

“Phần Ngài, muôn lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi,
Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín.” 
(Tv 85,15) 

MJC


COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,190,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,70,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1212,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4621,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,520,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Như Người Cha Xót Thương
Như Người Cha Xót Thương
Như Người Cha Xót Thương
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgnpV5lrr6k3P0baktSPEu9yuDuGil1guVmYP7axavS8Mh5_IzXzkE0JVgsK96zCuzpb5cgjyNwwU8dmDS5B6-J0b6uH-DmLwYGM_F6KlFlOJwYwfQfme0gRk3bsZocB1a39d5kAah-Vdw/w683-h1187/Nguoi+cha+nh%25C3%25A2n+hau.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgnpV5lrr6k3P0baktSPEu9yuDuGil1guVmYP7axavS8Mh5_IzXzkE0JVgsK96zCuzpb5cgjyNwwU8dmDS5B6-J0b6uH-DmLwYGM_F6KlFlOJwYwfQfme0gRk3bsZocB1a39d5kAah-Vdw/s72-w683-c-h1187/Nguoi+cha+nh%25C3%25A2n+hau.png
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/nhu-nguoi-cha-xot-thuong.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/nhu-nguoi-cha-xot-thuong.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content