Góc Suy Gẫm - Mt 8,28-34; thứ Tư, tuần XIII Thường niên

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mt 8,28-34; thứ Tư, tuần XIII Thường niên


Góc Suy Gẫm - Mt 8,28-34; thứ Tư, tuần XIII Thường niên 
Mùa dịch Covid-19

1. Chuyện chúng mình:
CÓ THẬT LÀ CÓ “QUỶ NHẬP” VÀ “TRỪ QUỶ”? 

Ở Đất Thánh, nhiều người tự nhận là có khả năng trừ quỷ và cũng đã có rất nhiều người đến với họ để xin được giúp đỡ. Tuy nhiên, vị linh mục trừ quỷ chính thức của Tòa Thượng Phụ ở Giêrusalem cảnh báo rằng những người này đã gây ra rất nhiều điều tệ hại. Các tộc trưởng, thầy mo hay thầy phù thuỷ trưng bày cho người ta và cho chính mình một thế giới hắc ám, nghịch lại với vương quốc của Đức Kitô. 

Cha Michael Mc Donagh, một linh mục người Ai Len, đã đến Giêrusalem vào năm 1999 và một năm trước đã được Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, tu sĩ dòng Phanxicô, Giám quản tông toà của Toà Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, chỉ định là “vị trừ tà” cho Palestine và Israel. 

Vị Thượng Phụ này đã thông tin trên trang web rằng cha McDonagh đã hàng ngày đi viếng thăm và chúc lành cho nhiều nạn nhân bị quỷ ám. Có khi ngài phải đi nhiều cây số và tốn nhiều giờ để mang đến sự chữa lành và giải thoát người ta. 

Chuyên gia trừ tà này đã được Giáo hội Công giáo cho phép sử dụng nghi thức trừ tà, nước và muối đã được làm phép. Vị Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem rất cẩn trọng khi công khai các thông tin, nhưng trong trường hợp này, ngài muốn chia sẻ cho mọi người việc thực hành thừa tác vụ trừ quỷ cũng như góp phần loại trừ những hành vi quỷ ám cùng những can thiệp của nó trên đời sống của nhiều người trên Đất Thánh.

Hãy chú tâm đọc những chia sẻ sau đây của cha McDonagh để tin vào quyền năng của Đức Giêsu Kitô, ngỏ hầu chúng ta có thể ý thức và sống đời sống Kitô hữu của mình cách trọn vẹn, xa tránh mọi lừa lọc hay mê tín dị đoan. 

Ma lực 

Trước hết, cha McDonagh giải thích rằng có cái gọi là “ma lực”, nghĩa là tất cả những gì có liên quan đến quỷ dữ”, hay ta quen gọi là Satan. Ma lực này chính là sự chiếm đoạt một cách hết sức xấu xa và tàn bạo của quỷ. Đây là một mãnh lực tác động đến con người, nơi, vật hay sự kiện gì đó.” Vị linh mục trừ tà nói thêm “Giáo Hội dạy rằng có hai loại “ma lực”, loại thường hằng và loại ngoại thường. Loại ma lực thường hằng cách chung có liên hệ đến các cơn cám dỗ và là một cuộc chiến mà ta phải chiến đấu cả đời [nôm na là khi ta bị ma quỷ cám dỗ]”. 

Ngài cảnh báo rằng “cám dỗ sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi nó dẫn người ta đến việc phạm tội trọng và vì thế, chúng ta không nên xem thường nó. Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của loại ma lực thường hằng này [ai cũng có thể gặp cám dỗ cách này cách khác trong đời sống của mình]. Ngay cả Chúa Giêsu cũng đã phải trải qua thử thách cám dỗ. Cám dỗ nói dối để bảo vệ danh tiếng của mình là một cám dỗ thông dụng và thường xảy ra nhất”. “Phần lớn các trường hợp ma lực ngoại thường (thường được gọi là quỷ nhập) bắt đầu với những dấu chỉ hệt như khi bị cám dỗ”. Sở dĩ gọi là ma lực ngoại thường không chỉ vì nó hiếm xảy ra, nhưng chính xác còn vì nó “rất khác thường”.

“Các trường hợp bị quỷ nhập thì không hay xảy ra như khi ta bị cám dỗ, tạ ơn Chúa vì điều này! Khi nhập vào người ta, Satan chiếm hữu toàn bộ thân xác người đó, nhưng không làm gì được linh hồn. Satan nói và hành xử qua thân xác của người ta nhưng người ta chẳng hay biết gì, vì thế, những hành vi này được xem là vô tội về mặt luân lý đối với nạn nhân.” 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ 
(Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/co-that-la-co-quy-nhap-va-tru-quy-60832) 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 8,28-34; thứ Tư, tuần XIII Thường niên) 

Khi đọc bài Tin mừng hôm nay, có lẽ không ít người trong chúng ta cảm thấy ngạc nhiên, nếu không muốn nói là thất vọng bởi vì nó đưa đến một kết cục không có hậu. Chúng ta cảm thấy thất vọng bởi lẽ, thay vì khi được chứng kiến phép lạ trừ quỷ, thì đúng ra dân chúng miền Gađara phải vui mừng đón tiếp Đức Giêsu, nhưng ở đây họ lại xin Ngài hãy rời khỏi vùng đất của họ. Chúng ta cảm thấy ngạc nhiên bởi vì có lẽ đây là lần duy nhất mà một hành động yêu thương cứu độ của Đức Giêsu đã bị chối từ, thậm chí là khước từ một cách phũ phàng. 

Có nhiều lý do để giải thích tại sao dân chúng miền Gađara không muốn Đức Giêsu ở lại trên phần đất của họ. Tuy nhiên, một trong những lý do được các nhà chú giải Kinh thánh đồng ý với nhau đó là vì nó liên quan tới vấn đề kinh tế. Chắc hẳn họ nghĩ rằng, nếu Đức Giêsu cứ tiếp tục làm phép lạ theo kiểu chữa hai người bị quỷ ám thì chẳng mấy chốc, không chỉ có heo mà có thể những con vật khác cũng chẳng còn. Họ không cảm nhận được tình thương và hồng ân cứu độ mà Đức Giêsu đã đem đến cho họ qua phép lạ trừ quỷ. Đó là điều đáng tiếc. Thay cho điều đáng quí và đáng tìm kiếm, họ thẳng thừng từ chối nhận phúc lành. 

Chúng ta thấy gì nơi hai người bị quỷ ám? Họ là những người bị đẩy ra bên lề xã hội và chính họ cũng không làm chủ được trí khôn của mình nữa. Họ không còn sống như một con người bình thường và bị người ta xa lánh. Đức Giêsu đến với họ một cách bất ngờ, họ không thể xin Chúa chữa lành, vì lúc đó họ đang bị quỷ ám; thế nhưng, Chúa đã chữa lành họ. Ngài cho phép quỷ nhập vào đàn heo gần đó. Một phép lạ xảy ra làm rúng động những người dân trong thành. 

Chúng ta thấy gì nơi dân cư miền Gađara? Những người này có đời sống vật chất đầy đủ và tiện nghi, nhưng dường như không muốn sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúa đến với họ qua dấu lạ chữa lành hai người bị quỷ ám. Đúng ra, họ phải vui vì những người anh em được cứu thoát và cuộc sống yên bình trở lại. Đúng ra, họ phải hân hoan vì từ nay hết phải chứng kiến những kẻ không thật tính người gây bao lo sợ. Nhưng không, họ đã nghĩ ngược lại, tức là sự có mặt của Chúa chỉ khiến họ mất mát chứ không được thêm gì. Đức Giêsu đã đến và thực hiện dấu lạ để kéo chú ý của dân chúng đến với Ngài, nhưng họ đã không chào đón, đồng thời mất luôn cơ hội để tiếp xúc và đón nhận ơn cứu độ. 

Thế nhưng, cũng chính qua hành động khước từ của dân miền Gađara mà chúng ta lại nhận ra được tình thương lạ lùng của Thiên Chúa dành cho con người, một tình thương bất chấp sự khước từ và phản bội. Trong Cựu ước, tình thương nhiệm mầu của Thiên Chúa đã được diễn tả qua cuộc hôn nhân của ngôn sứ Hôsê. Theo lệnh của Đức Chúa, vị ngôn sứ này bị bó buộc phải lấy một cô gái điếm làm vợ (Hs 1,2). Việc lấy một cô gái điếm về làm vợ là điều không thể hiểu được đối với chúng ta ngày nay nhưng đó lại là sự nhiệm mầu của tình yêu mà Đức Chúa muốn dùng nó để huấn luyện dân của Ngài. Cho dù vợ chồng ăn ở với nhau được mấy mặt con, nhưng rồi ngựa quen đường cũ, chứng nào tật nấy, cô ta lại tiếp tục quay về với “nghề buôn hương bán phấn”. Không bỏ cuộc, Thiên Chúa lại truyền cho Hôsê phải đem tiền đi chuộc người vợ bất trung về và tiếp tục yêu thương nàng như trước.

Tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người là như thế, một tình thương lạ lùng đến độ tác giả Thánh vịnh đã phải thốt lên: “Lạy Chúa, con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm” (Tv 8,5). Còn thánh Phaolô sau này cũng phải thừa nhận: Nếu không có Đức Kitô ở trong lòng, chúng ta không thể hiểu được mọi kích thước dài rộng cao sâu của tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho con người; bởi vì nó vượt quá mọi hiểu biết của phàm nhân (Ep 3,18).

Lạy Chúa, xin giúp chúng con cảm nghiệm phần nào chứ không mong hiểu được tình thương mà Ngài đã và đang dành cho chúng con. Xin cho chúng con cũng biết quảng đại đáp lại tình yêu thương ấy và mau mắn giới thiệu cho anh chị em của mình. Xin ban cho chúng con một tâm hồn thanh khiết để có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa, sẵn sàng đến gặp Chúa và hăng hái thực thi những điều Chúa truyền dạy. 

4. Lời bàn

- Phép lạ này đặt chúng ta trước ý niệm về việc bị quỷ ám mà Sách Thánh thường nhắc tới. Tự cổ chí kim, người ta luôn tin tưởng cách mãnh liệt vào sự hiện diện của ma quỷ. Riêng với người Do Thái, họ tin ma quỷ thường thích sống ở những nơi ô uế như mồ mả hoặc những nơi khô cằn không có nước. Chúng ưa sống trong các sa mạc, nơi mà người ta có thể nghe thấy tiếng chúng hú gọi. Những nơi đó, thường rất nguy hiểm cho du khách đi một mình, cho phụ nữ có thai, cho vợ chồng mới cưới, cho trẻ con chơi đùa lúc nhá nhem tối và cho cả khách bộ hành lúc đêm hôm. Nguy hiểm nhất là giữa trưa và trong khoảng thời gian từ độ hoàng hôn cho tới lúc bình minh ló dạng. Xét về căn nguyên xuất hiện của quỷ dữ thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều người cho rằng nó có mặt từ thuở khai thiên lập địa; nhưng cũng có người tin chúng chính là linh hồn của những kẻ ác khi còn sống và giờ vất vưởng để tiếp tục hại người. Dân Ai Cập tin rằng, cơ thể của con người được chia thành 36 phần khác nhau và mỗi phần có thể bị một con quỷ chiếm đóng. Người ta cũng tin rằng, ăn uống chính là con đường mà ma quỷ luôn rình rập để tìm cách thâm nhập vào cơ thể của chúng ta cách mau chóng nhất. Là những Kitô hữu, chúng ta nhận thức thế nào về những hậu quả mà ma quỷ gây ra cho đời sống đức tin của mình? Chúng ta đã làm gì khi những cơn cám dỗ ùa đến? Có khi nào chúng ta kháng cự nhưng lại quá yếu ớt đến nỗi cuối cùng, nó lại kéo chúng ta đi không? 

- Trong lúc người dân ở Gađara lo sợ không dám băng qua khu mồ mả thì ở đây lại chứng kiến Đức Giêsu tỏ ra can đảm lạ thường khi Ngài dừng lại và trò chuyện với hai người bị quỷ ám. Tuy nhiên, câu chuyện lại hướng chúng ta tới các cuộc bàn cãi liên quan tới việc Đức Giêsu đồng ý tiêu diệt bầy heo. Có nhiều người cho rằng, Đức Giêsu đã nhẫn tâm khi thực hiện điều đó. Về phần mình, chúng ta sẽ nghĩ gì? Chắc chắn chúng ta không bao giờ so sánh giá trị của bầy heo với giá trị bất diệt của linh hồn con người. Nếu có thì đó cũng chỉ là một sự so sánh hoàn toàn bất cân xứng. Dĩ nhiên chúng ta chẳng bao giờ dung thứ hoặc cho phép thực hiện điều tàn nhẫn đối với súc vật; nhưng chẳng lẽ chúng ta phàn nàn và cho rằng, cái giá để trả nhằm phục hồi hai linh hồn đáng thương kia là quá đắt sao? 

- Chỗ bi đát của câu chuyện này nằm ở phần kết luận. Những kẻ chăn heo chạy về thành, thuật lại việc đã xảy ra và kết quả là dân thành đó xin Đức Giêsu ra khỏi xứ của họ càng sớm càng tốt. Ở đây, tính vị kỉ của con người được biểu lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Đối với họ, hai người được phục hồi lý trí chẳng có gì quan trọng; điều thiết yếu là bầy heo của họ đã chết. Theo lẽ thường thì người ta hay nói, tôi chẳng cần bận tâm gì đến chuyện xảy ra cho người khác bao lâu quyền lợi, tiện nghi và sự thoải mái của tôi vẫn được bảo toàn. Chúng ta ngạc nhiên về thái độ của dân thành Gađara, nhưng dù sao chúng ta cũng phải cẩn thận xem xét lại phản ứng của chính mình. Vì sao ư? Xin thưa rằng, đôi lúc chúng ta cũng cảm thấy khó chịu trước sự trợ giúp của người khác, nếu vì điều đó mà quyền lợi hoặc danh tiếng của chúng ta bị giảm bớt, thậm chí là lu mờ. 

- Thái độ dân miền Gađara cho chúng ta thấy thêm được rằng, không phải lúc nào Đức Giêsu cũng đáng yêu và được người ta thích đến gần; không phải lúc nào Ngài cũng thành công và không phải lúc nào người ta cũng hoan hỉ tiếp đón Đức Giêsu cho dù đi tới đâu Ngài cũng thực hiện những việc phi thường. Có nhiều lúc người ta thấy Chúa đáng sợ, đáng xa lánh, thậm chí là đáng chết và dĩ nhiên họ không muốn Chúa đến gần mình. Cũng như dân miền Gađara, tôi cũng biết rằng uy quyền của Chúa trổi vượt hơn uy quyền của ma quỷ; thế nhưng, tôi vẫn muốn tiếp tục sống dưới quyền thống trị của ma quỷ, sống với "bầy heo" còn hơn là đi theo Chúa mà phải từ bỏ. Nhiều lúc, tôi không muốn mình phải từ bỏ đã đành, lại còn không muốn Chúa trục xuất lũ quỷ dữ thường trú bấy lâu nay ra khỏi người tôi. Đọc lại Lời Chúa hôm nay, tôi buộc phải tự vấn lại lương tâm mình: Hiện giờ đối với tôi, Chúa đáng yêu hay là đáng sợ? Tôi muốn Chúa đến với tôi hay xin Ngài tránh xa tôi? Tôi đang mong Chúa là vua cai trị lòng mình hay tôi đang vui thú vì được là thần dân trong “vương quốc của Satan”? 

- Rowland Hill, một nhà giảng thuyết trứ danh, trong một bài giảng đã kể chuyện sau: Ngày nọ, tôi xuống phố, thấy một bầy heo chạy theo một người. Tôi thấy lạ nên để ý xem. Lạ hơn là bầy heo theo người đó vào lò sát sinh. Tôi thắc mắc hỏi người đó làm cách nào mà dụ bầy heo tài tình vậy. Ông đáp: "Ngài không thấy đó sao? Tôi mang theo rổ đậu, thỉnh thoảng vãi mấy hạt xuống đường. Thế là bầy heo tham ăn chạy theo". Rồi Ngài giảng tiếp: "Tôi nghĩ ma quỷ cũng áp dụng chiến thuật đó. Nó mang theo rổ đậu, rải trên đường trần và đám đông xô nhau chạy theo, đến tận lò sát sinh vĩnh hằng". Thế giới hôm nay vẫn chứng kiến những điều ma mị. Vì nó nằm ngoài khả năng thực nghiệm của khoa học nên nhiều người vẫn tin, thậm chí là hoảng sợ. Trong bối cảnh đó, lời giải thích của cha McDonagh giúp khai sáng thêm cho chúng ta. Ngài giải thích rằng, “có cái gọi là ‘ma lực’, nghĩa là tất cả những gì có liên quan đến quỷ dữ, hay ta quen gọi là Satan. Ma lực này chính là sự chiếm đoạt một cách hết sức xấu xa và tàn bạo của quỷ. Đây là một mãnh lực tác động đến con người, nơi, vật hay sự kiện gì đó”. Như vậy, dường như chẳng có ai trong chúng ta có thể thoát khỏi thứ ma lực hằng chờ chực cám dỗ hoặc quyến rũ chúng ta. Chính điều này nhắc nhở rằng, không một ai được phép khinh thường những thứ cám dỗ, cho dẫu là nó đến từ những lý do giản đơn nhất. Như một thứ gây nghiện, những cám dỗ sẽ tiếm quyền điều khiển tâm trí và khiến chúng ta trở nên u mê trong tội; thậm chí là nhấn chìm đời ta trong những thứ gian tà. Xin Chúa cho chúng ta dám khước từ những “rổ đậu” dẫn dụ mình vào cõi chết và kiên quyết chống trả lại những ảo ảnh phù vân có sức xô đẩy ta vào bể trầm luân ngàn đời. 

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mt 8,28-34; thứ Tư, tuần XIII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 8,28-34; thứ Tư, tuần XIII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 8,28-34; thứ Tư, tuần XIII Thường niên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjvf5iDpwJHt1uIFxdtncUglJwynWB0U0dQ8mXuPMjrUK5fKP6B4EKYQxyEOxWsSdkZ1ysobOql1evsxWil4zOpnz_GYQzn6MoC4M4GYZ1ltuWnbisq_17WGpNKRFL75SFRLGaN-Uf_iM0/w689-h394/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjvf5iDpwJHt1uIFxdtncUglJwynWB0U0dQ8mXuPMjrUK5fKP6B4EKYQxyEOxWsSdkZ1ysobOql1evsxWil4zOpnz_GYQzn6MoC4M4GYZ1ltuWnbisq_17WGpNKRFL75SFRLGaN-Uf_iM0/s72-w689-c-h394/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-828-34-thu-tu-tuan-xiii.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-828-34-thu-tu-tuan-xiii.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content