Góc Suy Gẫm - Mt 7, 6.12-14); thứ Ba, tuần XII Thường niên

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mt 7, 6.12-14); thứ Ba, tuần XII Thường niên

Góc Suy Gẫm - Mt 7, 6.12-14); thứ Ba, tuần XII Thường niên 

Góc Suy Gẫm – Mùa dịch Covid-19 

1. Chuyện chúng mình: TRUNG QUỐC LAN TRUYỀN TRANH BIẾM HOẠ GIỄU CỢT 'G7 CUỐI CÙNG' 

TPO - Một con đại bàng hói ngồi ở giữa đang biến cuộn giấy vệ sinh thành đô la trong khi một chú chó Akita đứng rót nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima cho những động vật khách mời khác. 

Đó là một số chi tiết trong bức tranh hoạt hình biếm hoạ dựa trên tác phẩm “Bữa tối cuối cùng” của danh hoạ Leonardo da Vinci mà hoạ sĩ biếm hoạ Trung Quốc tạo ra để chế giễu nỗ lực nhóm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới G7 do Mỹ dẫn dắt để tạo ra liên minh chống Trung Quốc. ABức tranh được đặt tên là “G-7 cuối cùng” được lan truyền trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc từ cuối tuần qua, khi thượng đỉnh G7 diễn ra tại Anh và ứng phó với Trung Quốc là một trong những chủ đề được tập trung bàn tới. 

Thay vì Chúa Jesus và các môn đồ, bức tranh biếm hoạ mô tả những nhân vật có đầu động vật, đội mũ mang hình quốc kỳ các nước mà họ đại diện. Trên bàn có một chiếc bánh được trang trí bản đồ Trung Quốc. Ở vị trí trung tâm, nơi Chúa Jesus ngồi trong bức tranh gốc, một con đại bàng hói đại diện cho Mỹ ngồi trước chiếc máy in tiền, ám chỉ khoản nợ công gia tăng của Mỹ. 

Bên cạnh đó là Nhật Bản, được thể hiện bằng chú chó Akita, đang đổ chất lỏng màu xanh vào những chiếc ly từ bình có biểu tượng phóng xạ. Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc nói rằng một số người dùng Weibo gọi chất lỏng đó là nước thải nhiễm xạ mà Nhật Bản sắp xả ra từ nhà máy Fukushima Daichi. 

Con hải ly đại diện cho Canada đang cầm con búp bê mà Thời báo Hoàn cầu nói là tượng trưng cho phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Châu, người vẫn đang bị quản thúc ở Canada giữa cuộc chiến pháp lý để chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ. 

Ấn Độ, được thể hiện bằng một chú voi, đang quỳ gối bên bàn và bên cạnh là cây truyền nước, ngụ ý mỉa mai nước này đang chật vật trong làn sóng bùng phát COVID-19. Một con chuột túi đại diện cho Úc đang chìa tay về phía đống tiền của Mỹ trong khi ngồi gần lá cờ Trung Quốc, ngụ ý là vẫn phụ thuộc về kinh tế vào Bắc kinh. 

Từ phía trước, một con ếch đang vươn về phía bàn và Thời báo Hoàn cầu gọi đây là “lực lượng ly khai” Đài Loan đang phụ thuộc vào Mỹ. 

Gần đây ở Trung Quốc xuất hiện hiều biếm hoạ chế giễu các nước khác, với sự tham gia của các những gương mặt đại diện cho chính phủ Bắc Kinh. Ông Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hồi tháng tư đăng lại tranh chế từ tác phẩm “Dưới sóng biển Kanagawa” với những thùng chất lỏng phóng xạ bị đổ xuống biển. Đại sứ quán Trung Quốc trong tháng đó cũng đăng lên tài khoản Twitter chính thức của họ một bức biếm hoạ thần chết mặc áo choàng mang cờ Mỹ và lưỡi hái có cờ Israel. Tweet này sau đó bị xoá sau khi bị dư luận Nhật Bản và chính phủ Israel phản đối. 

Bình Giang (Theo Nikkei) 
(Nguồn: https://tienphong.vn/trung-quoc-lan-truyen-tranh-biem-hoa-gieu-cot-g7-cuoi-cung-post1346603.tpo) 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 7, 6.12-14); thứ Ba, tuần XII Thường niên) 

Trích đoạn Tin mừng mà Giáo hội cho chúng ta nghe hôm nay thiếu hẳn sự liền lạc về mặt cấu trúc và cũng khá khó hiểu về mặt ngữ nghĩa. Chỉ với 4 câu Kinh thánh, chúng ta được nghe tới 3 giáo huấn quan trọng của Đức Giêsu: đừng quăng của thánh cho chó, khuôn vàng thức ngọc và thần học về hai con đường. “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em”. Đây có thể được xem là một câu nói khó hiểu của Đức Giêsu. Tuy nhiên, thời Giáo hội sơ khai, người ta đã áp dụng câu này theo hai cách đặc biệt. 

+ Trước hết, người Do Thái ưa dùng câu này vì họ tin rằng, ân huệ của Thiên Chúa chỉ dành cho họ. Họ chống đối cả thánh Phaolo vì cho rằng, những người ngoại chỉ có thể trở thành Kitô hữu sau khi đã chịu phép cắt bì, tức là trở thành một người Do Thái trước tiên. Đây có lẽ là câu Kinh thánh mà người Do Thái thích dùng để nói đến vị thế độc tôn của dân tộc mình trước những dân còn lại. 

+ Thứ hai, Giáo hội sơ khai áp dụng câu này theo một nghĩa khá đặc biệt, bởi vì họ luôn phải chịu đựng một mối đe dọa kép. Từ bên ngoài, họ tự ví mình như một hòn đảo bị vây bọc bởi cả đại dương vô luân là thế giới của dân ngoại. Mối nguy ấy là có thực và luôn hiện hữu. Từ bên trong, đó là thái độ lập lờ, nước đôi của những người đang loay hoay tìm sự dung hòa giữa các ngả đường tôn giáo, tức là giữa Kitô giáo với tư tưởng ngoại giáo để đi đến một niềm tin tổng hợp, khả dĩ thỏa mãn cả đôi bên. ASuy cho cùng, Giáo hội sơ khai đã rất cân nhắc trong việc giữ gìn đức tin do các Tông đồ truyền dạy. Thật vậy, sách Didache, tức những lời chỉ dạy của các Tông đồ nói rằng: “Không ai được dự Tiệc Thánh ngoại trừ những người đã chịu phép rửa trong Danh Chúa vì đối với việc này Chúa đã phán: “Đừng cho chó những đồ thánh”. Với ý nghĩa này, không phải là Giáo hội sơ khai coi nhẹ tinh thần truyền giáo, nhưng có lẽ đó là cách thế xứng hợp nhằm bảo vệ một thứ đức tin thuần khiết trước mối đe dọa bị đồng hóa hoặc bị thế giới ngoại giáo chung quanh phủ lấp.

Câu 12 chương 7 trở thành “Khuôn vàng thước ngọc” cho toàn bộ đời sống đức tin của Kitô giáo, bởi vì nó bao trùm mọi đạo lý của Đức Giêsu truyền lại cho các môn đệ. Có thể trưng dẫn nhiều câu nói của các Rabbi tương ứng với hầu hết mọi điều Chúa dạy trong Bài giảng trên núi. Nhưng đối với câu này, các Rabbi không có câu nào tương ứng cả. Đây là một giáo huấn mới mẻ chưa từng thấy, cũng là một quan điểm mới về cuộc sống và những bổn phận phải có. 

Chúng ta hãy dừng lại một chút để xem hình thức tích cực của “Khuôn vàng thước ngọc” khác với hình thức tiêu cực ra sao và xem điều Đức Giêsu dạy, đòi hỏi nhiều hơn điều các bậc thầy khác từng đòi hỏi thế nào. Ở hình thức tiêu cực, “Khuôn vàng thước ngọc” đòi hỏi chúng ta phải tránh không được làm cho người khác điều mình không muốn họ làm cho mình. Đúng ra đó không phải là một quy tắc tôn giáo mà chỉ là một phát biểu về ý thức thông thường, không có nó, không thể có một tương quan xã hội nào cả. 

Còn khi “Khuôn vàng thước ngọc” được xem xét ở hình thức tích cực, thì nó đòi chúng ta phải làm cho người khác điều chúng ta muốn họ làm cho mình. Chúng ta sẽ thấy một nguyên tắc mới bước vào đời sống kèm theo một thái độ mới đối với anh em mình. Bảo rằng: “Tôi không làm hại người khác, tôi không được làm cho họ điều tôi phản đối họ làm cho tôi”, đó là điều luật buộc chúng ta phải tuân thủ. Nhưng bảo rằng: “Tôi phải giúp đỡ kẻ khác, phải tử tế với họ như tôi vẫn muốn họ giúp đỡ, ăn ở tử tế với tôi”, lại là một chuyện khác. Chỉ có tình yêu mới buộc chúng ta làm được như vậy. Thái độ cho rằng: “Tôi không được làm hại người”, rất khác với “Tôi phải hết sức giúp đỡ tha nhân”. Lấy một thí dụ đơn giản: luật buộc người lái xe không được lái ẩu gây tai nạn giao thông, nhưng không có luật nào buộc người ấy phải dừng xe cho một khách bộ hành mỏi mệt đi nhờ. Chẳng làm hại người khác là điều đơn giản, tôn trọng xúc cảm cùng những nguyên tắc của người khác cũng không khó. Nhưng chọn lối sống nhân đức, giúp đỡ mọi người y như mình mong họ cư xử tốt với mình, và coi đó là nguyên tắc sống thì quả thật không dễ dàng chút nào. 

Lạy Chúa, xin hãy đồng hành với chúng con trên đường dương thế. Xin hướng dẫn để mỗi bước đi của chúng con luôn được bình an mặc cho những chông gai của dặm đường phía trước. Xin cho chúng con luôn xác tín rằng, ở phía cuối con đường hẹp và đầy trắc trở, Chúa luôn đợi chờ và không ngừng vẫy gọi chúng con. 

4. Lời bàn 

- “Của thánh” hiểu là những thịt đã được dâng cúng trong Đền thờ ngày xưa theo Luật cũ (Xh 22,30; Lv 22,14). Chúa muốn nói rằng, không được trình bày những điều cao siêu thánh thiện cho những kẻ không đủ khả năng tiếp thu, mục đích là tôn trọng sự linh thánh và tránh không để cho người ta xúc phạm. Dẫu vậy, khi xét trong toàn bộ ý tưởng của câu văn này thì rõ ràng có nhiều chúng ta mù mờ, khó hiểu. Người Do Thái chuộng sử dụng lối hành văn song đối. Điều đó không chỉ tạo nhịp điệu cho từng câu nói, mà đôi khi người nói còn muốn dùng nó với những nhấn nhá trong ngữ điệu nhằm tăng tính biểu đạt. Lối hành văn ấy thể hiện rõ nét trong câu nói của Đức Giêsu: “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo”. 

- Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đã có một chút dị biệt ở đây, ít nhất là trong cách hiểu so với điều mà Đức Giêsu đã nói. Hạn từ sóng đôi giữa “của thánh” với “ngọc trai” khiến người ta ngờ rằng, đã có một sự chuyển dịch nghĩa từ “bông tai” thành “của thánh”, cho dù cả hai đều nhắm tới một thứ gì đó không phù hợp hoặc không đúng chỗ. Quả vậy, người ta tìm thấy trong sách Talmud có ghi lại câu tục ngữ: “Bông tai ở mũi heo”. Theo nghĩa này, nguyên nhân dị bản có lẽ đến từ cách phát âm của hai từ này khá giống nhau trong tiếng Aram: Kadosh (thánh) và Kadasha (bông tai). Tuy nhiên, bất kể vì lý do gì đi chăng nữa thì điều Đức Giêsu muốn nhắc ở đây đó là: đừng gửi gắm những đồ quý giá cho những kẻ không biết giá trị sử dụng của đồ vật đó, vì rất có thể, họ sẽ quay ra chống cự lại ngươi. Là Kitô hữu, chúng ta cũng có nguy cơ phạm phải điều tương tự thế này, nhất là những gì liên quan tới Bí tích Thánh Thể. Chúng ta cần cẩn trọng tối đa, đừng để vì bất kì lý do gì mà Mình Thánh Chúa bị mạo phạm. Bạn có bao giờ thấy mình bất kính với Mình Thánh Chúa chưa nhỉ? 

- Đức Giêsu tóm tắt tất cả đạo lý đã trình bày (Luật Tân ước) trong một nguyên tắc tổng hợp. Gọi là “Khuôn vàng thước ngọc” bởi vì nó bao hàm tất cả những gì Thiên Chúa truyền dạy về bổn phận con người đối với tha nhân. Nét độc đáo của Đức Giêsu ở đây, chính là đưa ra một nguyên tắc tích cực: Hãy làm cho người ta... với một nội dung hết sức phong phú. Việc tìm những câu mang tính tiêu cực tương ứng với “Khuôn vàng thước ngọc” thì không khó; còn việc tìm thấy một ý tưởng trùng lắp với câu Kinh thánh đang xét thì chúng ta chẳng bắt gặp được ở chỗ nào khác. 

+ Rabbi Hillel nổi tiếng về lòng nhân ái, dịu dàng. Khi một người ngoại đạo đến với ông để hỏi về điều căn cốt nhất của lề luật, Hillel dạy rằng: “Điều gì anh ghét thì đừng làm cho người khác, đó là toàn thể; những gì còn lại chỉ là phần chú giải. Hãy đi học biết điều đó”. Đó là quy luật vàng ở hình thức tiêu cực. Trong sách Tôbia có một đoạn ông Tôbia cha đã dạy cho con tất cả những điều thiết yếu của cuộc đời. Một trong những nguyên tắc của ông là: “Điều con ghét, đừng làm cho ai” (Tb 4,16). 

+ Mang ý nghĩa ngược lại với “Khuôn vàng thước ngọc” cũng là một trong những nguyên tắc căn bản của Khổng Tử. Khi Trọng Cung hỏi: “Có lời nào làm mực thước thực tiễn cho cả cuộc đời không?” Khổng Tử đáp: “Điều người không muốn người ta làm cho mình, đừng làm cho người ta” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). 

+ Người Hy Lạp và người Roma cũng vậy. Socrates kể lại việc vua Nicocles đã truyền cho quần thần: “Đừng làm cho người khác điều khiến cho người ta bực tức, như ngươi đã kinh nghiệm lúc vào rơi vào tay họ”. Còn Epictetus thì lên án nô lệ dựa vào nguyên tắc: “Điều đau khổ nào ngươi tránh, thì đừng tìm cách gán cho người khác”. Một trong những câu châm ngôn cơ bản của phái Khắc kỷ là: “Điều ngươi không muốn người ta làm cho mình, thì đừng làm cho bất cứ ai”. Người ta kể rằng, hoàng đế Alexandria Severus đã cho khắc câu này vào bức tường cung điện để suốt đời không quên nguyên tắc sống đó. - Cuối cùng, hình ảnh hai con đường, hai cánh cửa cho thấy cần phải khước từ những quyến rũ bất chính của một cuộc sống dễ dãi, thụ hưởng để thực hiện khổ chế như Đức Giêsu đã đề ra trong Bài giảng trên núi. Từ câu nói của Đức Giêsu, không thể kết luận rằng số người được cứu độ chung cục là ít. Thật ra, khi nói có nhiều người đi qua đường rộng, ít kẻ bước vào lối hẹp, Đức Giêsu chỉ nhận xét chung theo thường tình nhân loại để nói rằng, tự nhiên con người ai cũng ưa dễ dãi chứ không thích khó khăn. Muốn sống theo Đức Giêsu, con người phải phấn đấu với khuynh hướng tự nhiên ấy (Mt 11,12). Con đường rộng rãi, dễ dàng được nhiều người chọn, nhưng cuối cùng nó đưa đến hủy diệt. Còn con đường hẹp, khó khăn, ít người theo nhưng cuối cùng đưa đến sự sống. Cèbes, một môn đệ của Socrates, viết trong quyển Tabula: “Ngươi không thấy khung cửa hẹp ít người và con đường nhỏ phía trước vắng khách bộ hành sao? Đó chính là con đường dẫn đến giáo huấn chân chính”. Chúng ta hãy xem xét sự khác biệt giữa hai con đường. 

+ Đường khó và đường dễ: Đường dễ không bao giờ đưa đến sự cao cả. Cao trọng luôn luôn là thành quả của công lao khó nhọc. Hesiod, thi hào Hy Lạp viết: “Gia tăng gian ác rất dễ vì đường đi trơn tru, vả lại gian ác ở gần, còn đối với đức hạnh thì cả đến các thần bất tử cũng phải đổ mồ hôi mới có được”. Epicharmus nói: “Thần thánh đòi chúng ta phải lao khổ cực nhọc mới có được điều thiện”. Ông cảnh báo: “Hỡi kẻ dối trá, hèn hạ, đừng ao ước những điều dễ dãi, e mình phải nhận điều cay đắng, gian nan”. 

+ Đường dài và đường ngắn: Chúng ta thường đứng trước những con đường ngắn, hứa hẹn những kết quả tức thời, con đường dài thì kết quả lại ở xa tít tắp. Nhưng những điều có giá trị trường cửu không bao giờ đến cách chớp nhoáng, đường dài cuối cùng vẫn là con đường tốt nhất. 

+ Đường thận trọng và đường khinh suất: Con đường dễ đi có thể lúc này ra vẻ rất mời mọc và con đường khó đi có thể thấy rất nản lòng. Cách duy nhất để đánh giá đúng là nhìn xem không phải chỗ khởi đầu, mà là nơi kết thúc của con đường, không nhìn thấy trong ánh sáng của thời gian mà của cõi đời đời. =>Tắt một lời, bạn đã chọn cho mình con đường nào vậy? 

- Truyền thông Trung Quốc tuần qua có dịp hả hê bởi “bức tranh hoạt hình biếm hoạ dựa trên tác phẩm “Bữa tối cuối cùng” của danh hoạ Leonardo da Vinci mà hoạ sĩ biếm hoạ Trung Quốc tạo ra để chế giễu nỗ lực nhóm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới G7 do Mỹ dẫn dắt để tạo ra liên minh chống Trung Quốc”. Để chiến thắng, người ta không từ một thủ đoạn nào. Gác qua một bên những ý niệm thuộc phạm trù tôn giáo, thì một tác phẩm kinh điển của hội họa, một kiệt tác của nhân loại bỗng dưng biến thành một quân cờ trên diễn đàn chính trị. Thực ra, tất cả những điều đó càng bộc lộ dã tâm núp bóng chiêu bài biếm họa, cợt nhã rẻ tiền và tự xỉ vả vào lương tri của chính mình. Nhìn bức biếm họa tôi chợt liên tưởng, nó giống như ai đó đang cầm một chuỗi ngọc trai, đưa qua đưa lại trước mắt một bầy heo kêu gào thật to vì đói. Còn bạn, bạn đã liên tưởng đến điều gì? 

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1199,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4608,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mt 7, 6.12-14); thứ Ba, tuần XII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 7, 6.12-14); thứ Ba, tuần XII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 7, 6.12-14); thứ Ba, tuần XII Thường niên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvotB8wy27gmyOrF6bOd1EnFN1uYfe_Tk3rLzYDr-SKNTHCk_Lo_0sVuUMml-iCi9ExrmuhqnyT_x6Nj6AY0Qy_T6zTvmuP8ubeDmh7zJzBFILy5-XZKAehx1_Qv0_ntnvc32myGE7fF8/w745-h427/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvotB8wy27gmyOrF6bOd1EnFN1uYfe_Tk3rLzYDr-SKNTHCk_Lo_0sVuUMml-iCi9ExrmuhqnyT_x6Nj6AY0Qy_T6zTvmuP8ubeDmh7zJzBFILy5-XZKAehx1_Qv0_ntnvc32myGE7fF8/s72-w745-c-h427/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-7-612-14-thu-ba-tuan-xii.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-7-612-14-thu-ba-tuan-xii.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content