Góc Suy Gẫm - Mt 7, 1-5; thứ Hai, tuần XII Thường niên

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mt 7, 1-5; thứ Hai, tuần XII Thường niên

Góc Suy Gẫm - Mt 7, 1-5; thứ Hai, tuần XII Thường niên 

Góc Suy Gẫm – Mùa dịch Covid-19

1. Chuyện chúng mình: 
ĐÔI NÉT VỀ TƯỢNG NỮ THẦN CÔNG LÝ 

Tượng nữ thần công lý được xem như là một biểu tượng công lý, pháp luật, tư pháp. Đối với người học luật thì biểu tượng nữ thần công lý cũng không quá xa lạ. Mình cũng rất thích biểu tượng này nên chia sẻ vài điều liên quan tìm hiểu được. 

1. Nữ thần công lý là ai? 

Nữ thần công lý trong tiếng Anh được gọi là Lady Justice, tiếng Latin là Justitia (Iustitia). Justitia là hiện thân của nữ thần công lý trong thần thoại La Mã cổ đại. Justitia cũng tương đương với thần Themis và thần Dike trong thần thoại Hy Lạp; thần Maat của Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, tượng nữ thần công lý hiện nay (được cho) là khắc họa theo hình tượng nữ thần Justitia của La Mã. 

2. Ý nghĩa của các biểu tượng 

Tượng nữ thần công lý thường được tạo theo dáng đứng hoặc ngồi trên ghế và thường gắn liền với ba biểu tượng đặc trưng: dải băng bịt mắt, cán cân và thanh gươm. 
– Về dải băng bịt mắt: Được giải thích với ý nghĩa là đảm bảo sự độc lập, vô tư, khách quan của thần công lý, không bị tác động, ảnh hưởng bởi áp lực bên ngoài hay ngoại cảnh. Tuy nhiên, theo một số tài liệu chỉ ra thì chỉ đến thế kỷ 16, dải băng bịt mắt mới được bổ sung vào tượng nữ thần công lý và được sử dụng không liên tục, không phải tượng nữ thần công lý nào cũng có dải băng bịt mắt vì với quyền năng của nữ thần công lý, người ta tin rằng dù có bịt mắt hay không thì nữ thần công lý vẫn đảm bảo sự vô tư, khách quan. 
– Về cán cân: tượng trưng cho sự suy xét cẩn trọng và công bằng các chứng cứ, tình tiết của vụ việc để đưa ra phán quyết; biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị. 
– Về thanh gươm: Biểu tượng cho sức mạnh cưỡng chế, quyền uy, bảo đảm công lý phải được thực thi. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì đó là thanh gươm còn trong vỏ và trong tư thế hạ xuống chứ không phải trong tư thế vung cao sẵn sàng tấn công ai đó. Điều đó cho thấy công lý không phải là sự sợ hãi, cưỡng chế phi lý mà phải trải qua quá trình suy xét cẩn trọng (bởi cán cân) và thanh gươm chỉ được rút ra khi thực sự cần thiết. 
- Người ta nói nhiều về 03 biểu tượng trên nhưng dưới chân nữ thần còn có hình tượng quyển sách và con rắn (không phải tượng nào cũng có). Quyển sách này là sách luật, sách về công lý và con rắn quấn quanh quyển sách này tượng trưng cho thế lực cản trở pháp luật, cản trở công lý và sẽ bị trừng trị bởi nữ thần công lý. 
Kiều Anh Vũ 
(Nguồn: https:kieuanhvu.wordpress.com/2019/02/12/doi-net-ve-tuong-nu-than-cong-ly

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 7, 1-5; thứ Hai, tuần XII Thường niên) 

Trong trích đoạn Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu chỉ dạy cho các môn đệ về việc xét đoán. Sứ điệp chính yếu là, Thiên Chúa sẽ xét đoán chúng ta theo như cách chúng ta xét đoán người khác. Ngoài ra, Đức Giêsu cũng mời gọi các đồ đệ và cả chúng ta nữa: thay vì xét đoán người khác, mỗi người hãy lo duyệt xét lại chính mình: "Sao ngươi thấy cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt ngươi. Hãy lấy cái đà trong mắt ngươi ra trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em". 

Kinh nghiệm cho thấy, tự bản thân, con người nhiều khi không hiểu hết được chính mình bởi vì nơi mỗi người vẫn có sự mâu thuẫn nội tại, bởi đó thánh Phaolo đã nói: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,19). 

Vậy nếu tự bản thân mỗi người còn chưa hiểu hết được chính mình thì làm sao có thể hiểu hết được người khác, bởi vì những gì được biểu lộ ra bên ngoài mới chỉ là hình thức. Không thiếu những trường hợp cái hình thức bên ngoài được dựng lên để che giấu sự thật bên trong hoặc những tín hiệu gởi đi chỉ được đón nhận một cách sai lầm do thành kiến và ác ý. 

Do vậy, bài Tin mừng hôm nay cho thấy con người không thể tự cho mình quyền xét đoán, phê phán người khác mà chỉ mình Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự mới có quyền xét xử, đúng như lời thánh Giacôbê đã răn dạy: “Anh em đừng nói xấu nhau. Ai nói xấu hoặc xét đoán anh em mình là nói xấu và xét đoán Lề Luật. Nếu anh xét đoán Lề Luật, thì anh không còn là kẻ vâng giữ, mà là kẻ xét đoán Lề Luật. Chỉ có một Đấng ra Lề Luật và xét xử, đó là Đấng có quyền cứu thoát và tiêu diệt. Còn anh là ai mà dám xét đoán người thân cận?” Không chỉ có vậy, Đức Giêsu còn mời gọi chúng ta hãy nhìn vào bản thân, hãy nhìn vào mắt mình để lấy cái xà đã đóng chặt vào đó, cái xà đã được kết tụ bởi biết bao lỗi lầm, thành kiến và ác ý; khi ấy, mắt sẽ trong sáng và nhìn thấy rõ sự thật để rồi giúp người khác lấy cái dằm, cái rác trong mắt của họ. 

Cái nhìn của đôi mắt không còn cái xà sẽ không còn là cái nhìn của phê phán, chỉ trích nhưng là cái nhìn của yêu thương, tha thứ; cái nhìn mang lại cho cho người khác niềm tin yêu và hy vọng. Chính cái nhìn của Đức Giêsu đã làm cho Lêvi sẵn sàng bỏ mọi sự để theo Ngài; làm cho Giakêu thành tâm hoán cải và cũng cái nhìn ấy làm cho Maria Magdala từ bỏ con đường tội lỗi. Tất cả đã chuyển hướng cuộc đời bởi cái nhìn từ ái bao dung của Đức Giêsu. 

Tóm lại, đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Nếu cần, hãy chỉ bảo và sửa dạy nhau trong tình thương mến để giúp nhau thăng tiến và xây dựng; chứ không phải để đạp đổ cũng không phải để lên lớp dạy đời người khác. Sửa dạy với tình yêu và lòng bao dung để cảm hóa chứ không phải để sỉ nhục và rồi nhìn họ bằng cặp mắt khinh thường. Ai trong đởi chẳng có lúc lỡ lầm. Hãy giúp đỡ nhau để hoàn thiện bản thân chứ không phải để kết án, chì chiết hay chứng tỏ mình “ngon lành cành đào” hơn họ. Nếu ai đó lấy làm vui khi tăm tia, soi mói hoặc đặt chuyện để hạ bệ người khác thì trước mặt Chúa, chắc chắn sẽ nhận lại những kết quả đáng hổ thẹn. Ai ham thích dè bỉu hoặc kết án người khác thì phần số đời họ chẳng thể nào thong dong. Ai không biết thương xót người khác thì đừng mong nhận lại được sự xót thương. 

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sáng suốt nhận ra những yếu đuối và bất toàn của mình. Xin ban cho chúng con một tình yêu đủ lớn để có thể bao dung tha thứ và chân thành đón nhận những người khiến chúng con tổn thương. Xin kiềm chế miệng lưỡi để chúng con đừng bao giờ gieo thêm sầu muộn cho những anh chị em của mình. Xin thanh tẩy đôi mắt để chúng con chỉ biết nhìn đến những điều tích cực. Và xin cho chúng con có được một tâm hồn quảng đại để luôn biết nghĩ đến những điều tốt đẹp về tha nhân. 

 4. Lời bàn 

- Trong Bài giảng trên núi, chúng ta thường thấy Đức Giêsu dùng những hình ảnh rất quen thuộc với lối suy nghĩ của người Do Thái. Trích đoạn Tin mừng hôm nay cũng không là ngoại lệ. Thật vậy, các Rabbi thường cảnh báo về việc xét đoán người khác, họ nói: “Ai xét đoán anh em rộng lượng thì sẽ được Chúa rộng lượng lại”. Như thế, họ nhìn nhận một Thiên Chúa công bình và ngay thẳng; sẽ đối đãi lại cách rạch ròi và sòng phẳng với người tốt. Họ quy định sáu việc lớn sẽ đem lại lợi ích cho con người, không chỉ ở thế giới hiện tại mà còn có giá trị trong một thế giới tương lai, đó là: học hành, thăm viếng người đau yếu, hiếu khách, chuyên cần cầu nguyện, giáo dục con cái về lề luật và nghĩ tốt về người khác. Điều cuối cùng cho ta thấy rằng, nghĩ tốt hay đánh giá tốt về người khác là một bổn phận đạo đức cần chuyên chăm thực hiện. 
- Chắc hẳn đã nhiều lần chúng ta phạm tội xét đoán sai lầm về người khác. Ít có ai không phạm phải điều này; như thế cũng có nghĩa là, chẳng mấy người trong chúng ta chưa từng bị người khác đánh giá sai. Thật trớ trêu, nếu chúng ta coi đây là một “lời răn” của Đức Giêsu thì chắc rằng, chẳng có bất cứ một giáo huấn nào của Ngài bị vi phạm và bị bỏ qua nhiều hơn nó. Ở một bình diện rộng lớn hơn sẽ giúp chúng ta nhận ra, Giáo hội cũng từng phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Chắc nhiều người còn nhớ, trong thời gian tại vị của mình, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi hơn 100 lần về những hành động sai trái của Giáo hội trong lịch sử. Đặc biệt, trong bài giảng ngày 12 tháng 3 năm 2000, ngài đã xin Chúa tha thứ về những tội lỗi mà người Công giáo đã gây ra trong quá khứ. Tờ The Guardian xếp những tội lỗi đó thành bảy loại: tội chung; tội gây ra nhân danh chân lý; tội về sự hiệp nhất Kitô giáo; chống lại người Do Thái; thiếu tôn trọng tình yêu, hòa bình và văn hóa; tội về phẩm giá phụ nữ và các nhóm thiểu số; tội về nhân quyền. Giả như những xét đoán sai lầm của chúng ta về người khác đưa đến những hệ quả xấu thì dám hỏi: chúng ta có đủ can đảm xin sự tha thứ từ những người mà mình đã trót mạo phạm không? Hay chúng ta phớt lờ và tìm cách chối bỏ trách nhiệm? 

- Có nhiều lý do để cho thấy vì sao chúng ta không được xét đoán người khác: 

o Trước hết, không bao giờ chúng ta có thể hiểu ngọn nguồn một sự việc hay biết rõ về một ai đó. Rabbi Hillel từng nói: “Đừng xét đoán ai cho đến khi chính anh ở trong hoàn cảnh của người ấy”. Ở trong hoàn cảnh cụ thể, một người có thể nhìn kém duyên và khó ưa; nhưng cũng con người đó khi ở vào một hoàn cảnh khác, họ bỗng thay đổi và trở nên yêu kiều và đáng mến. Cổ nhân dạy: “Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm", nghĩa là: vẽ hổ vẽ da nhưng không vẽ được xương, nhìn người nhìn mặt nhưng không nhìn thấy tấm lòng. Hiểu được như thế thì chúng ta mới nhận ra rằng, ai nấy đều có những nét tốt xấu và ưu nhược khác nhau. Công việc của chúng ta không phải là lên án hay xét đoán người khác theo dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tìm kiếm vẻ đẹp ẩn tàng nơi con người của họ. Đó là điều chúng ta luôn muốn người khác làm cho mình. Vậy thì hà cớ gì chúng ta không thực hiện điều đó cho tha nhân của mình trước. Chẳng lẽ chúng ta chỉ biết có mỗi một việc là “trông mặt mà bắt hình dong” thôi sao? 

o Thứ hai, xét đoán người khác cách vô tư là điều rất khó. Chúng ta dễ bị những phản ứng vô lý của bản năng điều khiển. Nó lừa phỉnh để những phán đoán của chúng ta phát xuất từ những phản ứng thiếu hợp lý. Chuyện kể rằng, đôi khi người Hy Lạp tổ chức một phiên tòa trong bóng tối để vị chánh án và bồi thẩm đoàn không nhìn thấy mặt bị can, do đó các phán quyết đưa ra không bị ảnh hưởng bởi một yếu tố nào khác, trừ các dữ kiện khách quan của vụ án. Như vậy, chỉ những người nào thực sự công chính mới có khả năng thực hiện việc xét xử công minh. Ngày nay, ở đâu mà những phiên tòa “xử kín” còn tái diễn thì ở đó, công lý dễ bị bẻ cong và tư duy “bá quyền” chỉ đem lại những quyết định vi hiến. 

o Cuối cùng, Đức Giêsu nêu lên một lý do khác để ngăn cấm chúng ta không được xét đoán, đó là: không ai trong chúng ta đủ tốt để phê phán, để xét đoán người khác. Hình ảnh minh họa là một sự khập khiễng đáng buồn cười, nhưng nó lại rất thật khi áp dụng vào trong cuộc sống. Thế giới này đầy người đòi quyền phê phán nhưng cũng đồng thời đòi được miễn trừ khỏi đời sống gương mẫu. Không ai được quyền phê phán người khác nếu không dám phiêu lưu trên cùng một hướng với họ. Nói cách khác, không ai đủ tốt để có thể xét đoán anh em của mình. Chính đời sống mỗi người đã có quá nhiều thứ cần điều chỉnh lại, khỏi cần đi tìm những thứ khuyết điểm nơi người khác. Tốt nhất là hãy quan tâm đến những lầm lỗi của mình. Còn lầm lỗi của người khác ư? Cứ để đấy, Chúa cân được hết. 

- Aleksander Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Công lý là lương tâm, không phải lương tâm cá nhân mà là lương tâm của toàn bộ nhân loại. Những ai nhận thức rõ ràng giọng nói của lương tâm chính mình thường cũng nhận ra giọng nói của công lý”. Như vậy, những ai thực thi công lý dựa trên những mách bảo của một lương tâm ngay chính thì chẳng màng tới việc xét xử nữa. Đất nước Hà Lan đã hoàn thành việc xóa bỏ hệ thống các nhà tù trên toàn lãnh thổ; đồng thời trưng dụng chúng làm khách sạn hoặc bảo tàng nghệ thuật. Và như thế, hình ảnh về một nữ thần công lý không còn sứ mạng lịch sử nữa. Tượng nữ thần giờ đây được khách tham quan chiêm ngắm trong viện bảo tàng chứ không còn giữ được vẻ uy nghiêm giữa công đường. Hình ảnh về cán cân được cầm ở tay vị nữ thần công lý đã nói lên “sự suy xét cẩn trọng và công bằng các chứng cứ, tình tiết của vụ việc để đưa ra phán quyết; biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị”. Còn chúng ta, một khi tự cho mình quyền để xét đoán người khác thì thường xuôi theo cảm tính và dễ tự coi mình là tiêu chuẩn. Vì thế, Đức Giêsu dạy chúng ta phải dè dặt, phải đề cao cảnh giác. Chúa không cấm nhận xét phải trái về người khác, nhưng quy tội và lên án lương tâm người ta là vi phạm lãnh vực dành riêng cho Thiên Chúa. Chẳng lẽ chúng ta lại một lần nữa nối gót tổ tông khi xưa đòi tiếm quyền xét xử Thiên Chúa nữa sao? 

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1202,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4611,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mt 7, 1-5; thứ Hai, tuần XII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 7, 1-5; thứ Hai, tuần XII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 7, 1-5; thứ Hai, tuần XII Thường niên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjQFGIvYjEeRNSNxDWuAFCeD_ufZj2IAfUvGXp34LEGGO-b-rhPcxrwIVi2LZs951DH_m4XZQr_46nKx6lVyAzQX3j2S_3CaFzrvKfKPwsnR3jbHtwCGp_7WUiHRAv-KW5IfFzRyWwrZo8/w685-h392/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjQFGIvYjEeRNSNxDWuAFCeD_ufZj2IAfUvGXp34LEGGO-b-rhPcxrwIVi2LZs951DH_m4XZQr_46nKx6lVyAzQX3j2S_3CaFzrvKfKPwsnR3jbHtwCGp_7WUiHRAv-KW5IfFzRyWwrZo8/s72-w685-c-h392/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-7-1-5-thu-hai-tuan-xii.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-7-1-5-thu-hai-tuan-xii.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content