Góc Suy Gẫm - Mt 6, 24-34; thứ Bảy, tuần XI Thường niên

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mt 6, 24-34; thứ Bảy, tuần XI Thường niên

Góc Suy Gẫm - Mt 6, 24-34; thứ Bảy, tuần XI Thường niên 

Góc Suy Gẫm – Mùa dịch Covid-19 

1. Chuyện chúng mình: PHÁT HIỆN XE DÁN BIỂN PHÒNG CHỐNG DỊCH CHỞ LINH KIỆN SÚNG 

Kiểm tra ôtô 16 chỗ dán biển phòng chống dịch, Công an Tp. Bắc Giang phát hiện 2 bao tải chứa linh kiện, phụ kiện của súng hơi. 

Công an Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, đang điều tra vụ ôtô 16 chỗ do tài xế P.Đ.T. (35 tuổi, ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) điều khiển chở theo nhiều loại linh kiện, phụ kiện của súng hơi. 

Trước đó, trong lúc làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch phường Dĩnh Kế chiều 14/6, tổ công tác thuộc Công an Tp. Bắc Giang phát hiện ôtô dán biển "xe phục vụ phòng chống dịch Covid-19" do ông T. điều khiển nên dừng phương tiện để kiểm tra. Công an phát hiện trên xe có 2 bao tải chở linh kiện, phụ kiện súng hơi gồm 8 ống giảm thanh, 6 bộ khung súng, 4 nòng rời súng, 7 hộp đạn cùng nhiều linh kiện lắp ráp súng khác. 

Tổ công tác đã lập biên bản, bàn giao tài xế cùng tang vật, phương tiện cho Đội Cảnh sát kinh tế Công an Tp. Bắc Giang để điều tra theo thẩm quyền. 

Hoàng Linh 
(Nguồn: https://zingnews.vn/phat-hien-xe-dan-bien-phong-chong-dich-cho-linh-kien-sung-post1227832.html) 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 6, 24-34; thứ Bảy, tuần XI Thường niên) 

Trích đoạn Tin mừng của ngày hôm nay, một lần nữa Đức Giêsu cho chúng ta thấy giá trị đích thực trong Nước Trời. Tiền bạc theo thánh Luca là "tên bất lương" (Lc 16,9-11), tức là tiền bạc được nhân cách hóa và coi như một quyền lực thống trị thế gian. Còn trong Tin mừng Mattheu, Đức Giêsu gọi nó là Mammon, là một người chủ xấu, là một vị “thần”. Chữ Mammon là từ ngữ Do Thái, để ám chỉ về của cải và tài sản nói chung. Tác giả Mattheu dùng nó để nói đến tiền bạc và những lợi lộc trần thế bất chính. Trước một thực tại như vậy, Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ và cả chúng ta nữa, phải có thái độ dứt khoát "hoặc là tôn thờ Chúa hoặc là coi tiền bạc như là ‘chúa’ của mình", chứ không thể lừng khừng, không bắt cá hai tay. 

Suy cho cùng thì mọi sự đều là của Chúa. Nói khác đi, quyền sở hữu tối hậu trên mọi vật đều thuộc về một mình Người. Trước mặt Chúa, chúng ta không thể nói, cái này là “của tôi” mà chỉ có thể nói, “cái này thuộc về Chúa nhưng Người cho tôi sử dụng nó”. Ngoài ra cũng nên nhớ rằng, con người luôn luôn quan trọng hơn của cải vật chất. Ở đâu mà người ta coi mạng người rẻ hơn vật chất thì ở đó chỉ còn lại mỗi bạo tàn và chết chóc. Như vậy, bất kể ở nơi đâu thì của cải cũng luôn bị coi là hàng thứ yếu. Thánh Phaolô dạy: “Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1 Tm 6,10). Ở đâu mà người ta coi của cải là thước đo, là mong ước độc nhất, là vũ khí duy nhất để đối phó với cuộc đời, thì ở đó của cải được sánh ví như một thế lực có thể mang lại sự “cứu rỗi”. Nói khác đi, một khi người ta coi của cải là nguồn sống, là cùng đích thì của cải không còn là phương tiện nữa mà bấy giờ, nó trở thành hiện thân của một vị thần, một ông chủ thực sự. 

Nếu chuyện “làm tôi tiền của” trên đây có thể coi như lời cảnh giác đặc biệt dành cho những người giàu có, thì những lời khuyên tin tưởng vào Chúa Quan Phòng ở đây, lại muốn nhắn nhủ riêng cho những người nghèo. Vấn đề vẫn là đánh giá đúng mọi sự trong cuộc sống. Lý do chính khiến người môn đệ Đức Giêsu loại trừ mọi âu lo không cần thiết trong cuộc sống chính là niềm tin vào Thiên Chúa như Cha, người Cha toàn năng và đầy yêu thương: Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Tin tưởng vào Thiên Chúa không miễn thứ cho người môn đệ khỏi trách nhiệm tổ chức đời sống cho tốt đẹp và góp phần xây dựng một xã hội trần thế ngày càng xứng đáng với con người hơn. Không chỉ có thế, nó còn mang lại tự do nội tâm cho người môn đệ, giúp họ quy hướng tất cả cuộc sống về Thiên Chúa và về Nước của Người. 

Khi dạy chúng ta đừng lo lấy gì mà ăn, lấy gì mà mặc, Đức Giêsu không có ý dạy chúng ta sống vô tư, thiếu trách nhiệm. “Đừng lo” như Đức Giêsu dạy cũng không có nghĩa buông xuôi, tới đâu hay tới đó. Sống vô tư, sống thiếu trách nhiệm và buông xuôi như thế là trở thành gánh nặng cho người khác. Trái lại, đừng lo cho mạng sống, đừng lo cho thân thể, theo Đức Giêsu, có nghĩa là đừng quá bận tâm đến đời sống vật chất cũng như tiền của, đến độ trở thành nô lệ cho chúng. Bởi đó, Đức Giêsu mới nói: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa lại vừa làm tôi Tiền Của được”. Đừng lo cho ngày mai có nghĩa là đừng quá bận tâm tới cuộc sống trần gian đến độ coi nó như là cứu cánh tối hậu của cuộc đời mà quên đi hạnh phúc Nước Trời. Đừng lo cho ngày mai, cũng có nghĩa là đừng qúa coi trọng tiền của vật chất đến độ sẵn sàng dùng mọi phương tiện bất chính để đạt cho bằng được mục đích. 

Vậy nên, điều quan trọng khi Đức Giêsu mời gọi chúng ta đừng lo cho ngày mai vẫn là, trong mọi sự hãy biết phó thác cậy trông vào Thiên Chúa, Đấng quan phòng và an bài mọi sự cách tốt đẹp, cho dù ngày nào “có nỗi khổ” của ngày ấy. Có được tâm hồn phó thác và cậy trông như thế, thì dù có những bất trắc xảy đến trong cuộc đời, chúng ta vẫn an bình bước đi, bởi vì, nếu như bông huệ ngoài đồng nay còn mai mất, thế mà tất cả vinh quang của vua Salomon cũng không sánh được với một bông hoa đó. Và nếu như chim trời, chúng không gieo, không gặt, không tích lũy vào kho lẫm, vậy mà không con nào phải chết đói, thì chúng ta càng có lý do để cậy trông hơn vì chúng ta còn đáng giá hơn muôn vàn chim sẻ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết tìm kiếm trước hết Nước Thiên Chúa cùng sự Công chính của Ngài, và tin chắc rằng Chúa sẽ ban cho chúng con mọi thứ khác mỗi khi chúng con cần đến, bởi vì Ngài là Cha và hằng yêu thương săn sóc chúng con. Xin đừng để chúng con cứ mãi loay hoay với những toan tính cho tương lai mà quên mất mình đang sống ở đâu và phải làm gì trong giây phút hiện tại. Xin Chúa cho chúng con biết can đảm từ khước tất cả những gì gây phương hại cho linh hồn của mình và cũng đừng quá mải mê thế sự thăng trầm khiến chúng con xa rời tình thương quan phòng của Chúa.

4. Lời bàn 

- “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” là một lời nhắc không chỉ dành cho các môn đệ của Đức Giêsu mà nó còn dành cho tất cả chúng ta. Trong nguyên ngữ Hy Lạp, doulos có nghĩa là nô lệ; từ douleuein có nghĩa là “làm tôi”, làm nô lệ cho ai; còn từ Kurios có nghĩa là “chủ”, hay là “chúa”. Như vậy, để hiểu được ý nghĩa của câu văn này, chúng ta cần dừng lại một chút để tìm hiểu về quan niệm chủ - tớ thời bấy giờ. Trước hết, trong quan điểm luật pháp, nô lệ không phải là một con người nhưng bị coi như một món đồ. Đối với luật pháp, nô lệ chỉ là một dụng cụ sống, còn ông chủ thì có quyền rao bán, đổi chác, đánh đập, đuổi khỏi nhà và thậm chí là giết chết bởi vì ông ta coi đầy tớ của mình không hơn một thứ vật dụng. Ngoài ra, người nô lệ không có thời gian riêng của mình, nó phụ thuộc vào gia chủ. Về phần mình, chúng ta là tôi tớ của Chúa, nhưng Chúa đã không đối xử với chúng ta cách hà khắc như những ông chủ của trần gian thường làm. Đổi lại, chúng ta không thể sống cho Chúa cách tùy hứng hay bán thời gian mà phải là luôn luôn, là toàn thời gian. Cách nào đó, Kitô hữu là người luôn biết thực thi “điều Chúa muốn” chứ không phải làm “điều mình thích”. 

- Mammon là từ ngữ Hipri chỉ của cải vật chất, nhưng nguyên nghĩa của nó không phải là một chữ hàm ý xấu. Thật vậy, các Rabbi dạy rằng: “Hãy quý trọng Mammon của người khác như của chính ngươi”, nghĩa là mỗi người hãy quý trọng tài sản của người khác như của chính mình. Bản thân của từ này có một lịch sử khá lạ và kì thú. Ban đầu, nó có nghĩa là phó thác, là vật ký thác tại chỗ gửi tiền để nhờ người nào đó quản lý giúp. Nhưng về sau, nó không còn ý nghĩa là vật ký thác nữa mà thay vào đó, nó trở thành một thứ mà con người ký thác lòng tin của mình vào. Một sự đổi vai trong nhận thức để cuối cùng, Mammon khi được viết hoa (Tiền Của) thì nó lại là một vị “thần”, đúng theo nghĩa mà Chúa nói tới trong đoạn Tin mừng hôm nay. Bạn có khi nào coi Tiền Của là “thần hộ mạng” của mình chưa nhỉ? Có thể bạn chưa rơi vào tình cảnh ấy, nhưng rất có thể bạn lại bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn, nơi mà chúng ta bán thời giờ mình có để kiếm tiền để rồi sau đó, chúng ta dùng tiền để giết thời gian. 

- Người ta làm gì để có tiền? Vì tiền, người ta dám hy sinh danh dự và lòng tự trọng để có được của cải. Đôi khi, mong ước tài khoản trong ngân hàng của mình phình to ra, người ta chấp nhận làm tổn thương chính linh hồn của mình. Có người kiếm tiền bằng cách triệt hạ người khác. Nhiều người tự hào mình thành công nhưng kì thực nó được xây dựng trên sự thất bại của người khác. Vì tiền, người ta sẵn sàng thượng đội hạ đạp, với mục tiêu kiếm tiền bằng mọi giá. Có người vì ham làm giàu đến nỗi nại tới lý do bận buôn bán để biện minh cho việc không tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật. Có người ra sức vơ vét của công bởi nghĩ rằng, mình không lấy thì kẻ khác nó cũng không tha. Người thì cố tranh thủ làm giàu bằng mọi cách, kể cả bất chấp sai phạm với chủ trương rõ ràng: hy sinh đời bố nhằm củng cố đời con. Bạn làm gì để có tiền và nhắm vào mục đích nào vậy? 

- Cổ nhân dạy: “Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” (trữ lương thực phòng khi đói, trữ quần áo phòng khi giá lạnh) hay “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” (kẻ không biết lo xa ắt sẽ buồn gần); trong khi đó Đức Giêsu lại dạy: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai cứ để ngày mai lo, ngày nào có cái khổ của ngày ấy”. Phải chăng Chúa cổ xúy một lối sống “ăn xổi ở thì”, đừng lo nghĩ dài hơi? Chắc chắn là không. Chúa không cấm việc chúng ta có những dự liệu thận trọng; Ngài chỉ cấm chúng ta lo lắng trong sợ hãi mà thôi. Đức Giêsu đã chẳng bênh vực thái độ không biết lo xa, phí phạm, cẩu thả, vô tâm hay biếng nhác trong cuộc sống. Ngài chỉ cấm sự lo lắng làm mất đi nguồn sinh lực cần thiết trong cuộc đời. Quan điểm này không hề xa lạ với người Do Thái. Thật vậy, các Rabbi dạy rằng, phải đối diện với cuộc đời bằng thái độ thận trọng và điềm tĩnh. Họ còn nhấn mạnh, mỗi ngày hãy dạy cho con trai của mình một nghề, nếu không thì có nghĩa là dạy con ăn cắp. Họ tin vào sự chuẩn bị những bước cần thiết cho cuộc sống, nhưng đồng thời họ cũng nói: “Người đã có ổ bánh trong giỏ mà còn nói ‘ngày mai tôi sẽ ăn gì’ là người kém đức tin”. Ai trong chúng ta cũng phải lo lắng cho cái ăn cái mặc ngang qua đời sống thường nhật. Thế nhưng, có bao giờ chúng ta giật mình tự hỏi: mình đã tích cóp được gì cho cuộc đời mai hậu chưa nhỉ? Chẳng lẽ cả đời này chỉ biết loay hoay chuyện áo cơm sao? 

- Rabbi Simeon ngạc nhiên về đời sống của loài vật, đã nói: “Trong đời tôi chưa bao giờ thấy con nai phơi trái vả, con sư tử làm phu khuân vác hay con cáo làm thương gia, vậy mà chúng đều được nuôi dưỡng. Nếu chúng ta là loài được tạo dựng để phục vụ Đấng Tạo Hóa, lại không được nuôi dưỡng hay sao? Lo lắng là tôi đã làm hỏng, làm hư đường lối và thể chất của mình”. Đức Giêsu hôm nay cũng dạy chúng ta một bài học thật ý nghĩa về việc chống lại sự lo lắng. Thiên Chúa đã cho chúng ta sự sống, vì thế, chắc chắn Ngài cũng sẽ ban mọi điều cần thiết để duy trì sự sống nơi chúng ta. Lo âu tức là không tin ở Chúa. Lòng vô tín có thể hiểu được nơi dân ngoại khi họ tin vào những vị thần linh đầy lòng ghen ghét và bất ổn; chứ không thể hiểu được nơi chúng ta, những người đã tin nhận một Thiên Chúa là Cha đầy lòng nhân từ. Đức Giêsu đã dạy chúng ta hai phương thế để đánh bại lo âu: trước hết là lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người. Thứ đến, chúng ta hãy học cách sống trọn vẹn ý nghĩa của từng ngày trong đời. Quá khứ đã qua, còn tương lai thì chưa đến; do vậy, hãy sống trọn vẹn giây phút hiện tại bằng cách chu toàn mọi bổn phận được giao. Như thế là đủ, bởi Chúa biết chúng ta cần gì và Ngài sẽ không nỡ từ chối ban tặng. Xác tín của chúng ta đủ mạnh để tin vào những điều như thế không nhỉ? 

- Jean Henri Dunant (8.5.1828 – 30.10.1910), tức Henry Dunant hoặc Henri Dunant, là một nhà kinh doanh và nhà hoạt động xã hội người Thụy Sĩ. Ông được coi là cha đẻ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế. Ủy ban này hoạt động dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận. Vì là người Thụy Sĩ nên người ta đã chọn lá cờ của Hội Chữ thập đỏ dựa theo biểu tượng và màu sắc in trên quốc kỳ của quê hương ông. Chỉ có điều, nếu trên quốc kỳ, chữ thập màu trắng nằm nổi bật giữa nền lá cờ màu đỏ; thì cờ của Hội Chữ thập đỏ mang màu ngược lại. Về nguyên tắc, hình chữ thập được ghép bởi 5 ô vuông bằng nhau; do vậy, những cách điệu như ngày nay chúng ta thấy đều không đúng ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, vì hình thức nhìn giống cây Thập giá của Kitô giáo, nên khi người Hồi giáo thành lập một tổ chức tương tự, họ đã chọn cho mình biểu tượng là Trăng lưỡi liềm đỏ. Trong chiến tranh, những chiếc xe được gắn biểu tượng Chữ thập đỏ đều là thứ bất khả xâm phạm của tất cả các bên tham chiến, bởi lí do đơn giản là nó làm nhiệm vụ cứu người, không phân biệt phe ta hay địch. Lợi dụng điều đó, nhiều thế lực đã sử dụng xe cứu thương để chuyển quân hay vũ khí đạn dược. Do vậy, nó đã làm hoen ố tinh thần và ý nghĩa cao đẹp mà Chữ thập đỏ đem lại. Hình ảnh được báo chí loan tin về việc một số người sử dụng xe có dán nhãn phòng chống dịch để buôn lậu súng ống đạn dược khiến tôi liên tưởng đến những điều kém nhân bản từng xảy ra trong quá khứ. Người ta sẵn sàng làm mọi thứ, mong tìm được lợi ích cho chính mình. Áp dụng vào bài Tin mừng hôm nay, chúng ta nhận ra bóng dáng của những người sẵn lòng “thượng tôn tiền của” lên hàng thần thánh. Nhãn “xe phục vụ phòng chống dịch” là vì công ích giữa mùa Covid; còn nếu ai đó cố tình không hiểu và dùng nó để trục lợi cá nhân thì thiết nghĩ, tôi không nên bàn thêm nữa. 

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1212,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4621,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mt 6, 24-34; thứ Bảy, tuần XI Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 6, 24-34; thứ Bảy, tuần XI Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mt 6, 24-34; thứ Bảy, tuần XI Thường niên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhi8zzb6-h44_sk60-EvdX243dDn2-G5i7BBX6jCE50Y5-sJanGL_jXCotwOT5WPNnk9FpcFZ6xEWS-CqhTJ6V3oB76GQ1pY66zyq4ZDrtVV3jzdqGc6VTeXZ_4C5jP61_AjHd9IZqdlDM/w685-h392/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhi8zzb6-h44_sk60-EvdX243dDn2-G5i7BBX6jCE50Y5-sJanGL_jXCotwOT5WPNnk9FpcFZ6xEWS-CqhTJ6V3oB76GQ1pY66zyq4ZDrtVV3jzdqGc6VTeXZ_4C5jP61_AjHd9IZqdlDM/s72-w685-c-h392/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-6-24-34-thu-bay-tuan-xi.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mt-6-24-34-thu-bay-tuan-xi.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content