Góc Suy Gẫm - Mc 4, 35-41; Chúa nhật, tuần XII Thường niên

SHARE:

Góc Suy Gẫm - Mc 4, 35-41; Chúa nhật, tuần XII Thường niên

Góc Suy Gẫm - Mc 4, 35-41; Chúa nhật, tuần XII Thường niên 

Góc Suy Gẫm – Mùa dịch Covid-19 

1. Chuyện chúng mình: 
ĐIỀU KÌ DIỆU XẢY RA SAU KHI CHÚ BÉ 5 TUỔI CẮT NGANG BÀI GIẢNG CỦA MỘT LINH MỤC 

Câu chuyện liên quan đến cậu bé 5 tuổi cắt ngang bài giảng của một linh mục vì quá lo lắng cho cha đỡ đầu của mình đang phải chiến đấu với tử thần trong bệnh viện vì nhiễm coronavirus. 9Ngày 16 tháng 5 vừa qua, trong Thánh lễ Thăng Thiên tại một giáo xứ ở Patrocinio, Brazil, một cậu bé 5 tuổi đã cắt ngang bài giảng của vị linh mục và xin ngài cầu nguyện cho cha đỡ đầu của mình, là người đang phải thở máy vì COVID-19. 

Cha Artur Oliveira đang cử hành thánh lễ được truyền trực tiếp qua internet nên khoảnh khắc xúc động ấy đã được ghi lại và chia sẻ rộng rãi. Cha nói với hãng tin Công Giáo ACI Digital rằng ngài hy vọng câu chuyện này sẽ truyền cảm hứng cho mọi người. “Chúng ta phải giống như đứa trẻ này. Đứa bé đã cầu nguyện đơn giản, với lòng can đảm, và với đức tin.” 

Cha nói thêm rằng một số người đã xem đoạn video nói với ngài rằng câu chuyện đã khiến họ cảm động, cả những người trẻ tuổi cũng mủi lòng. Và một số người nói, ‘Đức tin của tôi nhỏ bé biết bao so với đức tin vĩ đại của cậu bé này!’. 

Cậu bé João Miguel đã cắt ngang lời vị linh mục khi bật dậy từ hàng ghế: “Thưa cha, cha có thể cầu nguyện cho cha đỡ đầu của con không? Chú ấy đang phải thở bằng máy thở”. Cậu bé sau đó giải thích rằng “Chú Flavio đã mắc phải một loại coronavirus mới”. 

Tờ Aleteia cho biết Cha Artur đã ngưng bài giảng của mình và ngồi xuống bên cạnh cậu bé trên bậc thềm bàn thờ và cầu nguyện với cậu ấy: “Làm sao tôi có thể lờ đi yêu cầu này? Tôi thú nhận rằng, trong nội tâm, tôi đã hỏi Chúa: ‘Lạy Chúa, đứa trẻ này đã làm con ngạc nhiên. Con nên làm gì bây giờ?’ Tôi bỏ mặc những gì tôi đang nói và ngồi xuống đó trên bậc thềm của bàn thờ. Tôi tưởng tượng Chúa Giêsu đang lắng nghe yêu cầu của mình. Và tôi biết rằng Ngài sẽ làm được! Những người ở đó, trong nhà thờ, đã học được đức tin có nghĩa là gì”. 

Ngay trước yêu cầu của João Miguel, vị linh mục đang nói trong bài giảng của ngài về biến cố Thăng Thiên của Chúa Giêsu. Ngài nhấn mạnh rằng “Thực tế là dù Ngài lên trời, Ngài vẫn ở với chúng ta: Ngay cả khi tôi không cảm nhận được Ngài trong mọi khoảnh khắc, thì Ngài vẫn ở với tôi. Ngay cả khi tôi không gặp Ngài mọi lúc, thì Ngài vẫn ở với tôi.” Sau khi cầu nguyện với cậu bé, vị linh mục hoàn thành bài giảng của mình, nói: “Con còn muốn có một dấu chỉ đẹp hơn thế không? Chúa Giêsu ở giữa chúng ta mọi lúc.” 

Cách Cha Artur xử lý tình huống này thật đúng như Chúa Giêsu đã nói trong Phúc âm Thánh Matthêu: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (Mt 19:14) 

Hôm thứ Năm, ngày 27 tháng Năm, Cha Artur đã viết trên Facebook để chia sẻ tin tức rằng yêu cầu của cậu bé João Miguel đã được lắng nghe và trả lời: “Vâng, PHÉP LẠ đã xảy ra.” Trên kênh YouTube của mình, vị linh mục đã đăng một video để mọi người theo dõi câu chuyện, trước đó là lời cảnh báo: “Hãy chuẩn bị sẵn khăn tay!” Vì thật khó mà không rơi nước mắt khi nhìn thấy tình yêu của cậu bé dành cho cha đỡ đầu và đức tin giản dị chân thành của chú bé. Trong đoạn video dài 10 phút (bằng tiếng Bồ Đào Nha), vị linh mục phỏng vấn mẹ của cậu bé, người kể lại việc trong vòng một tuần mà cha đỡ đầu của cậu bé đã không cần thở bằng máy thở và thậm chí còn nói chuyện trở lại. “Tại sao anh ấy lại khỏe nhanh như vậy?” Cha Arturo hỏi cậu bé. “Bởi vì chúng con đã cầu nguyện rất nhiều và Chúa đã giúp chúng con!” João Miguel trả lời. 

Ai có thể nghi ngờ những lời của Chúa Giêsu nói về trẻ em rằng “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 18:10) Đoạn video sau đó cho thấy “Chú Flavio” rời bệnh viện trên chiếc xe lăn và được người con gái ôm vào lòng khi cả hai bật khóc vì sung sướng. 

Chúng ta hay xin Chúa nhận lời cầu nguyện của tất cả mọi người, trẻ em và người lớn, những người đang cầu nguyện cho những người thân yêu đang bị COVID-19, và xin chúng ta cùng cầu nguyện cho họ. 
Bản dịch của Vietcatholic News (Nguồn: http://fmavtn.org/dieu-ki-dieu-xay-ra-sau-khi-chu-be-5-tuoi-cat-ngang-bai-giang-cua-mot-linh-muc/) 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mc 4, 35-41; Chúa nhật, tuần XII Thường niên) 

Tác giả Maccô dành phần lớn thời lượng trong chương 4 để nói về các dụ ngôn. Tuy nhiên, trước khi kết thúc phần trình thuật của chương sách này, tác giả lại dẫn chúng ta theo một hướng khác. Ở đây, không còn việc Đức Giêsu giảng dụ ngôn và giải nghĩa chúng; trong lúc đó, các môn đệ thinh lặng lắng nghe. Ở đây cũng không còn chuyện các môn đệ nêu thắc mắc; và ngay sau đó, Thầy Giêsu cặn kẽ trả lời cho họ. Lúc này đây, chỉ còn lại nỗi kinh hoàng bạt vía nơi các môn đệ; còn Đức Giêsu khó chịu vì họ thiếu lòng tin. Chúng ta mong đợi gì khi có dịp đọc lại bản văn Kinh thánh này? 

Trình thuật ngắn gọn đầy màu sắc này phù hợp với cách thức Maccô thường trình bày. Tất cả bắt đầu từ sáng kiến táo bạo của Đức Giêsu. Băng qua Biển hồ là một hành vi mạo hiểm đầy gai góc, nhất là khi chiều tối dần buông và đêm đen đang từ từ tiến đến. Trong não trạng thời bấy giờ, đây là thời điểm thuận lợi cho quỷ thần xông ra quấy phá. Đối với những người quen sống trên đất liền và ngán sợ biển cả thì dòng nước sâu thẳm luôn là nơi quyền lực ma quỷ rất thích cư ngụ. Và, bờ bên kia ở mạn đông Galilê cũng là vùng đất thù nghịch, nơi dân ngoại sinh sống. Như vậy, các môn đệ xuống thuyền để lao vào một cuộc thử thách đầy cam go. 

Trước tiên, để cho dễ hiểu, chúng ta nên hình dung thế này, theo Chúa không phải lúc nào cũng thuận buồn xuôi gió hay được hưởng thái bình thịnh vượng. Ngay cả những lúc chúng ta gần Ngài nhất, khi mà không có tội lỗi hay nghi ngờ nào có thể chia rẽ, thì giông tố vẫn có thể nổi lên. Chúa không hứa cho chúng ta được thư thái an nhàn, nhưng là phải chiến đấu, từ bỏ, thậm chí là hy sinh tính mạng để thi hành huấn lệnh của Người. 

Ngay khi bão nổi lên, Maccô liền ghi nhận tình trạng tồi tệ xảy đến, thuyền bị sóng nước tràn vào. Ngược với sự hoảng loạn của các môn đệ, Maccô trưng ra hình ảnh Đức Giêsu đang thản nhiên nằm ngủ. Người ta như đã nghe thấy tiếng gào thét của đám môn đệ giữa cơn bão nổi cuồng phong. Đức Giêsu trỗi dậy, quát mắng bão tố giống như Ngài đã từng trục xuất quỷ ra khỏi người nọ ở Caphanaum (Mc 1,25). Ngài truyền lệnh cho vực thẳm, lập tức mọi sự hoàn toàn trở về đúng trật tự của nó. Tuy nhiên, sau đó Đức Giêsu đã quở mắng các môn đệ: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?” Chúng ta không rõ các môn đệ đã phản ứng ra sao trước lời trách mắng này. Trình thuật kết thúc bằng nỗi “kinh hoàng thánh thiện” của các nhân chứng trước sự biểu lộ quyền năng của Đức Giêsu: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?” 

Nên biết rằng, biến cố trên không chỉ đơn thuần là một trình thuật về phép lạ. Một cách tượng trưng, biến cố này giống như một tường trình cô đọng về sứ mệnh của Đức Giêsu. Nếu Ngài lôi kéo các môn đệ vào cơn bão táp thì đó đâu phải là chuyện tình cờ. Cả cuộc đời Ngài là một cuộc chiến gian khổ chống lại sức mạnh của sự dữ. Và Ngài phải đương đầu với điều hung hãn nhất là cái chết của riêng bản thân Ngài. Sự kiện Chúa nằm ngủ, dáng vẻ như an tịnh giữa lòng bão tố, quả thực chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trong Kinh thánh, giấc ngủ là biểu tượng thường dùng để chỉ sự chết. Cuộc tử nạn của Đức Giêsu giống như được diễn ra trước ở đây. Đức Giêsu nằm ngủ như chết giữa lòng địa ngục được tượng trưng bằng bão táp, để ta hiểu được rằng, khi nhìn thấy Thầy ngủ, các môn đệ hoàn toàn kinh hoàng sợ hãi. Ngay lúc này cũng giống như khi Chúa chịu tử nạn đã rõ ràng cho thấy, họ là những kẻ thiếu đức tin. 

Tuy nhiên, với tài năng văn chương của mình, Maccô đã dàn xếp cho độc giả mình một sự tương phản đầy kinh ngạc: sau giấc ngủ, Đức Giêsu đã thức dậy và dẹp yên sóng cồn gào thét. Sau khi trỗi dậy từ cõi chết, Đức Giêsu biểu lộ chiến thắng của Ngài trên sức mạnh của sự dữ và thần chết. Chính quyền uy tối thượng này đã khiến các môn đệ thắc mắc và rồi thốt lên câu hỏi quan trọng: Người này là ai mà lại có quyền lực siêu nhiên như vậy? Bởi vì họ thừa biết rằng, theo Kinh thánh, chỉ Thiên Chúa mới có quyền chế ngự sóng nước như thế: “Đổi phong ba thành gió thoảng nhẹ nhàng, / sóng đang gầm, bỗng đâu im tiếng, / họ vui sướng, vì trời yên bể lặng / và Chúa dẫn đưa về bờ bến mong chờ” (Tv 107, 29-30). 

Lạy Chúa, xin ban thêm sức mạnh để chúng con lướt thắng mọi thử thách trên hành trình đức tin. Xin giúp chúng con luôn nhận ra Chúa trong từng biến cố lớn nhỏ của cuộc đời để chúng con an tâm phục vụ Chúa và phục vụ Tin Mừng. Xin giúp chúng con luôn biết vững tin vào sự hiện diện của Chúa, để cho dù cuộc sống vẫn còn đó những nghi nan thì thuyền đời chúng con luôn có Chúa là hoa tiêu dẫn lối chỉ đường và rồi được cập bến bình an. 

 4. Lời bàn 

- Trong khi dựng lại bức tranh vượt Biển hồ này, Maccô nhắm đến hai mục đích: thứ nhất, nhằm biểu lộ rằng, con người của Đức Giêsu có quyền năng làm chủ tuyệt đối trên thần dữ và sự chết; đồng thời nói đến mục đích thứ hai là nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện thực của Giáo hội sơ khai. Các Kitô hữu Rôma đang bị bắt bớ khủng khiếp. Giống như các môn đệ trong thuyền, họ vô cùng sợ hãi. Đối với các Kitô hữu này dường như Đức Giêsu vẫn còn đang ngủ. Sự kiện Ngài xem sao vắng mặt đã khiến họ phải trải qua bao nỗi bi đát, khiến họ xiết bao ngờ vực.

- “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” Câu nói biểu lộ sự kinh hãi tột độ và ngụ ý khiển trách Chúa không lo gì hết. Ngài hoặc không hay biết hoặc không lo nghĩ đến nỗi nguy khốn của các môn đệ. Cảm tưởng này chưa hết nơi các môn đệ ngày nay, khi bão tố cuộc đời vùi dập, ta dễ có ý nghĩ: Đấng giàu lòng yêu thương trở nên lãnh đạm với nhu cầu của ta. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua một xác quyết quan trọng đó là, nếu biết vững tin vào Chúa thì dù có đối diện với những gian lao khốn khó nhất của cuộc sống, Ngài cũng sẽ ban cho chúng ta ơn bình an. Đức Giêsu sẽ ban cho chúng ta bình an trong bão tố của sầu muộn. Khi sầu muộn đến, Ngài sẽ nói cho chúng ta về vinh quang của cuộc đời mai hậu. Ngài biến đổi bóng tối của sự chết thành ánh sáng vĩnh cửu. Ngài sẽ lấp đầy những đau thương của chúng ta bằng tình yêu chan chứa từ nơi Thiên Chúa. 

- Cuộc sống thường khi đẩy chúng ta vào giữa tâm bão của hoài nghi ngờ vực, của xung đột và thiếu chắc chắn. Nó đặt chúng ta ở giữa nga ba đường và chờ đợi: đi tiếp hay dừng lại; qua phải hoặc qua trái; băng mình về phía trước hay miễn cưỡng dừng cuộc chơi… Con đường phía trước còn dài nhưng đó không phải lý do để chúng ta đi chậm lại. Còn nhiều việc để làm không phải là cái cớ để chúng ta nản chí hoặc buông xuôi. Ngay cả những lúc chúng ta chẳng biết phải làm gì khi đứng trước ngã rẽ của cuộc sống thì đừng quên, hãy nhìn lên Đức Giêsu và thưa cùng Ngài rằng: “Lạy Chúa, Ngài muốn con làm gì?” Con đường sẽ được khai thông. Thảm kịch không phải là chúng ta không biết nên làm gì, nhưng là chúng ta thường không đủ khiêm tốn để hạ mình xuống và chấp nhận sự hướng dẫn của Chúa. Chúa ở ngay bên bạn, đừng hoảng hốt tới mức “nhìn gà hóa cuốc”, hay “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đức Giêsu trách mắng các môn đệ khi xưa kém tin, dù có Ngài ở ngay bên cạnh, chẳng nhẽ những điều đó không can dự gì với chúng ta ngày nay sao? 

- Dale Carnegie từng nói: “Sự mệt mỏi thường không xuất phát từ công việc, mà từ lo lắng, thất vọng và oán trách”. Đời sống đức tin cũng nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi y như vậy. Những biến cố không hề mong đợi dồn dập kéo đến khiến chúng ta như muốn bị nhấn chìm trong tuyệt vọng và chán chường. Cổ nhân chúng ta răn dạy con cháu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Thế nhưng, liệu chúng ta có đủ sức để chịu đựng tất cả những điều bất ưng đến với mình hay lại luôn thẫn thờ đặt ra những dấu chấm hỏi thật lớn? Nhiều lúc, chúng ta kêu cầu Chúa đến khàn cả giọng nhưng chẳng thấy Ngài phúc đáp. Chúng ta đợi chờ Chúa mỏi mòn mà Ngài chẳng viếng thăm. Có lẽ chúng ta thường quên mất một điều, đức tin cũng cần có những cuộc “thử lửa” như vậy. Bạn có nghĩ như thế là cần thiết không?

- Kẻ thù hàng đầu của bình an là lo lắng: cho chính mình, cho tương lai ngoài sự hiểu biết và lo lắng cho những người mình thương yêu… Nhưng ở đây, Đức Giêsu nói với chúng ta về một người Cha không bao giờ muốn làm đổ những giọt lệ không cần thiết nơi con cái của Ngài. Trong bão tố lo âu, Ngài đem đến cho chúng ta sự bình an của tình yêu Thiên Chúa. Những lắng lo, phiền muộn chính là những trắc nghiệm cần thiết để chúng ta nhận ra sự non nớt của mình, để biết khiêm tốn và phấn đấu vươn lên. Chúng là phương thế tôi luyện chúng ta thêm vững mạnh và trưởng thành từng bước. Bạn có gì để chia sẻ về kinh nghiệm vượt thắng những bồn chồn, phiền não và bất an không nhỉ? Dẫu biết rằng, bài học về sự thành công của người này chưa chắc đã giúp người khác đem đến kết quả tương tự; nhưng dù sao đi chăng nữa, bạn vẫn là người may mắn hơn nhiều người khác, bởi vì vẫn còn đó những con người đang kéo lê đời mình trong những nỗi bi ai. 

- “Thực tế là dù Ngài lên trời, Ngài vẫn ở với chúng ta: Ngay cả khi tôi không cảm nhận được Ngài trong mọi khoảnh khắc, thì Ngài vẫn ở với tôi. Ngay cả khi tôi không gặp Ngài mọi lúc, thì Ngài vẫn ở với tôi”. Tôi xác tín bội phần khi đọc thấy những lời này trong câu chuyện cảm động mà một người bạn đã chuyển đến cho tôi. Hình ảnh cậu bé João Miguel, một lần nữa lay động tâm can và khơi dậy cảm thức đức tin nơi mỗi người chúng ta. Lời mời gọi: “Chúng ta phải giống như đứa trẻ này. Đứa bé đã cầu nguyện đơn giản, với lòng can đảm, và với đức tin”, thực sự đáng để chúng ta lưu tâm. Chắc chắn, cậu chưa có cơ hội để tham gia các khóa học về Luận lý, Ấn giáo, Nho giáo, Triết học về con người hay Siêu hình học. Chắc hẳn cậu ấy cũng chưa một lần được nghe ai đó dạy cho biết thế nào là Thánh Mẫu học, Phụng vụ, Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi hay Kinh thánh nhập môn. Có lẽ, vốn liếng quý giá nhất cậu có được chính là vâng lời cha mẹ và tin vào những gì mà cha mẹ dạy cho mình về một Thiên Chúa, Đấng đầy lòng yêu thương những ai kêu cầu Danh Người. Không giống như các môn đệ khi xưa thắc mắc về căn tính của Thầy mình, cậu bé João Miguel chẳng cần phí giờ hay nhọc công tìm hiểu thế nào là “ngôi vị”, thế nào là “siêu thăng” hay “hạ giáng” trong Kitô học; rất đơn giản, chỉ cần nói lên mong ước đơn sơ của mình: “Thưa cha, cha có thể cầu nguyện cho cha đỡ đầu của con không? Chú ấy đang phải thở bằng máy thở”. Chính cậu bé đã cho chúng ta thấy rằng, đơn sơ trong lời cầu nguyện và xác tín trong niềm tin mà chẳng cần lý lẽ cao siêu thì cũng đủ cho điều kì diệu xảy đến. Đó chẳng phải là lời nhắc nhở cho chính mỗi người trong chúng ta sao? Hãy nhớ rằng: “Tất cả những người tìm đến Chúa trong đức tin chân chính, xuất phát từ tận trái tim, chắc chắn sẽ được lắng nghe, và sẽ nhận được điều mà họ mong muốn” (Martin Luther). 

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1212,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4621,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm - Mc 4, 35-41; Chúa nhật, tuần XII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mc 4, 35-41; Chúa nhật, tuần XII Thường niên
Góc Suy Gẫm - Mc 4, 35-41; Chúa nhật, tuần XII Thường niên
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimTICUdox6epwonIHJ40_IV-08-gav-lgLNbG7Wko_7lDBTJC1GK97Y6tb84mAG5GDmxzEH30sYF5cxtqXpP-9Hc2la74TtPNdFoK_jTUaTSHSTZHTcjTWVaAdwnXwfqfUrPfGUJgMb3I/w694-h396/OP.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimTICUdox6epwonIHJ40_IV-08-gav-lgLNbG7Wko_7lDBTJC1GK97Y6tb84mAG5GDmxzEH30sYF5cxtqXpP-9Hc2la74TtPNdFoK_jTUaTSHSTZHTcjTWVaAdwnXwfqfUrPfGUJgMb3I/s72-w694-c-h396/OP.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mc-4-35-41-chua-nhat-tuan.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/goc-suy-gam-mc-4-35-41-chua-nhat-tuan.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content