Cộng đoàn: Bản giao hưởng tuyệt vời! (Học viện Têrêsa Avila)

SHARE:

Cộng đoàn: Bản giao hưởng tuyệt vời! (Học viện Têrêsa Avila)


Cộng đoàn: Bản giao hưởng tuyệt vời! 

Đời sống cộng đoàn là một trong những cột trụ không thể thiếu trong đời sống tu trì. Một trong những suy tư lãng mạn diễn tả hình ảnh về cộng đoàn cho rằng: Đời sống cộng đoàn được ví như một bản giao hưởng mang nhiều sắc thái phong phú, sâu sắc, hài hoà dễ thương, nhưng cũng có lúc mang đầy những kịch tính. Bởi mỗi thành viên trong cộng đoàn được ví như những nốt nhạc, có một vị trí quan trọng riêng, có chức năng riêng và có chỗ đứng riêng. Và chính những nốt nhạc ấy, trong sự hoà điệu của mình đã làm nên một cộng đoàn. Chính sự hoà điệu của những nốt nhạc làm cho cộng đoàn có thể trở thành bản nhạc đầy hy vọng, lý tưởng và bất hủ, nhưng cũng có khi làm cho cộng đoàn trở thành một địa ngục trần thế. Chính vì vậy, mỗi một tu sĩ trong cộng đoàn có nhiệm vụ và ý thức xây đắp cộng đoàn của mình, và cuộc xây dựng không phải từ đâu xa cho bằng là một sự xuất phát từ chính bản thân từng thành viên trong cộng đoàn. Tuy nhiên, bài viết này sẽ không trình bày người tu sẽ phải có thái độ sống như thế nào, nhưng sẽ trình bày từ một vài những vấn đề trong cộng đoàn, để từ đây mỗi người biết lựa chọn cách sống cho mình trong lòng của cộng đoàn. 

Một cộng đoàn đa sắc màu. Tại sao lại gọi như thế? Bởi lẽ chúng ta biết rằng một cộng đoàn không thể nào chỉ có một người, ít nhất là hai người trở lên. Những con người này không cùng tuổi, không cùng vùng miền, không cùng văn hoá, không cùng tính cách, còn rất nhiều sự khác biệt và sự khác biệt lớn nhất đó chính là sự khác biệt của cái “tôi”. 

Con người của hiện đại ngày nay dường như rất khác với những con người ngày xưa. Con người ngày nay thích thể hiện chính mình, thể hiện tính cách và khả năng, và điều này cũng len lỏi vào trong đời sống tu trì nhất là từ những tu sĩ trẻ. Điều nói đến ở đây không nhắm đến việc sống tự tin, sự hoạt bát của người trẻ là xấu, nhưng ở đây muốn trình bày cái “tôi” của tôi và cái “tôi” của người khác. Chính điều này hầu như đã đem lại sự xung khắc không đáng có với các thành phần trong cộng đoàn. Xung khắc bởi những lập trường khác biệt của nhau, bởi những cách thức hoạt động và làm việc. Chính vì quá muốn thể hiện cái tôi, cái thắng của mình nên người tu sĩ dễ rơi vào thái độ thiếu tôn trọng người khác, từ đó nó xuất phát ra những hành động và lời nói thiếu tế nhị, cùng với sự thiếu thấu hiểu người khác. Còn chưa kể đến một thái độ đòi buộc, bắt buộc, ức chế người khác phải theo mình, theo lối suy nghĩ đầy chủ quan, qua những biện pháp nào đó của mình. Đây có lẽ là điều không nên có trong đời sống tu trì, bởi đời sống này chẳng phải là dấu chứng của nước trời sao? Đúng thế đời sống tu trì mang ý nghĩa đó, nhưng nó lại được xây dựng bởi những con người đang bước đi trên con đường lữ hành, như bao con người khác và cuộc sống của người tu sĩ đang mang đó là một đời sống nơi trần gian. 

Điều thứ hai tôi muốn trình bày ở đây, chính là cộng đoàn của ai đây? Tại sao lại là của ai? Nghe như câu hỏi rất nực cười, nhưng nó lại xuất phát từ một thực trạng tu sĩ sống trong cộng đoàn nhưng lại như “vô hình”. Sự vô hình ở đây muốn được nói rõ hơn đó không phải là kiểu một con người bị gạt ra lề của cộng đoàn cho bằng một thái độ sống không hợp tác, không quan tâm. Đây có thể xuất phát từ một tình trạng sống bất mãn với cộng đoàn vì một điều gì đó, từ đây dẫn đến một lối sống luôn mang trong suy tư những điều tiêu cực, chính vì thế trong hành động cũng dễ dàng đi đến những điều không tốt có thể có một thái độ chống đối với mọi người. Tuy nhiên, một thái độ sống tu trì lại đòi hỏi một cách sống không phải thế, cho nên việc để cho chính mình cảm thấy thanh thản, thì một lối sống lạnh lùng thờ ơ với mọi người, với công việc của cộng đoàn không phải là không thể xảy ra. Hay một điều đáng tiếc hơn, đó là một thái độ vô cảm trước cộng đoàn. Con mắt của người tu sĩ dần không còn nhìn thấy những nhu cầu, những khó khăn và nhọc nhằn của người khác mà thay vào đấy là một đời sống chỉ còn biết vun vén cho mình. Cộng đoàn chỉ còn là một quán trọ với một ý nghĩa không hơn không kém. 

Cộng đoàn phải chăng đó là gia đình mới của người tu sĩ? Gia đình là nơi mọi người có chung một con tim, một tâm hồn, một hạnh phúc có nhau, thuộc về nhau và chính nơi này tình yêu sẽ chi phối tất cả, điều động tất cả, đảm bảo cho mọi người có được sự tôn trọng, sự chăm sóc cũng như một sự đảm bảo về quyền chính đáng. Gia đình chỉ tan vỡ và bất hoà khi chính thành viên của gia đình ngừng sống yêu thương và chọn một đời sống ích kỉ, cùng những toan tính và tham vọng. Làm sao người tu sĩ có thể hoà hợp với nhau nếu cộng đoàn không phải là một gia đình, nếu cộng đoàn không sống yêu thương, và sẻ chia. Không điều gì cao quý và có thể nối kết mọi con người nếu không phải là tình yêu. Chính trong những tâm tưởng rằng cộng đoàn là gia đình, và tôi sống yêu thương, thì ắt hẳn mỗi tác nhân sẽ trở nên vui tươi và sẵn lòng hơn trong những dấn thân phục vụ, trong tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. 

Tục ngữ có câu: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Một thế giới của sự hiểu biết sẽ đưa đến những hành động đúng, một cái biết thật sự về chính mình, cũng như một sự biết về những thành phần khác trong cộng đoàn là một trong những điều kiện cụ thể để mỗi người có thể hiểu nhau hơn, và không chi bằng đó là một sự nhận biết cái “là” của nhau mà không còn dừng lại ở cái giá trị “làm” nơi nhau. Từ đấy, mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận nhau, tha thứ và bỏ qua cho nhau, cũng như sẵn sàng hợp tác với nhau trong cộng việc của cộng đoàn. Như thế, nó không còn là một vấn đề nan giải, cho dù vẫn còn đấy những khác biệt. Tuy nhiên sự biết mình còn được thể hiện ở một thái độ trung thực với chính mình, cũng như với người khác vì: “Một lần bất tín vạn lần bất tin”. Đây chính là lý do để mỗi thành viên có thể luôn tin tưởng nhau. Sự thiếu tin tưởng ở nhau trong cộng đoàn, sẽ dẫn đến thái độ dè chừng, nghi ngờ, và không thật lòng với nhau. Làm sao trong một cộng đoàn, các thành viên có thể sống tốt với nhau được, nếu tất cả đều không tin nhau? Sự tin tưởng nhau diễn tả qua cách thức nghĩ về nhau của từng thành viên trong cộng đoàn. Bởi thế một đời sống thật, sống chân thành là điều mà người tu sĩ đáng lưu tâm và cần tập luyện. Bởi chính nó góp phần đem lại sự bình an cho cộng đoàn, cũng như cho chính bản thân từng tu sĩ. 

Cộng đoàn là nơi có thể giúp con người phát triển đến sự toàn diện, làm cho con người cảm thấy hạnh phúc, nhưng chính cộng đoàn cũng có thể là nơi đưa con người đến sự huỷ diệt chính mình. Chính sự suy nghĩ, chọn lựa, và hành động của mỗi người, có thể giúp người đó sống tốt và thăng tiến, hoặc sống trong tình trạng chán nản vì bị thất bại trong cuộc sống! 

Thêm vào đó, tâm lý cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp con người sống tốt với môi trường họ đang sống, mặc dù tâm lý con người dễ thay đổi bởi ngoại cảnh, hay từ chính con người với những vần đề của cá nhân. Dù sao, giữa một con người sáng nắng chiều mưa, với một con người có một tâm lý ổn định, thì việc cá nhân có được một tâm lý ổn định sẽ tốt hơn trong việc sống chung với người khác. 

Bản nhạc giao hưởng hay là nhờ cách kết hợp, pha trộn nhiều âm sắc của các loại nhạc cụ, làm cho người thưởng thức thấy được sự phong phú muôn mầu, muôn vẻ của tác phẩm. Cũng thế, đời sống cộng đoàn là sự pha trộn của nhiều cá nhân, mỗi người một vẻ đẹp riêng, làm cho cộng đoàn phong phú nhưng lại hài hòa, diễn tả được tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Nơi Người, sự đa dạng không phải là sự phân chia, mà là sự phong phú. “Anh em hãy nên một, như chúng ta là một.” (x. Ga 17:11) 

M. Thuý Hằng (HV)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1210,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4619,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Cộng đoàn: Bản giao hưởng tuyệt vời! (Học viện Têrêsa Avila)
Cộng đoàn: Bản giao hưởng tuyệt vời! (Học viện Têrêsa Avila)
Cộng đoàn: Bản giao hưởng tuyệt vời! (Học viện Têrêsa Avila)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFB5gjN2LjdnyCq-iut802Hy4svEQD4SveaHKwHDGcvbrDQf68m47GoZ8r1qgeHlVtMQfgDeLSS3-JrCPrR_XTCy7xoCAPCykVdcQaRuE7rS15mLAlOYUK5CJjMC6C6eQgUgEDDjfk8uU/w690-h450/hoa-nhac-1508395265.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFB5gjN2LjdnyCq-iut802Hy4svEQD4SveaHKwHDGcvbrDQf68m47GoZ8r1qgeHlVtMQfgDeLSS3-JrCPrR_XTCy7xoCAPCykVdcQaRuE7rS15mLAlOYUK5CJjMC6C6eQgUgEDDjfk8uU/s72-w690-c-h450/hoa-nhac-1508395265.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/cong-oan-ban-giao-huong-tuyet-voi-hoc.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/cong-oan-ban-giao-huong-tuyet-voi-hoc.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content