Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (PHẦN III - NHÂN ĐỨC TRUNG TÍN )

SHARE:

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (PHẦN III - NHÂN ĐỨC TRUNG TÍN )

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương IX - NHÂN DỨC TRUNG TÍN) 

Nguyên tác Anh ngữ: “Virtues for Ordinary Christians” (“Các nhân đức cho các Kitô hữu giữa đời thường”), của cha James F. Keenan, s.j; bản dịch Pháp ngữ “Les Vertus, un Art de Vivre” (2002) của Claire Ferras-Douxami, lời tựa của cha Philippe Bordeyne, khoa trưởng Phân khoa Thần học của Học viện Công giáo Paris (hiện tại là Đức Ông và là Hiệu trưởng của Học viện danh tiếng này). 
Bản dịch Việt ngữ của Lm. Võ Xuân Tiến. 
Nguồn: xuanbichvietnam.net 

PHẦN THỨ BA - CÁC BẢN ĐỨC 

Dẫn nhập 

Trong nhiều thế kỷ, người ta đã cho rằng có bốn bản đức: khôn ngoan, công bằng, tiết độ và can đảm (courage). Cách nào đó, đã chỉ thực sự có hai bản đức mà thôi, vì đức tiết độ và đức can đảm dùng phụ trợ cho đức công bằng. Người ta đã phải là tiết độ và can đảm nếu người ta đã muốn công bằng. Về đức khôn ngoan, nó chỉ dùng để xác định trong cái cụ thể, ở đây và bây giờ, cách sống công bằng, quyết định tiết độ và hành động can đảm. 

Để nghiên cứu danh sách cổ điển các bản đức, chúng ta có thể quay về với thánh Tôma Aquinô, mà đối với ngài, các nhân đức đáp ứng cho hai tiêu chí chung: chúng là dấu của một đời sống rất có trật tự; chúng có thể đạt tới được cho bất cứ ai sẵn sàng thủ đắc chúng. Trong câu hỏi bàn về các bản đức trong Phần Thứ Hai của bộ Tổng Luận Thần Học, thánh Tôma đã trích dẫn thánh Ambrôsiô, Grêgôriô, Cixêron và thánh Augustinô và dựa vào uy tín của họ để chỉ rõ về danh xưng “bản lề” bốn nhân đức sau: khôn ngoan, công bằng, can đảm (force) và tiết độ. Những nhân đức này được gọi là “bản lề” bởi vì chúng là “chủ yếu”, tức là chúng không thể thiếu đối với những ai khát khao “sự ngay thẳng của ước muốn”, phù hợp với đời sống đức hạnh. Sự ngay thẳng này là trọng tâm, trong chừng mực “nhân đức không chỉ ban cho khả năng hành động tốt, nhưng nó còn khiến cho hành động tốt được thực hiện” (1-2, q. 61, a. 1 corp). Nó hệ tại việc xếp đặt các khả năng ước muốn và trí tuệ, mà nhờ chúng chúng ta hành động. Đức khôn ngoan hướng dẫn lý trí thực hành ; đức công bằng hướng dẫn ý muốn hay trí dục ; đức tiết độ và can đảm hoàn thiện những đam mê được phân chia thành những sức mạnh dâm dục hay thèm muốn, và thành những sức mạnh nóng giận hay hiếu chiến. Bốn nhân đức này là bản lề bởi vì chúng xếp đặt đủ mọi lãnh vực của cuộc sống có liên quan đến bởi lối hành xử luân lý. Vả lại, vì là chủ yếu, nên chúng cung cấp những nền tảng của mọi hành vi nhân linh được xếp đặt cách đúng đắn. Chúng là những điều kiện cần và đủ cho phép xem một tác nhân hay một hành động như là đức hạnh

[…] Nguyên tắc tổ chức của thánh Tôma là theo phẩm trật: việc nhắm cách chung đến các bản đức là để cho lý trí thực hành có thể định hướng chủ thể một cách cụ thể đến đức công bằng. Thế mà, một nhân đức là càng trổi vượt, nếu nó làm cho sự thiện lý trí chiếu tỏa hơn. Bởi thế, đức công bằng là siêu vượt theo hai cách thức: thứ nhất, bởi vì ở trong tâm dục (appétit rationel), nên nó gần gũi với lý trí nhiều hơn; thứ hai, bởi vì duy chỉ nó là có khả năng điều khiển chủ thể luân lý, vừa ở nơi chính chủ thể và vừa xét như là chủ thể này được gắn liền với những người khác. Vì lý do này mà, theo thánh Tôma, đức công bằng là nhân đức luân lý chính yếu [17]. 

Theo tôi, đức công bằng không phải là nhân đức duy nhất có liên can. Lập trường mà tôi muốn chủ trương ở đây cũng như tôi đã nói ở nơi khác [18], hệ tại nói rằng chính đức khôn ngoan phải dẫn dắt chúng ta trong các lãnh vực công bằng, trung tín và chăm lo bản thân. 

[…] Như trong cuộc sống, khi có lúc các bản đức xung đột với nhau, thì phạm vi cho nhân đức khôn ngoan phải được mở rộng ra cách đặc biệt. Trong danh sách cổ điển các nhân đức, nơi mà sự hài hòa có chỗ hơn nơi những người đương thời của chúng ta, thì nhiệm vụ ưu tiên của đức khôn ngoan hệ tại chỉ rõ đức công bằng khi đó đã là những hành vi phải ứng xử, đức tiết độ khi đó đã là những ước muốn phải hướng dẫn và đức can đảm khi đó đã là những cuộc chiến đấu phải điều khiển. Nhưng trong khuôn mẫu mà tôi đề nghị, đức khôn ngoan không phải chỉ chỉ định đòi hỏi tương ứng với mỗi nhân đức: nó cũng phải vạch rõ mức độ ưu tiên cần gán cho mỗi đòi hỏi trong trường hợp có xung đột giữa chúng [19]. 

Đức công bằng hệ tại đối xử với mỗi người cách bình đẳng. Đó là nhân đức công bình không cho phép bất kỳ đối xử riêng tư hay ưu đãi hơn. Đức trung tín rõ ràng là trái lại: nó dạy tôi đối xử cách đặc biệt mỗi người mà tôi đặc biệt gắn bó hơn, người phối ngẫu của tôi, con cái của tôi, cha mẹ của tôi, bạn bè của tôi, các thành viên của gia đình, người thân của tôi, những người thuộc về cộng đoàn của tôi, etc. Như thế, đang khi đức công bằng hệ tại đối xử người ta nói chung cách công bình, thì đức trung tín hệ tại đối xử các mối tương quan ưu tiên cách ưu đãi. Sự căng thẳng của đời sống luân lý hệ tại những gì chúng ta phải chọn lựa, nhờ đức khôn ngoan, giữa sự ưu tiên của đức trung tín so với đức công bằng hay sự ưu tiên của đức công bằng so với đức trung tín. Những câu chuyện hay – và những câu chuyện ít hay hơn – đề cập liên lỉ đến chủ đề này, vì giây phút hồi họp đến từ sự chọn lựa mà nhân vật chính phải thực hiện giữa công bằng và lòng trung tín, điều này tạo nên những thế đôi ngã to lớn. Chẳng hạn, thử lấy cuốn phim Kẻ hủy diệt II: Arnold Schwarzenegger phải tìm ra chàng trai có sứ mệnh cứu toàn thế giới. Nhưng thay vì theo Arnold, chàng trai quyết định tìm kiếm mẹ mình, do Linda Hamilton đóng, và cứu bà ta. Anh ta đã hoãn số phận của toàn thể nhân loại (đó là đức công bằng) để cứu mẹ mình (đó là đức trung tín). 

Nhưng cũng theo cách thức mà chúng ta có những trách nhiệm thuộc trật tự chung đối với mỗi người (đức công bằng), và những trách nhiệm đặc thù đối với một số người (đức trung tín), thì chúng ta cũng có một trách nhiệm độc nhất đối với chính chúng ta. Trong những tác phẩm đầu tiên của tôi, tôi đã gọi nhân đức này là lòng tự trọng (l’estime de soi). Bây giờ tôi gọi nó là chăm lo bản thân (le souci de soi), vì phạm vi mà từ ngữ này bao phủ là rộng lớn hơn. 

Đôi khi cần phải chọn lựa giữa sự công bằng, lòng trung tín và việc chăm lo bản thân. Đó là những gì làm cho các câu chuyện còn trở nên lý thú hơn. Thử lấy ví dụ về bi kịch của người Hy lạp. Ở phần đầu câu chuyện Antigone, thành phố Thèbes đã hầu như hoàn toàn bị phá hủy bởi một cuộc chiến tranh dân sự được khơi lên do lòng hận thù giữa hai anh em. Cả hai đều chết và một trong hai nằm ở bên ngoài thành lũy của thành phố mà không có mộ phần. Vị thủ lĩnh mới đã tận dụng điều đó để thống nhất thành phố dưới quyền lực của mình, và ông đã hống hách truyền lệnh rằng không có ai được tham gia vào bất kỳ hoạt động chiến tranh nào nữa, bao gồm cả hoạt động chôn cất những thủ lĩnh nổi loạn. Bất kỳ ai vi phạm luật này thì sẽ phải chết. Vấn đề của Antigone, đó là cô ta phải chọn giữa sự vâng phục quy luật công lý có giá trị cho hết mọi người và việc chôn cất cho anh trai của mình, mà sẽ có thể dẫn cô ta đến chỗ mất mạng. Cả ba trách nhiệm đều được gắn liền ở đây. 

Người ta cũng nhận thấy cùng một căng thẳng tam diện ở một thời điểm của cuốn phim The Scent of a Woman. Hiệu trưởng của một trường trung học là nạn nhân của một trò đùa đáng sợ. Nhiều học sinh đã phá hoại xe của ông ta, nhưng chúng bị nhìn thấy bởi một trong những người bạn cùng lớp của chúng. Đó là một sinh viên tài giỏi, người mà vị hiệu trưởng đã đề nghị viết một thư giới thiệu cho đại học Havard. Ông hiệu trưởng biết rằng chàng thanh niên biết những kẻ gian và đòi anh ta thông tin cho trường biết. Nhưng anh ta, dù nhận thấy rằng yêu cầu của ông hiệu trưởng là chính đáng, cũng cảm thấy lòng gắn bó trung tín với các bạn bè của mình (mà không cư xử phù hợp với công bằng). Sự xung đột nội tâm càng ngày càng trở nên mãnh liệt, khi anh ta biết được từ vị hiệu trưởng rằng nếu anh ta không hành động theo đức công bằng, thì ông hiệu trưởng sẽ gởi một bức thư từ chối cho Havard, điều đó sẽ hủy hoại tương lai của anh ta. Do đó, chàng trai phải chọn lựa giữa sự công bằng, lòng trung tín và việc chăm lo bản thân. Chính đức khôn ngoan sẽ dạy cho anh ta quyết định tốt.

Trong sơ đồ của tôi, bởi thế, đức tiết độ và đức can đảm vẫn là những gì chúng đã là trước đây, tức là những nhân đức phụ trợ. Tuy nhiên, chúng không chỉ cho phép chúng ta khôn ngoan và công bằng, nhưng còn trung tín và chăm lo cho bản thân nữa. 

CHƯƠNG IX - NHÂN ĐỨC TRUNG TÍN 

Nơi mọi gia đình có hơn một người con, người ta dự khá đều đặn vào một cuộc lời qua tiếng lại mà có thể được diễn tiến như sau. Trước tiên, sau nhiều tiếng gào, những tiếng kêu la hay những tiếng rên siết, thì người ta nghe tiếng khó chịu của một trong các bậc cha mẹ: “Tại sao con vẫn còn chưa hòa thuận được với chị của con?” Bên kia tiếng ồn ào, cũng được bày tỏ, cách mệt mỏi và thất vọng, ước muốn rằng con cái sống chung hòa thuận hơn. Nhưng đứa con, không bao giờ chịu khuất phục, lại tiếp tục kháng cự, biện hộ cho sự vô tội và tranh cãi: mọi vấn đề đều đến từ chị của nó! Vang vọng lại Ađam trong vườn Êđen, nó đáp lại: “Đó là lỗi của chị”. Cuối cùng, người cha hay người mẹ, bằng một sự logíc hoàn hảo, lẩm nhẩm câu cuối cùng: “Ba/mẹ cóc cần biết những gì chị con đã làm; ba/mẹ chỉ muốn rằng các con ngưng cãi nhau như thế”. 

Giới tính có thể thay đổi, nhưng kịch bản thì không. Nó thể hiện một ước muốn căn bản của các bậc cha mẹ đối với con cái của họ: chúng hãy học biết quý mến lẫn nhau. Vì thế, họ tìm cách làm cho chúng yêu thích đoàn nhóm bằng nhiều sinh hoạt. Họ chơi với chúng, đưa chúng đi nghỉ hay đi dạo, làm cho chúng hiểu đâu là sự đóng góp của mỗi người trong gia đình, thúc giục chúng tham gia vào các nhiệm vụ nội trợ và gánh lấy trách nhiệm, giúp chúng thương lượng những khác biệt của chúng, ghi khắc vào tâm trí chúng tầm quan trọng của những nhượng bộ. Nhờ những luyện tập, những thực hành này, các bậc cha mẹ /khai mở cho con cái của họ vào hạnh phúc sống chung. Làm như thế, họ đi ngược với bản năng ban đầu thúc đẩy những đứa con đòi những gì chúng nghĩ là thuộc về chúng; trái lại; họ muốn cho chúng thấy rằng đời sống là thỏa mãn hơn, phong phú hơn khi người ta là hai hay ba người cùng nhau. Khi thấy tất cả các nỗ lực này, người ta hiểu rõ hơn sự bực tức của các bậc cha mẹ khi họ kêu lên: “Tại sao các con vẫn còn chưa hòa thuận được với nhau?”. 

GIÁO DỤC LÒNG TRUNG TÍN 

Các bậc cha mẹ, là những giáo sư luân lý đầu tiên, giáo dục nhân đức trung tín cho con cái của mình. Nó sẽ là rất quan trọng đối với chúng. Chính nhờ nó mà những mối liên hệ tình cảm, được chứa đựng trong mọi quan hệ, ngày càng tăng trưởng và đẹp lên, dù đó là với người phối ngẫu, các bạn bè, các thành viên trong gia đình hay của cộng đoàn, các đồng nghiệp hay các đồng hương. 

Cho đến một thời kỳ gần đây, nhân đức trung tín đã ít khơi lên mối quan tâm nơi các giáo sư luân lý khác, bất chấp nỗ lực của các bậc cha mẹ. Chắc chắn người ta đã biết rằng “những bất trung” là xấu về mặt luân lý: trên thực tế, người ta đã dạy cho chúng ta rằng không được dấn thân trong những thực hành như thế. Nhưng khi nào thì người ta đã dạy cho chúng ta cách tích cực thực hiện những hành vi củng cố đức trung tín? Khi nào người ta đã thúc giục chúng ta vận dụng những sinh hoạt rất luân lý này: đi ăn tối với một bạn gái, gọi điện cho người yêu, chia sẻ một thời khắc hạnh phúc hay bất hạnh với một người bạn, đi dạo với một đồng nghiệp, ăn trưa với một nhân viên, thảo luận một vấn đề với một người bà con? Khi nào chúng ta đã nghĩ rằng đi đến một lễ sinh nhật, xem phim, trong một công viên hay du lịch là đã thuộc về đời sống luân lý? Chúng ta nhìn nhận rằng những sinh hoạt này là dễ chịu và thuộc về lãnh vực xã hội, nhưng chúng ta ít coi chúng như thuộc về phạm vi luân lý. Vì đủ mọi lý do, bao lâu một sinh hoạt không liên quan đến vấn đề công lý, công bằng, quyền và nghĩa vụ, thì xem ra nó không thuộc phạm vi luân lý. Tuy nhiên, cách nhìn như thế làm cho chúng ta mất đi (hay có thể quên đi) tác động của những tập luyện luân lý đầu tiên mà cha mẹ của chúng ta đã dạy dỗ chúng ta. 

Tôi coi đức trung tín như là bản đức đầu tiên của các bản đức, mà mọi kitô hữu đều được kêu gọi rèn luyện. Những nhân đức khác sẽ được lần lượt nghiên cứu về sau. Nhưng sau khi đã bàn về các nhân đức nói chung, bây giờ đã đến lúc xem xét chúng cách chuyên biệt. 

TRỞ NÊN VỪA CÔNG BẰNG VỪA TRUNG TÍN 

Cách đây hai mươi năm, giáo sư Lawrence Kohlberg đã đề nghị cho các nhà giáo dục một khuôn mẫu phát triển luân lý trong sáu giai đoạn, nhằm lượng giá những thành quả của một người trên bình diện luân lý [20]. Ở giai đoạn cuối, người này coi như là xác định các đòi hỏi của công bằng một cách độc lập với những chuẩn mực được thiết lập bởi một xã hội hay một cá nhân. Cách khá thuyết phục, Kohlberg đã cho thấy rằng mục đích của đời sống luân lý hệ tại việc đạt tới quyền tự trị bằng cách biết nhìn nhận những gì phải là. Một số nhân vật nổi danh, mà uy tín luân lý của họ đã trở nên huyền thoại, dường như đã đạt đến mục đích này: trước hết là Chúa Giêsu, nhưng còn Socrate, Thomas More [21], Gandhi hay Martin Luther King, trong số nhiều người khác. 

Các phụ nữ đại học đã chống đối lại khuôn mẫu của Kohlberg. Vả lại, đó là một trong những đồng nghiệp của ông, Carol Gilligan, người đã bày tỏ, cách đây mười năm, lời phê phán triệt để nhất trong cuốn sách của mình In a Different Voice. Gilligan nhận xét rằng những cuộc nghiên cứu về tri giác mà những người nam và người nữ có được về căn tính của họ làm nổi bật lên một khuynh hướng chung: những người nam chú tâm đến những gì họ làm và những gì họ thể hiện, đang khi mà những người nữ, phần lớn thời gian, tự miêu tả theo những mối quan hệ mà họ thực hiện; những người này cũng như những người kia chán ghét làm cách khác. Phân biệt giữa người nam và người nữ từ những phạm trù rộng lớn như thế không phải là không đặt ra vấn đề, nhưng, bất chấp tất cả, Carol Gilligan đã làm nổi bật một điểm quan trọng. Cách mặc nhiên, bà gợi ý rằng mỗi người phải có hai bận tâm lớn trong cuộc sống: một mặt, sống công bằng và trở nên tự trị đủ để xác định lãnh vực luân lý; mặt khác, sống trung tín trong các mối quan hệ để không tự cô lập và để nhìn nhận người khác như là một người bạn, chứ không như một bổn phận phải thực hiện. Bởi thế, mọi người đều có hai mục tiêu chủ yếu trong đời sống luân lý: công bằng và trung tín. 

TÌNH BẰNG HỮU, CHÌA KHÓA CỦA ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ 

Trong số các tác phẩm gần đây của các thần học gia luân lý về nhân đức trung tín, có hai tác phẩm đáng cho chúng ta chú ý. Trong tác phẩm Friendship and the Moral Life, Paul Waddell khám phá lại giáo huấn của Aristote, của thánh Augustinô và của thánh Tôma Aquinô về tình bằng hữu, mà, cách thuyết phục, ông cho thấy rằng các luân lý gia thời xưa đã hiểu thấu tầm quan trọng của nó. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng cư xử có luân lý thật là khó. Có lẽ đó là lý do mà chúng ta tưởng rằng tình bằng hữu không thuộc về lãnh vực luân lý. Nhưng khi ta nhận thấy rằng các nhà đại tư tưởng này đã xem tình bằng hữu như là chìa khóa lối vào đời sống luân lý, thì ta có thể coi đời sống luân lý như là nhân bản hơn nhiều, lôi cuốn và sống động hơn nhiều. Nói tóm lại, ta hiểu rằng luân lý liên quan đến đời thường. 

Vả lại, những nghiên cứu của Waddell nhấn mạnh một khía cạnh thường không được người ta chú ý đến trong đời sống của Chúa Giêsu. Ngài không bằng lòng với việc dạy dỗ và chữa trị những ai bước theo Ngài mà thôi. Ngài làm cho họ trở thành những người bạn của Ngài, tập hợp họ, giải trí, vui cười và ăn uống với họ. Giá trị mà Ngài dành cho những cuộc gặp gỡ với các bạn hữu của Ngài là rõ ràng đến độ các bậc thầy của Lề Luật đã cảm thấy đó là gương xấu. Tuy nhiên, đó hệ tại là những sinh hoạt luân lý. Cũng như cuộc đời của Chúa Giêsu đã thiết lập một chuẩn mực mới – chẳng hạn, nên công chính như Ngài là công chính – cũng thế, chúng ta được kêu gọi bước theo Ngài trong lãnh vực này, tức là sống tình bằng hữu theo cách của Ngài. 

Margaret Farley nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của đức trung tín trong tác phẩm Personal Commitments: Beginning, Keeping, Changing. Bằng lối hư cấu, bà đã mô tả cuộc sống của mười nhân vật khác nhau, và quan tâm đến toàn bộ công việc mà mỗi người đầu tư vào nghệ thuật tương quan. Bà cho thấy rằng đức trung tín đòi hỏi phải có những thực hành cụ thể để phát triển. Cha mẹ của chúng ta đã dạy chúng ta đánh giá cao sự gần gũi với người khác bằng nhiều sinh hoạt, và chúng ta phải làm như thế nếu chúng ta muốn tiến bộ trong lãnh vực tương quan. Trên thực tế, ngay cả khi nó chỉ hệ tại thực hiện một mối tương quan mà thôi, thì chúng ta phải vận dụng mọi loại phương tiện để giao tiếp, chia sẻ, sống chung, cho đi và lãnh nhận. Và như các bậc cha mẹ kinh nghiệm điều đó với con cái của mình, thì chúng ta biết rằng những lối ứng xử như thế không đương nhiên, cũng không dễ dàng. 

TẬP LUYỆN ĐỨC TRUNG TÍN 

Những nhận xét này trở lại với những cuộc trao đổi thông thường và thường xuyên giữa cha mẹ và con cái, mà dường như rất gây bực bội, như chúng ta đã gợi lên trên đây. Khi các bậc cha mẹ yêu cầu con cái của mình sống hòa thuận với các anh chị em của chúng, thì họ vấp phải lời kêu ca của người nào đó cho rằng mình bị đối xử bất công. Trong trường hợp được trích dẫn trên đây, các bậc cha mẹ muốn đứa con của mình cư xử thiện cảm với chị/em của nó, nhưng nó lại muốn rằng các quyền của nó cần được bảo vệ. Sự lôi cuốn vì sự công bằng này không được đánh giá thấp. Triết gia John Rawls [22] đã chú ý đến những gì mà mọi bậc cha mẹ đã nhận thấy, rằng câu nói luân lý đầu tiên mà một đứa con thốt lên là: “Không công bằng”. Thật lý thú, lời diễn tả đầu tiên thuộc bản chất luân lý không hệ tại việc nhận ra những gì là công bằng, vì một đứa trẻ rõ ràng vẫn còn chưa có khả năng xác định điều đó. Trái lại, nó có thể nhận thấy những bất bình đẳng hay những khác nhau và thế là kêu lên: “Tại sao nó lại có hơn con?” Câu trả lời không quan trọng, nó sẽ nói thêm ngay lập tức: “Không công bằng.” Muốn dạy đức trung tín trong những điều kiện này không phải là điều dễ dàng. 

Học hỏi đức trung tín cũng không phải dễ. Chúng ta thường nhận thấy rằng việc dấn thân là khó khăn. Như những đứa con, những bất bình đẳng làm cho chúng ta phiền lòng; chúng ta dè chừng những thỏa hiệp; chúng ta muốn có sự kiểm soát; chúng ta tính toán những gì chúng ta cho đi để chắc chắn lãnh nhận được ít ra là điều tương tự; chúng ta thích làm mọi thứ cùng nhau trong chừng mực đó là những gì chúng ta yêu thích; rất thường, vì miễn cưỡng, có thể nói thế, mà chúng ta chia sẻ cuộc sống của chúng ta với bạn bè của chúng ta. 

Do đó, đặt đức trung tín ở trung tâm của đời sống luân lý sẽ mời gọi chúng ta mở đầu những thực hành và thực hiện những luyện tập cụ thể cho phép hiểu tốt hơn và sống tốt hơn những gì mà Chúa Giêsu và các bậc cha mẹ của chúng ta đã dạy cho chúng ta: cùng nhau lớn lên. Bởi thế, có lẽ sẽ phải gọi điện thoại thường xuyên hơn, viết thư hơn, làm bếp thường xuyên hơn, sẵn lòng đi dạo hơn, ngồi lại lâu hơn với một người bạn. Có lẽ cũng sẽ phải vứt bỏ thói quen tính toán và đo lường những gì mà “người khác” làm hay không làm. Sẽ phải làm cho sự kêu ca “nó luôn có nhiều hơn con” im tiếng trong chúng ta. Trái lại, sẽ phải lắng nghe tiếng nói trưởng thành đang đòi hỏi chúng ta “sống hòa thuận tốt hơn”. 

ĐỨC TRUNG TÍN TRONG GIÁO XỨ 

Có vẻ không có gì, nhưng người ta đã quan tâm đến tiếng nói nội tâm này bằng nhiều cách thức. Thử lấy giáo xứ làm ví dụ: nhân viên luôn đúng giờ, ông từ mà người ta có thể trông nhờ để đảm nhận nhiệm vụ thường ngày của mình, chàng trai đến giúp lễ ban sang khi trời lạnh, thừa tác viên Thánh Thể mang Mình Thánh Chúa cho một bệnh nhân, tình nguyện viên canh chừng một người hấp hối, cha mẹ tham gia vào việc thức tỉnh đức tin, thành viên của hội Alcooliques Anonymes chuẩn bị cuộc họp mặt, gia đình cung cấp thức ăn dự trữ cho nhà bếp, giảng viên giáo lý giảng dạy đức tin mà mình tin, tất cả những người đó đang thực hành đức trung tín.

Trong khu vườn của giáo xứ của tôi, mỗi năm vào tháng Năm, cha sở cho dựng một căn lều để che cho ba cuộc hội họp liên hoan. Vào tối đầu tiên, ngài đãi một bữa ăn để cám ơn sáu trăm thiện nguyện viên và cộng thêm giáo xứ. Trong buổi tối thứ hai, ngài tụ tập tất cả các linh mục của giáo phận để nướng thịt ăn uống ngoài trời. Và vào tối cuối cùng, ngài đã mời tất cả giáo xứ đến dùng bữa cơm ngoài trời. Nhờ kinh nghiệm, cha sở này biết rằng thói quen quây quần bên nhau là nguồn mạch của một niềm hạnh phúc đích thực. 

(Còn tiếp)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1199,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4608,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (PHẦN III - NHÂN ĐỨC TRUNG TÍN )
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (PHẦN III - NHÂN ĐỨC TRUNG TÍN )
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (PHẦN III - NHÂN ĐỨC TRUNG TÍN )
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjN0wLFIsHGximq-jryFP2oq4nAflJkOc5q7WuOEws8gnUfdy-4HD7MroywsfjO8yP9L7dWZV626mwtjA5srXvF-Ky05KefFZLGHJneEzYN1uZSk-gtx4IA9f3neEtP8xxZFbNmzMS5eLo/w679-h489/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjN0wLFIsHGximq-jryFP2oq4nAflJkOc5q7WuOEws8gnUfdy-4HD7MroywsfjO8yP9L7dWZV626mwtjA5srXvF-Ky05KefFZLGHJneEzYN1uZSk-gtx4IA9f3neEtP8xxZFbNmzMS5eLo/s72-w679-c-h489/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-phan.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-phan.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content