Tại sao lại gọi là Chúa Nhật Áo Trắng? (Weißen Sonntag)

SHARE:

Tại sao lại gọi là Chúa Nhật Áo Trắng? (Weißen Sonntag)


Để niềm vui được trọn vẹn, Giáo Hội mời gọi chúng ta không chỉ vui mừng vào ngày Lễ Chúa Phục Sinh, mà còn hân hoan vui mừng Chúa Phục Sinh nguyên tuần bát nhật. 
Trong tâm tình suy niệm, xin kính gửi đến quý Trưởng thượng, quý Anh Chị và Bạn hữu đôi dòng suy niệm: Tại sao lại gọi là Chúa Nhật Áo Trắng? 

Kính chúc quý Vị được dồi dào niềm vui, vì Chúa đã phục sinh. 
Giuse Bùi Văn Toàn, FD (Gia đình con cái của Chúa) 

Tại sao lại gọi là Chúa Nhật Áo Trắng? (Weißen Sonntag) 

Một số anh chị em vì hoàn cảnh đặc biệt, sống xa cộng đoàn Công giáo Việt Nam, ít có cơ hội để học hỏi giáo lý và những điều liên quan đến phụng vụ, nên đã đặt ra những câu hỏi: 
• Tuần bát nhật phục sinh nghĩa là gì? 
• Chúa nhật áo trắng nghĩa là gì? 

Lễ Phục Sinh là lễ trọng nhất của Giáo hội Công giáo. Lễ Phục Sinh đánh dấu việc Chúa Giêsu hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại mà Thiên Chúa Cha đã trao cho Người. Chúa Giêsu đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, Ngài đã được Thiên Chúa Cha cho thân xác của Ngài được phục sinh khải hoàn, sự Phục Sinh như là một dấu chỉ của sự Chiến Thắng, để tất cả những ai được rửa bằng Máu và Nước từ trong Trái Tim của Chúa Giêsu, thì sẽ được kết hợp với Người, và sau khi qua khỏi đời này cũng sẽ được sống lại nhờ Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu. 

Lễ Phục Sinh là Niềm Hy Vọng và là Niềm Vui lớn lao nhất của cả nhân loại. Chính Chúa Giêsu đã nói cho toàn thể nhân loại biết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ." (Ga 3,16-17). Chúa Giêsu còn nói: Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” (Ga 12,32)

Vì là Lễ tràn ngập Niềm Vui và Hy Vọng, nên Giáo Hội thiết lập Tuần Bát Nhật (tuần tám ngày), bắt đầu từ Chúa nhật Phục Sinh cho tới ngày Chúa nhật thứ hai Phục Sinh. Giáo hội muốn kéo dài niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh thêm 7 ngày nữa, đồng thời mời gọi Cộng đồng Dân Chúa hân hoan lên, mừng vui lên. 

Truyền thống lâu đời của Giáo hội đã chọn ngày Chúa nhật thứ Hai Phục Sinh là ngày cuối của "Tuần Bát Nhật", gọi là ngày "Chúa Nhật Áo Trắng". Tuần Bát Nhật và Chúa Nhật Áo Trắng luôn gắn liền với nhau. 

Trong đêm thứ Bảy, Lễ Vọng Phục Sinh, sau khi linh mục làm phép lửa, công bố Tin Mừng Phục Sinh và làm phép nước, sau đó là làm phép rửa cho các dự tòng. Tất cả những ai được lãnh nhận phép rửa thì đều mặc y phục trắng, đó là dấu chỉ khi linh mục nói với dự tòng: Anh, Chị, Em đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô. Vậy Anh, Chị, Em hãy nhận lấy chiếc áo trắng này, hãy mang lấy và giữ nó tinh tuyền, cho đến khi ra trước toà Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để Anh, Chị, Em được sống muôn đời.

Những tân tòng mới được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy sẽ mặc y phục trắng trong suốt Tuần Bát Nhật khi tham dự phụng vụ (khi hiệp dâng Thánh lễ hoặc tham dự các Bí tích khác). 

Ngày Chúa Nhật Áo Trắng cũng là ngày các em thiếu nhi, sau khi được chuẩn bị kỹ lưỡng để hiểu biết về Thánh Thể Chúa Kitô và được lãnh nhận Bí tích hòa giải, các em sẽ được rước Mình Thánh Chúa Giêsu, trong ngày này, các em cũng mặc y phục trắng, không chỉ có áo trắng mà cả quần trắng. 

Ngày nay có sự thay đổi đôi chút, các em nam hay mặc áo West đen, các em nữ thì vẫn mặc áo đầm hoặc áo dài trắng. 

Ngày Chúa nhật thứ II Phục Sinh được gọi là "Chúa Nhật Áo Trắng" bởi vì sau ngày này, những tân tòng sẽ cởi tấm áo trắng mà họ lãnh nhận khi được thanh tẩy; và sau Chúa nhật thứ II Phục Sinh họ sẽ mặc lại thường phục như mọi người, nên ngày Chúa nhật này được gọi là “Dominica in albis deponendis” (Chúa nhật cởi áo trắng). 

Nữ tu Faustyna Kowalska

Ngày "Chúa Nhật Áo Trắng" cũng là ngày "Kính Lòng Chúa Thương Xót"

Vào ngày 30.04.2000, đầu thiên niên kỷ 21, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ Nhị đã tuyên phong Nữ tu Faustyna Kowalska lên hàng hiển Thánh, và cũng ngày này, Ngài thiết lập lễ "Kính Lòng Chúa Thương Xót" và ấn định mừng kính hằng năm vào ngày Chúa nhật sau Lễ Phục Sinh. (Chúa Nhật áo Trắng). 

Thánh Faustyna Kowalska đã được Chúa Giêsu cho thấy thị kiến. Ngày 22.02.1931 nữ tu Faustyna đã được nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô đang giơ tay chúc lành, Ngài mặc áo màu trắng và nữ tu nghe tiếng Chúa nói: “Con hãy vẽ một tấm hình về Cha như con đang thấy Cha cùng với dòng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy vào Chúa!”

Thánh nữ Faustyna còn ghi lại trong nhật ký những lời Chúa Giêsu nói: “Cha hứa những tâm hồn nào tôn kính bức ảnh này, sẽ không bị bỏ quên… . Cha mong ước, bức ảnh này, mà con vẽ bằng bút mực, tốt nhất vào ngày Chúa nhật thứ nhất sau lễ phục sinh được long trọng khánh thành tôn kính. Ngày Chúa nhật này là lễ mừng "Kính Lòng Chúa Thương Xót." 

Chúa Giêsu cho thánh nữ Faustyna nhìn thấy Chúa mặc áo trắng, mà Chúa lại muốn cả nhân loại tôn kính Lòng Chúa Thương Xót vào ngày Chúa Nhật Áo Trắng; phải chăng Chúa muốn nhắc nhở chúng ta nhớ lại những lời đã nghe khi lãnh nhận Bí tích rửa tội: "Con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô. Vậy con hãy nhận lấy chiếc áo trắng này, hãy mang lấy và giữ nó tinh tuyền, cho đến khi ra trước toà Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để con được sống muôn đời." 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Vua Tình Yêu! Xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Amen. 

Giuse Bùi Văn Toàn, FD (Gia đình con cái của Chúa)


COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1196,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4605,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Tại sao lại gọi là Chúa Nhật Áo Trắng? (Weißen Sonntag)
Tại sao lại gọi là Chúa Nhật Áo Trắng? (Weißen Sonntag)
Tại sao lại gọi là Chúa Nhật Áo Trắng? (Weißen Sonntag)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg-qA_6o26dL7UW5NEgOyTX_8lFM18tPjMR0KuinM8jiz9GczhHh2ZoAou3hjmSLWX_Um-OuA6etYQlnwwGPRx-E7EPgAzA2lUQ5dreZctW1xMZaYQUBmUsJdkoDrdKaY_cLck59nJWLlc/w656-h976/LTX.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg-qA_6o26dL7UW5NEgOyTX_8lFM18tPjMR0KuinM8jiz9GczhHh2ZoAou3hjmSLWX_Um-OuA6etYQlnwwGPRx-E7EPgAzA2lUQ5dreZctW1xMZaYQUBmUsJdkoDrdKaY_cLck59nJWLlc/s72-w656-c-h976/LTX.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/04/tai-sao-lai-goi-la-chua-nhat-ao-trang.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/04/tai-sao-lai-goi-la-chua-nhat-ao-trang.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content