“Logic 4D”

SHARE:

“Logic 4D”


Nhìn lại chiều dài lịch sử, từ khi Thiên Chúa tạo dựng trời đất, Ngài đã dựng nên sông ngòi, cá biển, con người… Ngài dựng nên tất cả đều tốt đẹp và Ngài đã chúc lành cho chúng (St 1). Con người là tạo vật được dựng nên cuối cùng, sau khi Thiên Chúa đã hoàn tất mọi thứ, điều này như để dành tặng cho con người. Nhưng, món quà tuyệt vời nhất là con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (St 1, 27). Con người đã sống theo dòng lịch sử cho đến ngày hôm nay, với những sự tiến bộ rõ rệt và vượt bậc. Thế giới đang trên đà phát triển, những con robot, những con chíp tinh vi đang dần dần thay thế con người trong các công việc, từ đơn giản đến phức tạp. Nền công nghệ ba chiều hay đa chiều đã từng vượt lên đỉnh điểm. Về việc phát triển, con người cũng có những bước tiến đáng kể. 

“Logic 4D” là cả một quá trình “thành nhân”. Để chạm tới đích điểm của sự tự do, của tình yêu, điều này đòi hỏi con người phải nỗ lực tập luyện mỗi ngày. “Logic 4D” là một cuộc hành trình khám phá mới, xuất phát từ chiều sâu nội tâm chính con người của mình. Hành trình này gồm: Đồng bàn, đồng cảm, đồng hành và đồng nhất. 


1. Đồng bàn 

Trước hết, hai chữ “đồng bàn” được gợi hứng từ chủ đề mừng năm thánh kỷ niệm 800 năm sinh nhật trên trời của cha Thánh Đa Minh. Giờ đây ngài được đồng bàn với Thiên Chúa và các thánh nơi bàn tiệc Thiên Quốc. Nơi bàn tiệc ấy, thức ăn không phải là điều quan trọng, nhưng chính là sự chia sẻ hiệp thông đến mức tuyệt đối, tất cả nên một. Việc đồng bàn ấy được chia sẻ phần nào trong bữa ăn mỗi gia đình và cộng đoàn. Đồng bàn là ngồi lại với nhau, tham dự chung một bàn tiệc. Đây là cơ hội để mọi người người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn. 

Thứ đến, việc đồng bàn cũng có nền tảng vững chắc trong Tin Mừng. Chúa Giê-su đã xuống trần gian, Ngài chấp nhận thân phận của của phàm nhân, sống như người trần thế, Ngài đã hạ thân phận của mình để cùng “đồng bàn” với con người. Ngài đã vào thăm nhà Matthêu, và cùng dùng bữa với ông và những người tội lỗi (Mt 9,10). Dẫu biết rằng, những người môn đệ thân tín nhất vẫn đi theo trong suốt ba năm, lại có người bán thầy, chối Chúa, thế nhưng, Ngài vẫn ân cần kiên nhẫn cùng đồng bàn trong những bữa ăn huynh đệ. Không chỉ dừng lại ở những bữa ăn thường ngày, Ngài đã cùng đồng bàn với họ trong bữa ăn quan trọng nhất, và cũng là bữa ăn cuối cùng – bữa tiệc ly (Mt 26, 20-24). 


Việc Ngài đồng bàn ấy hướng đến việc đồng bàn trên bữa tiệc Thiên Quốc. Việc đồng bàn của Chúa chất chứa những lời yêu thương, sự đồng cảm, lời cầu nguyện, lời dặn dò, và cả lời sai đi nữa: “Hãy đi và làm như vậy”. Con người được mời gọi biến bữa ăn hằng ngày thành việc đồng bàn như Chúa và các thánh đã làm. Mỗi bữa ăn dẫu đơn sơ, nhưng đều chan chứa niềm vui, đều là cơ hội để xích lại gần nhau, khám phá được nét đẹp và chiều sâu của tình huynh đệ. Nhờ thế, mọi người đều cảm thấy được đồng cảm, được đỡ nâng, hầu có thể vượt qua được những gian khó trong cuộc sống. 

2. Đồng cảm 

Chuyện Kinh Thánh kể rằng: Một ngày nọ, Chúa Giê-su cùng các môn đệ cảm thấy rất mệt sau một ngày giảng thuyết. Thậm chí, thầy trò không còn có thì giờ ăn uống. Vì thế, thầy trò quyết định quay về nơi ẩn tu để dưỡng sức. Tuy nhiên, khi họ về đến nơi, rất đông người hâm mộ kéo tới, chờ sẵn ở ngoài cửa. Khi thấy họ lặn lội đường xa đến, chỉ để được nghe những lời dạy dỗ, nghe những bài học trong cuộc sống, Ngài “chạnh lòng thương cảm” vì họ như đàn chiên không có người chăn dắt (Mc 6,30-34). Chúa Giê-su đã đồng cảm khi thấy đoàn chiên không có người chăn dắt, họ phải đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ngài hiểu được tâm tư của những người nghèo, những người tội lỗi, kể cả những người thu thuế. 


Đồng cảm là một bước đi xa hơn sự thấu cảm. Thấu cảm là hiểu được cách sâu xa tâm tư tình cảm của một người. Đồng cảm là khi hiểu rồi còn tự đặt mình vào hoàn cảnh như thế để cũng có cùng một tâm tư tình cảm ấy. Dĩ nhiên Chúa không cần nhập thể để có thể đồng cảm với con người, nhưng Ngài cần nhập thể để con người biết Ngài thực sự đồng cảm với họ. Thấu cảm cần con tim rộng lớn luôn có chỗ cho người khác, để lắng nghe, để cảm nhận. Đồng cảm cần thêm sự quảng đại và hạ mình, cần một sự “nhập thể” như Chúa đã làm, để người khác cũng nhận được sự đồng cảm, tức sự hiệp thông và sẻ chia thâm sâu nhất. Nhiều khi chúng ta thấu cảm người khác, tức biết rõ cảm xúc người khác, nhưng người khác không ở trong chúng ta nên không cảm nhận được. Chính sự hạ mình, đi đến với người khác, đồng bàn, nói chung là sự nhập thể mới giúp người khác cảm nhận được tình yêu và sự thân thương. Tình yêu phải có việc làm, và sự thấu cảm cũng thế, cần có sự nhập thể để trở thành sự đồng cảm sống động. 

3. Đồng hành 

Đồng hành là từ hay được nhắc đến trong huấn luyện: đồng hành thiêng liêng, đồng hành với người trẻ, đồng hành với ơn gọi, các linh mục đồng hành với giáo dân. Đồng hành nghĩa là đi cùng nhau. Đi cùng nhau để nâng đỡ nhau, bổ trợ cho nhau, để cùng nhau tiến bước trên con đường hoàn thiện. Việc nâng đỡ và bổ trợ cho nhau giả thiết vừa phải có điểm chung vừa phải có sự khác biệt. Điểm chung ở đây là chung một đích đến, chung một lý tưởng và các giá trị, vì khác đích đến sao có thể cùng đi? Nhưng nếu chỉ có cái chung mà không có cái riêng thì việc nâng đỡ và bổ trợ cũng hạn chế: vì càng khác biệt, sự bổ trợ càng đem lại hiệu quả cao. Vì lẽ ấy, người đồng hành có thể khác biệt về tuổi tác, trình độ, tính tình, giới tính, văn hóa... Có thể nói càng khác biệt càng tốt, miễn là có được những điểm chung kể trên. Hình ảnh bổ trợ tốt nhất được thánh Phao-lô mô tả đó là thân xác. Thân xác gồm các bộ phận rất khác biệt nhưng đều có điểm chung là phục vụ một thân thể thống nhất. Hiểu theo nghĩa này, đồng hành không phải là điều để chọn lựa, nhưng trở thành điều bắt buộc cho những ai muốn nên hoàn thiện. Có lẽ, vì lẽ ấy có người nói “không ai lên thiên đàng một mình”, họ phải đồng hành với nhiều người khác. Tách mình ra như Pha-ri-sêu chưa bao giờ là giải pháp hay. Nhưng nhập thể và đồng hành là cách Chúa Giê-su đã chọn. 


Hình ảnh Chúa Giê-su đồng hành cùng hai môn đệ trên đường Em-mau đã phác họa được nét đẹp của việc đồng hành. Sự nâng đỡ của một người Thầy dễ thương, giả vờ như không biết chuyện gì, để có cơ hội lắng nghe và thấu hiểu được nỗi lòng thao thức của hai học trò. Điều này đã làm cho hai môn đệ quyến luyến và mời người đồng hành ở lại dùng bữa. Ngài không khó chịu khi các môn đệ không nhận ra chính Ngài, Ngài vẫn ân cần nghỉ lại và bước vào bàn ăn, cùng đồng bàn với họ. Chính nơi bàn tiệc này, mắt họ đã mở ra, họ đã nhận ra người đã đi với họ chính là Đức Ki-tô Phục Sinh. Chính nhờ nhận ra Đức Ki-tô Phục Sinh, họ đã loan tin mừng này đến các bạn đồng môn, cho mọi người được biết về hồng ân cao cả này. Từ đó họ đi đến sự đồng nhất với nhau, cùng rao truyền một chân lý đức tin, một tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa họ tôn thờ. 

4. Đồng nhất 

Chữ D cuối cùng là đồng nhất. Như đã phân tích, sự đồng nhất này chính là đích điểm chung; hay nói cách khác, đồng nhất một đích đến. Đích đến này được cụ thể hóa bằng các giá trị Tin Mừng như yêu thương, tha thứ, chân thật, tôn trọng lẫn nhau như hình ảnh của Chúa... Nếu đồng hành có điểm nhấn là sự bổ trợ lẫn nhau, nên đề cao sự khác biệt, thì sự đồng nhất nhấn mạnh đến sự hợp lực, nên đề cao những giá trị chung. Điểm cần nhớ là đồng nhất về đích đến và giá trị, chứ không đồng nhất ở những chi tiết nhỏ hơn. Quả vậy, nam và nữ, già và trẻ vẫn đồng nhất với nhau được theo nghĩa cùng hợp lực để đạt đích chung. Kinh Thánh nói trong Chúa Ki-tô không phân biệt, tức là đồng nhất, Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do. Như vậy, để có sự đồng nhất không nhất thiết phải mặc cùng kiểu áo, thức dậy cùng giờ, ăn cùng một món, hát cùng một bài, tuy nhiên khi cần thiết thì vẫn có thể làm. Ai mà hiểu đồng nhất ở những cái cụ thể và đi kiểm soát cái cụ thể thì chẳng khác nào bắt các bộ phận của cơ thể đồng nhất với nhau! 

Để kết luận, “Logic 4D” không xa vời, đó chính là hoạt động của các bộ phận trong một thân thể như thánh Phao-lô đã hình dung. Các bộ phận đồng bàn với nhau, liên kết và ở bên nhau trong một thân thể, không bộ phận nào bị tách ra; chúng đồng cảm với nhau, một bộ phận bị đau thì toàn thân cảm nhận được và chăm lo; chúng đồng hành, nâng đỡ và bổ túc cho nhau nhờ sự khác biệt của chúng; và cuối cùng chúng đồng nhất với nhau nơi một thân xác duy nhất và độc đáo. Bốn chữ D này không thể tách rời nhau, vì chính chúng cũng bổ trợ và giả thiết lẫn nhau. Ước gì con người sống với nhau như những bộ phận rất khác nhau của cơ thể theo “Logic 4D”. 

Hạt Cát 93

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: “Logic 4D”
“Logic 4D”
“Logic 4D”
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg8lMf6VkeV9t7UpXU_Hh2l9D5vcl88cKCcQInDYnUudTs3p5F0rspwBaPHZNSk-5tS28E8kUthMKX8ZOKjbRYOr_VMozFcMybmQNv7XFtL5NyMIiWEBkGEa0895Y97pI6TvbEmClkO3N4/w657-h708/4D.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg8lMf6VkeV9t7UpXU_Hh2l9D5vcl88cKCcQInDYnUudTs3p5F0rspwBaPHZNSk-5tS28E8kUthMKX8ZOKjbRYOr_VMozFcMybmQNv7XFtL5NyMIiWEBkGEa0895Y97pI6TvbEmClkO3N4/s72-w657-c-h708/4D.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/04/logic-4d.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/04/logic-4d.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content