Chuyến đi trải nghiệm phận người!

SHARE:

Chuyến đi trải nghiệm phận người!


Đã từ lâu không chạy xe trên đường, tôi có cảm tưởng thời gian như trôi qua thật chậm. Nhờ đó, tôi học được “những cái nhìn sâu hơn” vào đời sống con người hiện tại, vào thiên nhiên xung quanh mà bấy lâu nay tôi không hề bận tâm tới. Có lẽ sự vội vã của cuộc sống làm cho con người hôm nay và cả chính tôi quên đi mọi sự hiện hữu sống động của những hoạt động xung quanh mình. Có vẻ như con người cũng dần “để quên đi” cái gọi là “tình người” trong quá khứ, để chạy theo sự hão huyền của cuộc sống giàu sang. Họ biến mình trở thành những cái hồn vô tâm trước phận người, vô cảm trước cuộc sống thực, nơi nhiều xó xỉnh của xã hội ít ai quan tâm, ít người để ý. 

Một ngày rong ruổi trên đường phố, tôi và một chị bạn quyết tâm ghé thăm những con người đau khổ, bất hạnh bên lề xã hội. Quả thật, đối với họ đường phố là nhà, ghế đá là giường và gốc cây, mái hiên không gì khác là nơi trú ngụ duy nhất họ có được. Một cuộc sống bên lề như nó “được gọi là”. Qua một lần trải nghiệm thực tế, một chút khao khát nào đó trong tâm hồn chúng tôi muốn trải lòng ra để đến với những “vùng ngoại biên” của thế giới, để chia sẻ những niềm vui nhỏ nhoi có được trong cuộc sống, và học cách dừng lại để lắng nghe nhiều hơn tiếng nói trong tâm hồn của những con người “tự nhiên” bị dạt ra một bên bởi nghèo đói, bần cùng. Giữa trưa nắng chói chang của mùa hè nơi phố thị đông người, có vô số những con người hối hả, tất bật với công việc. Những con người của thời hiện đại, xe xịn, giày sang, ăn mặc tươm tất với áo quần đủ kiểu “xộc” mùi quyến rũ. Giữa buổi trưa hè ấy, cái nắng chang chang có thể “đốt da cháy thịt” làm tâm trí họ chỉ nghĩ đến phóng xe thật nhanh về nhà, hay ghé vào những quán ăn bên đường mát mẻ để giải quyết cái đói sau giờ tan sở. Còn những con người cả đời khốn khổ kia, họ chỉ mong lấy tấm khăn che nắng là đã quá xa xỉ rồi, làm sao dám mong một bát canh thơm, một chén cơm đầy! Một ngày được một bữa no là quá hạnh phúc và may mắn cho họ rồi. 

Sau một chặng đường dài, dừng lại trước cổng chùa, chúng tôi bắt gặp một ông chạc tuổi sáu mươi. Ông có mầu da ngăm đen bởi sương gió, lại bị mốc meo bởi khô rám. Ông nhìn gầy guộc đen đủi nên có phần già hơn so với tuổi. Với tư thế ngồi lê tại một góc cột ở cổng chùa, tay chân lem luốc, chúng tôi dừng lại hỏi thăm và trò chuyện thì biết rằng: Nơi đây chính là nhà của ông. Năm lên bốn tuổi, vì gia đình nghèo đói không có đủ điều kiện để nuôi con, bố mẹ ông đã trao ông cho các sư nuôi nấng và học hành. “Ông học đến tận lớp chín mới nghỉ” ông nói. Cuộc đời ông không biết đi đâu, sinh ra ở chốn này có lẽ chết đi cũng ở chốn này. Ông nói tiếp: “Mình nhận ơn mình phải biết trả ơn”. Ông ngồi đó giữ xe cho những người vào viếng chùa. Ông đang cố gắng từng ngày làm một việc nhỏ nào đó, với ý nghĩ đáp đền công ơn những người đã từng nuôi nấng ông cho đến hôm nay. 

Nhìn sâu vào đôi mắt ông, tôi thấy cả một bầu trời mơ ước! Dường như cõi lòng ông đang rực cháy một khao khát nào đó về gia đình, về người thân, về một cuộc sống “khác hơn” cuộc sống ông đang có. Tôi không thể diễn tả hết được nỗi khao khát ấy, chỉ mình ông mới thấu hiểu bởi nó sâu kín đến dường nào! Cả ngày ông ngồi đó chỉ để giữ xe, mặc dù với cái tuổi xế bóng, đáng lý ra sẽ được con cháu chăm sóc, an ủi và vỗ về. Thế nhưng ông không có lấy một người thân, huống chi mong ước một gia đình nhỏ, chúng thật xa vời với tâm trí và mong muốn của ông! 

Ông và chúng tôi, tuy mới gặp nhưng chuyện trò vui vẻ như đã thân quen! Khuôn mặt rạng rỡ của ông cho thấy có lẽ ông rất vui, vui vì có người đến nói chuyện với ông, vui vì có người quan tâm đến cuộc sống của ông. Đã đến lúc chúng tôi tạm phải chia tay ông, để lên đường đến với những mảnh đời khác. Trước khi ra về, chị bạn rút từ túi ra hai hộp sữa nhỏ và hai gói bánh biếu ông: “Chúng cháu là sinh viên nên không có tiền hay vật chất quý giá để biếu ông, chúng cháu chỉ có một chút quà này tặng ông”. Ồng cầm lấy với một thái độ trịnh trọng, miệng không ngớt “cảm ơn hai cháu”. Niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt tuy nhăn nheo, nhưng phúc hậu của một con người giãi dầu sương gió. Niềm vui ấy, tôi chắc chắn rằng không phải vì món quà nhỏ chúng tôi tặng, nhưng vì ông cảm nghiệm được tình người, làm tâm hồn ông bớt buồn tủi. Có lẽ ông ngạc nhiên vì còn có những con người đã chọn dừng lại bên lề đường, trong cái nắng cháy da của Sài Gòn, để thăm hỏi ông, một phận người khốn khổ! Điều đó làm tôi chợt nhận ra rằng: Người già thèm nói, thèm nghe hơn cả cái ăn người ta cho, cái mặc người ta biếu! Ông vui mừng nhìn chúng tôi và làm dấu thánh giá như một sự biết ơn, vì trước đó, ông biết chúng tôi là “Sinh viên công giáo”. Điều này làm chúng tôi thật ngỡ ngàng, vì có lẽ ông chưa hiểu hết ý nghĩa của việc làm dấu như vậy. Nhưng tôi nghĩ rằng, chính khi ông dám ghi dấu thánh giá trên mình, thì chính Thiên Chúa sẽ dùng cách của Người, để ban cho ông những ơn lành cần thiết, và Người sẽ thỏa mãn cơn khát đang bừng cháy trong tâm hồn ông. 

Hình ảnh của ông lão giữ xe trước cổng chùa vẫn sống động mãi trong tôi. Hành trình ngày hôm ấy, chúng tôi còn được gặp gở rất nhiều mảnh đời khác nữa, cũng có hoàn cảnh đáng thương như ông. Họ thật đáng thương và đáng trân trọng! Một ngày rong ruổi với nắng bụi của Sài Gòn, đã giúp chúng tôi nhận ra rằng: Thế giới này thật sự quá chật, và chung quanh vẫn còn bao người thống khổ, đã và đang bị đẩy quá sâu vào những góc khuất của cuộc sống, không người quan tâm. Một bài học về sự quan tâm và sẻ chia quý giá. 

Ước gì tâm hồn tôi được lớn lên từng ngày! 
Ước gì con người ngày hôm nay biết sống chậm lại và trải lòng nhiều hơn. 
Ước gì những con người cùng khổ đó có được hạnh phúc ấm êm hơn, no đủ hơn. 
Ước gì và ước gì, trước khi nhắm mắt lìa đời, họ thực sự cảm nghiệm được thế giới này vẫn còn tình yêu và tình người! 

Tạ ơn Thiên Chúa, vì cho con một cơ hội ra đi và trải nghiệm về thân phận con người! 

Chúa Nhật Lễ Lá, 28/3/2021 
Nụ Hồng Nhỏ

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1537,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,188,Cộng Đoàn,747,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,349,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1024,Hội Thánh,305,Kiến Thức,68,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1150,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,181,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4553,Suy niệm,1091,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,684,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,140,Tài liệu,516,Tập San Lên Đường,561,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,938,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1969,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1594,Video Nhạc - Phim,559,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Chuyến đi trải nghiệm phận người!
Chuyến đi trải nghiệm phận người!
Chuyến đi trải nghiệm phận người!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhBHVTZGlmGbBkS1TG7mVIUMaHgZWoijUx2GQ7fATe11ftXRPHS4UBftMGQ6zCUYWvTrPSukV8zCHZHu5-cKUfRa1f1LvugP6zMkSMJoiKIfm8muHATcflCw5dzmTLg8Vxo6pdxJ-f7OAY/w664-h587/gi%25E1%25BB%25AF+xe.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhBHVTZGlmGbBkS1TG7mVIUMaHgZWoijUx2GQ7fATe11ftXRPHS4UBftMGQ6zCUYWvTrPSukV8zCHZHu5-cKUfRa1f1LvugP6zMkSMJoiKIfm8muHATcflCw5dzmTLg8Vxo6pdxJ-f7OAY/s72-w664-c-h587/gi%25E1%25BB%25AF+xe.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/04/chuyen-i-trai-nghiem-phan-nguoi.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/04/chuyen-i-trai-nghiem-phan-nguoi.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content