Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VI - Đức Tin)

SHARE:

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VI - Đức Tin)

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VI- Đức Tin) 

Nguyên tác Anh ngữ: “Virtues for Ordinary Christians” (“Các nhân đức cho các Kitô hữu giữa đời thường”), của cha James F. Keenan, s.j; bản dịch Pháp ngữ “Les Vertus, un Art de Vivre” (2002) của Claire Ferras-Douxami, lời tựa của cha Philippe Bordeyne, khoa trưởng Phân khoa Thần học của Học viện Công giáo Paris (hiện tại là Đức Ông và là Hiệu trưởng của Học viện danh tiếng này). Bản dịch Việt ngữ của Lm. Võ Xuân Tiến. Nguồn: xuanbichvietnam.net 

Phần Hai: CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN 

Chương VI - ĐỨC TIN 

Giữa năm 1982 và 1987, tôi là sinh viên ở Đại Học Grêgôriô của Rôma. Trong thời gian hè, tôi đi nghiên cứu bán tời gian và làm việc tại giáo xứ bán thời gian, hoặc tại Đức, hoặc tại Áo. Một mùa hè nọ, đang khi tôi ở Munich, tôi đã quyết đi Dachau. Tôi muốn đi đến đó vào một ngày thứ Hai, vì tôi biết rằng viện bảo tàng trại tập trung sẽ đóng cửa vì đa số các viện bảo tàng ở Châu đều như thế. Tôi muốn đến Dachau để chỉ cầu nguyện và trước đó tôi đã nghe rằng điều đó là có thể trong ngôi nhà nguyện của một tu viện các nữ tu, ngay bên cạnh trại. Ở cộng đoàn dòng Tên nơi tôi cư trú ở Munich, một trong những đồng sự của tôi là tuyên úy cho các nữ tu và chính ngài đã từng nói với tôi rằng người ta có thể đến cầu nguyện ở đó, ngay cả ngày thứ Hai khi trại đóng cửa. Và chính như thế mà vào một ngày đầy mây, tôi đã lên đường đi cầu nguyện ở Dachau. 

HÀNH TRÌNH ĐẾN DACHAU 

Từ chối đón xe bus có thể đưa tôi thẳng đến ga, tôi đã đi bộ chặng đường năm đến sáu cây số. Càng đi tới, tôi càng tức giận. Tất cả những gì tôi gặp, đó là những ngôi nhà tỉnh nhỏ xinh đẹp với những bãi cỏ không chê vào đâu được. Không còn dấu vết của tấn thảm kịch. Tôi bắt đầu tự hỏi: "Làm sao người ta có thể ở trong một thành phố có tên Dachau sau năm 1945? Những người này là ai mà ít xúc động vì đẫ lấy nơi bách hại này làm địa chỉ?" Tôi tự nhủ rằng nếu những bóng ma tồn tại, thì chúng phải ám ảnh thành phố này. Vừa bước đi, tôi vừa nhìn sang khu trại bằng gạch ximăng và tự hỏi làm sao mà một số người muốn hoàn toàn không biết đến những cuộc tàn sát đã diễn ra ở đây. Tôi lại gần, bầu trời tối đen và phía bên kia con đường chính dẫn đến trại, tôi thấy một ngôi nhà thờ màu trắng, hoàn toàn mới, có vẻ thoát thẳng ra khỏi những vùng núi An-pơ. Nhưng tôi tự nhủ vậy những kẻ này là ai mà có thể đòi hỏi sự hiện diện của Thiên Chúa ở chính nơi mà họ đã từng tổ chức sự biến mất cách hệ thống biết bao người Do thái, người Tây Ban Nha du cư, người đồng tính luyến ái và những người khác? 

Tôi đến khu trại và đã ngạc nhiên bởi chiều dài của nó. Tôi bước đi dọc khu gạch ximăng để đi đến tận phía sau và kéo chuông của tu viện. Tôi nghe một giọng nói với tôi bằng tiếng Đức rằng tu viện đóng cửa. Tôi đáp lại rằng tôi không phải là khách du lịch và tôi chỉ đến để cầu nguyện. "Đóng cửa", chị nữ tu người Đức lập lại. "Nhưng tôi là linh mục dòng Tên và cha tuyên úy của chị nói rằng tôi có thể đến đây cầu nguyện." "Đóng cửa rồi." "Vậy tôi không thể cầu nguyện sao?". "Hôm nay là thứ Hai, chúng tôi đóng cửa."

Thế đó, tôi đến Dachau để cầu nguyện và người ta lại ngăn cản tôi. Tôi quay trở về còn tức giận hơn cả lúc đến. Bầu trời tiếp tục tối đen và tâm trạng bực bội của tôi cũng thế. Lúc quay về, một lần nữa tôi lại gặp ngôi nhà thờ màu trắng. Tôi nghĩ tôi không đến đây để cầu nguyện nơi ngôi nhà thờ của những bạo chúa, tôi đến để cầu nguyện ở nơi mà những người bị bách hại bị giết chết. Tôi sẽ không cầu nguyện trong ngôi nhà thờ màu trắng này. 

Nhưng, tôi nghĩ, dầu sao tôi đến Dachau để cầu nguyện. Và ở đây tôi đang có khả năng đó. Phải chăng tôi sắp từ bỏ mục đích của chuyến đi của tôi? Tôi băng sang đường và bước vào trong ngôi nhà thờ trắng. Tôi nhìn lên bàn thờ và ở đó tôi thấy Ngài. Được treo ở trên bàn thờ, một hình thể rất lớn của Chúa Kitô đau khổ chịu đóng đinh không phải trên gỗ giá, nhưng trên những dây thép gai mà ngày xưa cư dân của thành phố này đã làm ra. Đó chính là Chúa Kitô đang chịu đau khổ, là Người Do Thái, và Thập giá của Ngài đã được làm bởi những người Công giáo của thành phố. Họ đã biết tội lỗi của họ. Cũng như khi đột nhiên nhìn thấy những dây thép gai, tôi đã biết tội lỗi của tôi. 

Tôi đã đến cầu nguyện cho những người đã khuất với tư cách là người vô tội; và trong ngôi nhà thờ, tôi đã hiểu rằng tôi cũng có tội. 

Tôi ngồi xuống, sửng sờ. Trong vòng một giờ đồng hồ, tôi vẫn bị đè nặng bởi tình trạng tội lỗi của tôi, sự độc ác của tôi, tội lỗi của tôi. Chúng đè nặng tôi. Nhưng mà tôi không cảm thấy bị suy sụp tinh thần. Trái lại, tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Cách nào đó, tôi có cảm tưởng rằng Chúa Kitô muốn tôi biết mình tốt hơn, muốn tôi biết tính ti tiện của tôi, tính ích kỷ của tôi, những xét đoán dưới sự chi phối của sự giận dữ của tôi, nhưng Ngài không muốn điều đó làm cho tôi sụp đổ. Tôi bị quật ngã bởi sự dữ đang chiếm ngự tôi và bất chấp tất cả, sức mạnh, ánh sáng và tình yêu của Chúa Kitô không muốn tôi hư mất. Tôi cảm thấy tự tin kỳ lạ. Vô cùng tổn thương nhưng tự tin, không phải vào chính tôi nhưng là vào Chúa Kitô.

Khoảng một giờ sau, tôi bắt đầu cầu nguyện cho tất cả những ai tôi đã từng làm tổn thương do tính ích kỷ của tôi. Tôi xin họ tha thứ và tạ ơn Chúa đã cho tôi thấy chính mình và nhận ra sự âu yếm của Ngài. Tôi rời ngôi nhà thờ. Khi đi ra, tôi ngắm nhìn bầu trời, một màu xanh tuyệt đẹp, với những cuộn mây bám lấy nhau ở chân trời. Lúc ấy, một cậu bé đi ngang trên chiếc xe đạp ba bánh của mình, nhìn thấy tôi và đã thốt ra lời chào tuyệt vời này của xứ Ba-vi-e: "Grüss Gott! ", cậu bé nói với tôi: "Thiên Chúa chào đón ông!" Tôi ngồi xuống vỉa hè và tôi đã khóc. Quả thực, vào ngày hôm đó, lời cầu nguyện của tôi đã được chúc lành. 

GẶP GỠ THIÊN CHÚA

Trước tiên, lời cầu nguyện của tôi đã được chúc lành bởi vì tôi đã thực hiện nó trong chân lý, như tôi thực sự là. Tôi đã không cầu nguyện bằng những mỹ ngôn, bằng những hành động bác ái, những lời khấn đạo đức. Tôi đã cầu nguyện với cơn giận dữ của tôi, với sự tự tin của tôi và những gì tôi tin là sự vô tội bất khả bác bỏ của tôi. Tôi đã không cầu nguyện như tôi rất thường xuyên cầu nguyện, tức là như tôi muốn là hay như tôi tin là. Trên thực tế, tôi thường cầu nguyện tùy theo ý tưởng riêng của tôi về những gì mà Thiên Chúa muốn tôi là. Tôi đến với Ngài bằng một sự hóa trang, một sự ngụy trang, một chiếc mặt nạ. Thế mà Thiên Chúa tôn trọng sự tự do của tôi, đến nỗi Ngài không lột bỏ mặt nạ của tôi. Ngài đến gặp tôi như tôi trình diện với Ngài. Nhưng nếu tôi không chân thực với bản thân, thì làm sao tôi có thể thực sự hiểu những gì Thiên Chúa đề nghị cho tôi khi tối đến với Ngài?

Thiên Chúa chỉ thực sự chạm đến chúng ta khi chúng ta là chính chúng ta. Dĩ nhiên, Ngài có thể tự mở một lối đi xuyên qua sự bướng bỉnh và những mưu mẹo của chúng ta, nhưng Ngài đã luôn luôn tôn trọng sự tự do, như việc đóng đinh cho thấy: Ngài đã không can thiệp để cứu Đức Kitô, hay để ngăn chặn con người. Chính trong sự tự do và sự mỏng giòn thương tổn của chúng ta mà Thiên Chúa chạm đến chúng ta. 

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng đức tin là niềm tin vào Thiên Chúa và nó chắc chắn là thế. Nhưng đức tin Kitô giáo bao hàm một chiều kích rất cá nhân, mà chúng ta phải dám khẳng định. Đức tin không chỉ là một biểu thức, đó còn là một niềm tin được bén rễ sâu xa trong chúng ta. Đức tin Kitô giáo đòi hỏi chúng ta tin vào Thiên Chúa như chúng ta thực sự là, với tất cả hữu thể của chúng ta. Hành vi đức tin hệ tại ao ước gặp gỡ Thiên Chúa diện đối diện. Tôi không thể đi tới cuộc gặp gỡ này nếu có quá nhiều chướng ngại vật về phía tôi. Bởi thế, đức tin chân thật đỏi hỏi rằng chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa hằng sống, bỏ hết đi mọi sự giả tạo. 

Trong cuốn sách tuyệt vời có tựa đề “Till We Have Faces”, C. S. Lewis đã kể lại câu chuyện về một nàng công chúa rất xấu xí được người cha để lại vương quốc cho cai trị sau khi ông qua đời. Em gái của cô là Psyché biến mất với một chàng thanh niên tên là Cupidon. Để bắt những người quý tộc phải tôn trọng, nàng đã trở nên một tay kiếm điêu luyện, sau khi đã có nhiều nỗ lực và kỷ luật. Nhưng để không gây bối rối cho các thuộc hạ của mình, nàng đã che giấu khuôn mặt xấu xí của mình dưới một cái mặt nạ. 

Sau biết bao năm tháng chiến đấu và chiến thắng, nàng công chúa, giờ đây cảm thấy mệt mỏi, vô danh và cô đơn, biết rằng trong vùng lân cận có một ngôi đền của một vị thần mà nàng chưa bao giờ nghe nói đến. Nàng đi vào ngôi đền và khám phá ra trên bức tường những bức tranh kể lại câu chuyện về cuộc sống và sự hạnh phúc của cô em gái của mình với Cupidon. Việc là một mình mang một nhiệm vụ nặng nề như thế đã làm cho nàng nổi giận gay gắt và nàng đã gào thét lên hỏi vị thần này: “Tại sao ngài đã cho phép một điều như thế? Tại sao chỉ một mình tôi? Tại sao tôi xấu xí? Tại sao tôi phải tài giỏi như thế? Tại sao cuộc sống của tôi khốn khổ như thế?” Nàng không nghe thấy tiếng đáp lại và trong cơn tức giận, nàng bắt đầu gào lên. Nàng giật chiếc mặt nạ khỏi mặt và một lần nữa đòi hỏi câu trả lời. Lúc nàng lấy nó ra, thì nàng hiểu rằng trong số những gánh nặng của nàng, đã chưa bao giờ có gánh nặng mang mặt nạ trước vị thần. Làm sao nàng có thể gặp được khuôn mặt của vị thần này, nếu nàng không cho ngài thấy khuôn mặt của nàng? Câu chuyện này tìm cách làm cho chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa là Đấng duy nhất mà nàng công chúa có thể cho thấy khuôn mặt của nàng. Đức tin hẳn đã phải cho phép nàng làm điều đó. 

Quá thường, chúng ta cũng thế, chúng ta phải mang những chiếc mặt nạ. Một phần vì những lý do xác đáng, chúng ta xóa bỏ một phần của chính chúng ta theo cách đó, khi nghĩ đến con cái, các sinh viên, các giáo dân giáo xứ của chúng ta. Một phần vì những lý do xấu xa, chúng ta làm tổn hại thanh danh mình bởi mối bận tâm nhận được lời khen thưởng, tình bằng hữu, lòng tôn trọng, tình yêu. Nhưng với Đấng Tạo Thành chúng ta, với Đấng đã dựng nên cho chúng ta những gì chúng ta là, thì chúng ta tin rằng có thể tỏ mình ra như Ngài đã tạo dựng chúng ta. Chính ở đó mà chúng ta có thể sống đức tin của chúng ta như chúng ta là, như Ngài đã tạo dựng chúng ta. Đức tin là đích thực khi chúng ta cũng là đích thực. 

Thật lý thú, chính khi những khuôn mặt của chúng ta cần hóa trang nhất mà chúng ta để rơi rớt đi cái mặt nạ và đi đến gặp gỡ Thiên Chúa diện đối diện. Như trong sự giận dữ của tôi hay trong sự giận dữ của nàng công chúa, chúng ta tạm thời cởi bỏ những chiếc mặt nạ của chúng ta, chính bởi vì chúng ta không được đẹp để nhìn. Khi sự buồn chán, sự trầm uất, sự phiền muộn hay sự cô đơn làm hại chúng ta, thì chúng ta quay về với Thiên Chúa, bị đè nặng chứ không còn hiếu thắng nữa ; bị tổn thương chứ không còn hóa trang nữa. 

Đức tin là cung thánh mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta, trong đó chúng ta có thể đi như Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta và chúng ta có thể mong ước gặp gỡ Ngài như Ngài là. Đó là cung thánh mà chúng ta có thể bày tỏ ước muốn thân mật sâu xa của chúng ta với Đấng Tạo Thành chúng ta, Đấng Cứu Độ chúng ta và là Đấng Cứu Thoát chúng ta. Nhưng cung thánh này, khi chúng ta khám phá nó, không có gì là một ngôi nhà nguyện riêng tư. Như trong cuộc viếng thăm của nàng công chúa ở đền thờ hay chuyến viếng thăm của tôi ở ngôi nhà thờ, đó là một cung thánh đầy những câu chuyện về những ai đã tìm kiếm cùng một Thiên Chúa với cùng một sự chân thành và lòng khiêm tốn. 

(Còn tiếp)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VI - Đức Tin)
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VI - Đức Tin)
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VI - Đức Tin)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgktqqT_aWmtqDgotSA3TYqQQoZ-pIeXkm1NVIdr9vRiWwGvpfyhp_RC9Y-6iTHXGRgP7PvXxFdcyWlGg08F0P21J2VobEosxFC4Yl-HPvhMA21YcynLhfmgAAb0dyc2nCsVOw9GrOgFZI/w664-h477/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgktqqT_aWmtqDgotSA3TYqQQoZ-pIeXkm1NVIdr9vRiWwGvpfyhp_RC9Y-6iTHXGRgP7PvXxFdcyWlGg08F0P21J2VobEosxFC4Yl-HPvhMA21YcynLhfmgAAb0dyc2nCsVOw9GrOgFZI/s72-w664-c-h477/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/04/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/04/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content