Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống - ( Chương V )

SHARE:

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống - ( Chương V )

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống…( Chương V ) 

Nguyên tác Anh ngữ: “Virtues for Ordinary Christians” (“Các nhân đức cho các Kitô hữu giữa đời thường”), của cha James F. Keenan, s.j; bản dịch Pháp ngữ “Les Vertus, un Art de Vivre” (2002) của Claire Ferras-Douxami, lời tựa của cha Philippe Bordeyne, khoa trưởng Phân khoa Thần học của Học viện Công giáo Paris (hiện tại là Đức Ông và là Hiệu trưởng của Học viện danh tiếng này). 
Bản dịch Việt ngữ của Lm. Võ Xuân Tiến. 

Nguồn: xuanbichvietnam.net 

Chương V: MƯỜI HAI CÂU HỎI VỀ LƯƠNG TÂM 

1. Lương tâm là gì? 

Lương tâm là tiếng nói Thiên Chúa nơi mình, khiến yêu mến Thiên Chúa, yêu mến chính mình và yêu mến tha nhân. Chính nhờ lương tâm mà chúng ta được mời gọi phán đoán lối hành xử đã qua của chúng ta là tốt hay xâu và quyết định những hành động tương lai của chúng ta. 

2. Phải chăng lương tâm cũng là một thứ như siêu ngã (le surmoi)? 

Hoàn toàn không. John Glaser đã cho thấy sự khác biệt giữa hai bên, cách đây hai mươi năm [13]. Siêu ngã là thuật ngữ mà các nhà tâm lý học dựa vào để chỉ tiếng nói bên trong, đến với chúng ta từ thời thơ ấu và những năm đầu tiên của cuộc đời. 

Vậy, siêu ngã là gì? 

Trong suốt những năm đầu đời của chúng ta, những người chăm sóc chúng ta đã dạy cho chúng ta biết sự an toàn và vệ sinh. Cha mẹ của chúng ta, khi canh chừng chúng ta liên lỉ, đã ngăn cản không để chúng ta chạy phía trước những chiếc xe hơi, bỏ tay vào ổ điện, chơi dao và để bánh trên bậc thềm. Các ngài cũng dạy chúng ta ăn mặc gọn gàng, rửa tay, ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Những chỉ dạy này đã thường được đưa ra với một quyền uy trổi vượt hơn với quyền uy của chúng ta, được bày tỏ cách ưu tư và thường, hiển nhiên, là bằng những giọng căng thẳng và bực tức. 

Khi ta làm điều gì đó sai trái, thì ta bị phạt, thường là bị nhốt vào phòng. Thời gian càng trôi qua, thì ta càng cảm thấy một cảm giác cô độc và ta muốn được phép trở lại nơi gia đình sum họp. Ta thương lượng với cha mẹ, hứa rằng sẽ không làm điều đó nữa và khẳng định rằng ta hối tiếc về điều đó. Dĩ nhiên, sự đau đớn không phát xuất từ sai trái phạm phải cho bằng sự cô độc mà cần phải cắt đứt. 

Những kinh nghiệm này tiếp tục sống trong con người trưởng thành của chúng ta, nhờ có siêu ngã. Thỉnh thoảng, lương tâm thúc đẩy chúng ta thay đổi để tiếp tục lớn lên. Đối với một số người, điều đó có thể hệ tại một tiếng gọi tự khẳng định mình hơn, đối với người khác là chấp nhận tốt hơn sự tổn thương. Nhưng cùng với tiếng gọi này, người ta có thể nghe thấy một tiếng nói khác rằng: “Thà ngươi đừng làm điều đó thì hơn, nếu người không muốn cảm thấy tội lỗi.” Tiếng nói này nói thông thường là tiếng nói của siêu ngã. Những tiếng gọi lớn lên từ lương tâm thường vấp phải những đe dọa do siêu ngã thốt ra. Và khi ta quyết định bất chấp tất cả để nỗ lực trong một số lãnh vực nào đó, thì siêu ngã lại xoay xở để tạo nên một mặc cảm tội lỗi gây nên một cảm giác cô độc đáng sợ. Thậm chí đôi khi ta đi đến chỗ nhốt mình trong phòng, điều này tái diễn chính xác sự trừng phạt của cha mẹ. 

3. Vậy cha nghĩ rằng một ý thức cảm thấy “có tội” thì thuộc về lãnh vực siêu ngã hơn là thuộc về lãnh vực lương tâm thực sự? 

Điều đó còn tùy thuộc. Khi ta nói: “Tôi cảm thấy có tội”, thì cần phải tự hỏi liệu ta đã làm điều gì sai trái không. Nếu câu trả lời là khẳng định, thì lương tâm hẳn là đang đưa ra phán đoán của mình. Nhưng nếu câu trả lời là phủ định, thì đó hẳn là siêu ngã đang đưa ra những chê trách. Thử lấy ví dụ một người cư xử sai trái đối với tôi từ lâu. Các bạn của tôi gợi ý cho tôi đến nói với người ấy để anh ta ngưng lợi dụng tôi. Tôi tin tưởng vào các bạn của tôi và tôi nhận thấy rằng họ phân tích tốt tình huống, nhưng siêu ngã của tôi lập đi lập lại với tôi : “Ngươi nên tử tế.” Cuối cùng, tôi quyết định đi nói với người đó. Nhưng tiếp đến, có thể là “tôi cảm thấy có tội”. Chắc chắn, cảm giác này có cội rễ của nó nơi siêu ngã: tôi đã vi phạm lệnh truyền nên tử tế của nó và nó đã trừng phạt tôi.

Cũng như việc ta nhận ra sự tồn tại của siêu ngã, thì ta hẳn cũng phải nhận ra sự tồn tại của lương tâm. Cái cảm giác rằng các bạn tôi có lý, tôi phải lớn lên và tôi cần phải đương đầu với con người khó chịu này đến từ lương tâm. Ta càng lớn lên, thì tiếng nói của siêu ngã và tiếng nói của lương tâm thường càng gặp nhau, thỉnh thoàng hòa hợp, thỉnh thoảng lại bất hòa. 

4. Phải chăng siêu ngã là xấu? 

Hoàn toàn không. Dù sao cũng nhờ nó mà ta không chạy phía trước xe hơi, không giỡn chơi với các ổ cắm điện, ta sử dụng nhà vệ sinh và rửa tay. Nhưng khi ta trở nên trưởng thành, ta phải lắng nghe một tiếng nói trỗi vượt hơn, tức là lương tâm, nó xác định điều gì tốt hay xấu. 

5. Nhưng tại sao lương tâm lại quan trọng như thế? 

Nó quan trọng bởi vì chính nhờ nó mà ta đáp lại tiếng gọi của Chúa để trở nên một nhân vị. Chúng ta cần phải trở nên con người mà Thiên Chúa đã làm cho tồn tại và cách duy nhất để hiểu chúng ta được kêu gọi trở nên ai, đó là lắng nghe lương tâm mà cho phép các kinh nghiệm, các quy tắc và cho suy tư hình thành nên sự hiểu biết của chúng ta về hiện thực. Vào cuối cuộc đời, chúng ta sẽ được phán xét liên quan đến lương tâm của chúng ta, tùy theo việc chúng ta đã huấn luyện nó tốt hay xấu, chúng ta đã nghe theo nó hay không. 

6. Phải chăng cha đang nói rằng chúng ta được tự do tin tất cả những gì chúng ta muốn? 

Không phải. Lương tâm đòi hỏi yêu mến Thiên Chúa, yêu mến bản thân và yêu mến tha nhân. Lương tâm không phải là một từ ngữ mà nhờ nó ta tự cho phép làm tất cả những gì ta muốn. Đối khi dường như ta sử dụng lương tâm cách không đúng, như thể nó cho cảm giác làm bất cứ điều gì. Nhưng ta chỉ có quyền theo lương tâm của mình bởi vì ta có bổn phận giáo dục nó.

7. Làm thế nào giáo dục lương tâm của mình? 

Những gì cần phải biết, đó là giáo dục lương tâm kéo dài suốt cuộc đời. Ta thực hiện điều đó bằng cách dựa vào các quy tắc luân lý được cha mẹ, người già và các giáo sư dạy bảo. Ta cũng chú tâm đến các giáo huấn và các trình thuật của Giáo Hội và của Kinh Thánh. Ta còn học biết xuyên qua các cách nhìn mà một nền văn hóa truyền đi. Chính kinh nghiệm cũng dạy dỗ nhiều. Cuối cùng, ta học hỏi từ sự khôn ngoan của các bạn bè và của các bậc thầy của ta. 

8. Chuyện gì xảy ra nếu lương tâm của tôi nói một điều và Giáo Hội lại nói một điều khác? 

Biểu lộ sự bất đồng của mình với ý kiến của Pierre Lombard danh tiếng, thánh Tôma Aquinô đã tuyên bố rằng đi ngược với lương tâm của mình thì nghiêm trọng hơn là đi ngược với một giáo huấn của Giáo Hội. Thậm chí ngài còn đi đến chỗ nói rằng ta nên chấp nhận bị tuyệt thông, nếu đó là sự trừng phạt do việc đã nghe theo lương tâm của mình. Dĩ nhiên, có ít giáo huấn luân lý của Giáo Hội mà cần phải theo nếu không thì bị tuyệt thông. Tuy nhiên, chúng ta buộc phải vâng theo những giáo huấn của Giáo Hội. Nếu Giáo Hội dạy một điều và chúng ta tin một điều khác, thì chúng ta có nghĩa vụ làm rõ chính xác nhất có thể những gì Giáo Hội dạy và chứng thực liệu luôn luôn có lý do để bất đồng không. Rồi chúng ta phải hạn chế phạm vi cách chính xác sự bất đồng và đâu là tầm quan trọng của nó. Cuối cùng, chính chúng ta phải nói lên những lập luận làm cơ sở cho xác tín rằng cách hành động của chúng ta là phù hợp với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân hơn là những gì Giáo Hội dạy. Dù sao đi nữa, chúng ta phải giữ sự kính trọng sâu xa đối với giáo huấn của Giáo Hội và tránh trở nên đối tượng gương xấu cho những người khác.

9. Tôi có được tự do đi ngược với lương tâm của tôi không? 

Không bao giờ. Thánh Tôma Aquinô còn nói rằng nếu ta đi ngược với lương tâm của mình, thì tất nhiên ta ở trong tình trạng tội lỗi, bởi vì ta đi ngược với tiếng nói của Thiên Chúa. Để biết điều đó, chỉ cần nhớ rằng đi ngược với lương tâm của mình, điều đó không gì khác hơn là đi ngược với những gì lương tâm chỉ thị làm hay không làm trong đời sống cụ thể. 

10. Nhưng nghe theo lương tâm mình dĩ nhiên không có nghĩa là có lý, chẳng phải thế sao? 

Không bó buộc là thế. Thực ra, nếu suy nghĩ thế, thì ta dễ dàng bị nhầm lẫn. Để sống trong sự thật, cần phải hiểu khung cảnh và những hoàn cảnh, tìm ra những phương tiện hành động thích đáng và lường trước những hậu quả. Nếu ta quên một hoàn cảnh hay một yếu tố của khung cảnh, nếu ta nhầm lẫn chỉ một trong những hoàn cảnh hay ta chọn lựa phương tiện xấu, thì ta ở trong sự sai lầm. Chẳng hạn, các bậc cha mẹ biết thường xuyên biết bao rằng những chọn lựa giáo dục mà họ thực hiện cho con cái của họ đều thiếu mục đích. Nhưng chúng ta chỉ có lương tâm để hướng dẫn chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải liên lỉ rút ra những bài học kinh nghiệm, từ những sai lầm và từ những thành công của chúng ta. Cần phải cả một cuộc đời để giáo dục lương tâm của mình. 

11. Nếu ta nghe theo lương tâm nhưng mà ta ở trong sai lầm, thì đõ có phải là ta đang phạm tội không? 

Không. Ta phạm tội khi ta ngừng cố gắng hành động tốt. Mỗi lần, vì yêu thương, ta nỗ lực hành động tốt, thì ta hành động theo lương tâm của mình. Khi ta không làm như thế, thì ta phạm tội, như vị tư tế và thầy Lêvi trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu (Lc 10, 25-37). Như Chúa Giêsu dạy, tội lỗi là một sự thiếu vắng tình yêu. Và tình yêu nỗ lực tìm ra điều thiện. Nhưng nỗ lực tìm ra điều thiện không bảo đảm là ta có lý. 

Nếu tội lỗi được định nghĩa như là sự thiếu vắng nỗ lực để đáp lại cách cụ thể tiếng gọi của Thiên Chúa hay ân sủng, thì do đó, cần phải phân biệt rõ giữa phạm tội và nhầm lẫn. Một mặt, ta phạm tội khi ta không nỗ lực đáp lại những người khác, hay ta không lớn lên hay ta không cố gắng chiến đấu với một khuynh hướng xấu. Mặt khác, có biết bao lần mà ta cố gắng làm tốt, tránh một điều xấu và thế nhưng ta thất bại. Ta hối tiếc những hành động xấu này, những lỗi lầm này, nhưng đó không phải là tội, đó là những sai lầm. 

12. Nếu Adolf Hitler nghe theo lương tâm của mình, thì như thế ông đã không phạm tội ? [14] 

Thật nực cười. Lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa. Xét như thế, đó là tiếng nói nội tâm đòi hỏi chúng ta học hỏi hơn, hiểu tốt hơn những nhu cầu riêng của chúng ta và những nhu cầu của tha nhân của chúng ta, và tìm kiếm những phương tiện làm cho cuộc sống của mọi người nên tốt hơn, bao gồm cả cuộc sống của chúng ta. Phải chăng người ta có thể tin cách lương thiện rằng Hitler đã nỗ lực hay đã tìm kiếm trong chiều hướng này? Lương tâm đòi buộc ước muốn mở ra cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Khi ta không có sự mở ra này, thì đó là một dấu rõ ràng là ta không lưu tâm đến lương tâm mình và ta không cố gắng yêu thương. 

(Còn tiếp)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1202,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4611,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống - ( Chương V )
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống - ( Chương V )
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống - ( Chương V )
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj-WSD0E2aTdZ6fZFTay_gUatCKp8g7uBIRyLezrnLAN7lz3jPcwxeMvOlmJXSKoZa_NUuJk28ql8P6My5vIZDdRbxedKm3eulctqrZ2EHJObjlhkHiv-37flPrKKSX60afTjSrQnY3Vag/w663-h476/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj-WSD0E2aTdZ6fZFTay_gUatCKp8g7uBIRyLezrnLAN7lz3jPcwxeMvOlmJXSKoZa_NUuJk28ql8P6My5vIZDdRbxedKm3eulctqrZ2EHJObjlhkHiv-37flPrKKSX60afTjSrQnY3Vag/s72-w663-c-h476/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/04/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong-v.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/04/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong-v.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content