Trường Mẫu Giáo Họa Mi, Cái Dầu - Giáo Dục Nhân Cách Cho Trẻ Mầm Non

SHARE:

Trường Mẫu Giáo Họa Mi, Cái Dầu - Giáo Dục Nhân Cách Cho Trẻ Mầm Non

Giáo Dục Nhân Cách Cho Trẻ Mầm Non 
Trường Mẫu Giáo Họa Mi - Cái Dầu 

Khi học về chương trình quản lý giáo dục tôi rất tâm đắc với cách nói của Giáo sư Đặng Quốc Bảo: “Phi mầm non bất thành nhân cách, phi phổ thông bất thành dân trí, phi đại học bất thành nhân tài”. 

Vậy Nhân cách là gì? 

Nhân cách được hiểu ngắn gọn là tổ hợp yếu tố tinh thần, tính cách của con người, là giá trị bên trong của con người. Một người có nhân cách tốt tức là tính cách của họ cũng tốt cũng như họ có một tinh thần lạc quan yêu đời. *Nhân cách còn được hiểu là tập hợp những đặc điểm tâm lí đã ổn định, bền vững của cá nhân tạo nên giá trị, phẩm giá của cá nhân đó. 

Thực vậy, mỗi đứa trẻ đều có những nét tính cách khác nhau ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên, môi trường xung quanh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Gia đình, thầy cô và bạn bè chính là những người có ảnh hưởng rất nhiều đến chiều hướng phát triển nhân cách của bé. 

Có thể nói: Nhân cách của trẻ bắt đầu hình thành từ gia đình và tiếp tục phát triển ở nhà trường, từ tất cả những gì tác động đến trẻ. Quá trình giáo dục nhân cách liên quan đến nhiều mặt - từ sự hiểu biết, tình cảm đến hành động. Do vậy để trẻ hình thành những cư xử đúng đắn thì nhà trường phải trở thành nơi ươm mầm và tạo ra những hành vi mẫu mực, nhân ái, thể hiện những giá trị sống chuẩn mực làm kim chỉ nam cho mọi cư xử của trẻ về sau. Theo quan niệm này thì “học để làm người, để cư xử tử tế” có tầm quan trọng chẳng kém, hay thậm chí lớn hơn cả việc tiếp thu tri thức khoa học. 

Tập thể đội ngũ giáo viên trường Mẫu Giáo Họa Mi đều nhận thức được rằng nhân cách của trẻ không thể hình thành ngay một sớm một chiều trong một ngày, một tuần hay một năm, mà cả quá trình kéo dài suốt đời sống của trẻ. Ở tuổi mầm non, trẻ tiếp thu các giá trị sống, phát triển tình cảm và thường hành động theo những gì các em tiếp nhận trực tiếp từ môi trường học tập, từ các hành vi, cư xử của người lớn - của thầy cô giáo và từ những tương tác của bạn bè. 

Bởi việc hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ cơ bản đã đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Vì vậy, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội mới đặt ra. Chính những lí do đó mà tập thể nhà trường đã lên kế hoạch và đề ra những biện pháp cụ thể để giáo dục nhân cách cho trẻ như sau: 

1. Giáo dục nhân cách cho trẻ được thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày: 

Trong trường mầm non, hình thành tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ được thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày của cô và trẻ như: đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, ngủ trưa, hoạt động chiều, nêu gương và chuẩn bị ra về. Ví dụ, trong giờ đón và trả trẻ, giáo viên có thể giáo dục trẻ biết lễ phép với người lớn, biết chào cô, chào người thân khi tới lớp cũng như ra về. Giờ hoạt động ngoài trời, có thể giáo dục trẻ tinh thần tập thể, yêu lao động, hay giáo dục trẻ biết nhường nhịn em nhỏ khi chơi cùng trên sân trường. 

Những hoạt động trên nối tiếp nhau và được lặp lại hàng ngày. Thông qua hoạt động hàng ngày cô giáo thực hiện nhiều yêu cầu giáo dục đạo đức, dạy dỗ trẻ biết quan tâm, tự tin, tự ý thức và tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, giáo dục tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của công cũng như của riêng mình.

2. Giáo dục nhân cách cho trẻ được thông qua các trò chơi: 

Giáo dục đạo đức cho trẻ còn thông qua trò chơi, vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo. Các đặc điểm tâm lý mới, các nét tính cách mới của trẻ được hình thành chủ yếu do hoạt động chủ đạo này. Vì vậy trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ, trò chơi là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất. Ví dụ, trong vui chơi nếu thấy bé giành đồ chơi của bạn, cô giáo có thể giải thích với bé: “việc con giành đồ chơi của bạn là không được, nếu con thích thì phải hỏi mượn bạn”. Cô giáo cũng có thể hỏi trẻ lần sau sẽ làm gì để mượn đồ chơi của bạn. Trong khi trẻ chơi thường xảy ra những tình huống như: Trẻ đánh nhau, tranh giành đồ chơi…giáo viên cần tận dụng cơ hội đó để giáo dục trẻ. Hướng trẻ đến sự chia sẻ, giúp đỡ, lòng yêu thương, sự hợp tác và hòa nhập với tập thể. 


Trong các loại trò chơi, trò chơi phân vai theo chủ đề có vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua chủ đề mà cô giáo có thể tác động vào nhiều khía cạnh đạo đức của trẻ. Trong trò chơi phân vai theo chủ đề có hai mối quan hệ, đó là quan hệ giữa trẻ với nhau và quan hệ giữa các vai chơi với nhau. Các vai đều có tác dụng nêu gương quan trọng ngay cả đối với trẻ đóng vai, cho nên việc khai thác tác dụng giáo dục của trò chơi phân vai đòi hỏi phải công phu, sự chuẩn bị, suy nghĩ chu đáo của cô giáo.

Ở độ tuổi này trẻ đã biết chơi chung với bạn cùng lứa và biết tranh giành, cãi cọ nhau. Trong trường hợp không nguy hiểm cô giáo có thể đứng sang một bên để các bé tự giải quyết mâu thuẫn. Việc trẻ tự giải quyết những khó khăn của chính mình là phương pháp tốt nhất giúp chúng rèn luyện tính tự lập và tự tin vào bản thân.

Trẻ thường coi cô giáo là “thần tượng” của mình. Chúng muốn giống hệt như người lớn, chính vì vậy để giáo dục con trẻ có một nhân cách tốt, cô giáo cần phải hoàn thiện mình để xứng đáng vai trò “thần tượng” của trẻ. Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đóng vai là cách nhanh nhất giúp trẻ nhận thức được các mối quan hệ xã hội, quy tắc xã hội cũng như học được cách ứng xử xã hội. 

3. Giáo dục nhân cách cho trẻ được thông qua hoạt động học tập: 

Giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động học tập để phát huy giáo dục đạo đức cho trẻ, trau dồi cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ gắn bó với quê hương, biết yêu quí người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, có những hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống của trẻ, thông qua các hình tượng nghệ thuật giáo dục tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên, xây dựng cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm về đạo đức giúp trẻ nhận biết được điều tốt, điều xấu, thúc đẩy hành vi đạo đức cho trẻ. 

Ví dụ trong giờ làm quen văn học có thể dạy trẻ những gương tốt về đạo đức qua việc kể những câu truyện cổ tích, thần thoại, bước đầu chỉ ra những nhân vật thiện - ác kích thích trí tưởng tượng và tình cảm của trẻ thơ. Khi đọc thơ, kể truyện nhớ giảng giải cặn kẽ cho trẻ những đạo lý trong cuộc sống và rút ra những bài học bổ ích thiết thực. 

Thông qua hoạt động học tập cô giáo cũng từng bước giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật, kỹ năng, biết chủ động tự lực vượt qua những khó khăn để hoàn thành công việc được cô giáo giao cho. Cô giáo cần có thái độ đúng đắn, nếu trẻ mắc phải lỗi lầm thì cô giáo phải nhắc nhở ngay, biểu lộ thái độ không hài lòng nhưng với thái độ bình tĩnh, yêu thương. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại như vậy, tuyệt đối không được nóng giận, la mắng hay đánh đập trẻ.

4. Giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua hoạt động văn nghệ, lễ hội: 

Thông qua hoạt động lễ hội, văn nghệ để hình thành cho trẻ những tình cảm, cảm xúc tích cực. Giáo viên cần chọn lựa những tiết mục văn nghệ có ý nghĩa giáo dục trong các chương trình lễ hội với các chủ đề “Bé yêu gia đình”, “Biết ơn Cô và mẹ”, “Nhớ ơn Thầy cô” “Em yêu quê hương, đất nước”... *Chẳng hạn, giáo dục trẻ yêu cha mẹ, yêu gia đình qua bài múa “Ba ngọn nến lung linh”, hay giáo dục trẻ có ý thức, biết quan tâm và giúp đỡ người khác qua vở kịch “Cáo, thỏ và gà trống”. Giáo dục trẻ biết chào hỏi qua vè “Lời chào”... 

5. Giáo dục nhân cách cho trẻ được thông qua hoạt động lao động phù hợp: 

Việc cho trẻ lao động vừa sức, phù hợp với hứng thú nhu cầu gần gũi với sinh hoạt, đời sống của trẻ cũng là những phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua lao động hình thành cho trẻ những mầm mống phẩm chất của người lao động. Trẻ sẽ tự giác khi có tinh thần trách nhiệm. Với các bé còn nhỏ, cô giáo có thể giao các công việc như lau bàn, cất ghế, chuẩn bị giờ ăn, thu dọn đồ chơi... Những việc phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bé cảm thấy mình tốt hơn, đồng thời biết quan tâm, giúp đỡ người khác. *Giáo viên giáo dục trẻ yêu lao động, có tinh thần trách nhiệm qua các hoạt động như: Tổ chức cho trẻ lao động tập thể: tổng vệ sinh lớp học, chăm sóc vườn cây, nhặt rác trên sân trường,…dạy cho trẻ hiểu về công việc, sau đó khuyến khích trẻ tự làm những công việc nhỏ như rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, xếp dép lên kệ, xếp khăn ăn...

Giáo viên cần kiểm tra, động viên, khích lệ trẻ kịp thời. Chẳng hạn cho trẻ giúp cô việc gì cô có thể nói “cô cám ơn con, con rất ngoan”. Thời điểm này trẻ rất quan tâm đến lời nhận xét của mọi người về bản thân mình. Cô giáo nên chú ý điều này không nên khen chê trẻ với với người khác khi có mặt trẻ để tránh cho trẻ có sự nhìn nhận không chính xác về bản thân mình như tự ti, mặc cảm hoặc tự kiêu. 

6. Giáo dục nhân cách thông qua làm gương cho trẻ: 

Như ai cũng biết, trẻ con bắt chước người lớn rất nhanh, kể cả những thói xấu. Chính vì vậy, giáo viên cần phải làm gương cho trẻ. Tránh để trẻ thấy được những hình ảnh bạo lực trong môi trường lớp học. Đó sẽ là những vết hằn, hằn sâu trong tâm trí mỗi đứa trẻ, lớn lên trẻ sẽ dễ biến thành những con người lạnh lùng, tàn nhẫn với mọi người xung quanh. 

Giáo viên cần khéo léo trong cách cư xử với trẻ, với đồng nghiệp, với mọi người xung quanh thông qua cử chỉ, thái độ, lời nói. Hãy nhớ rằng trẻ đang nhìn chúng ta và luôn muốn giống chúng ta. Hãy nhớ điều đó mà hoàn thiện bản thân mình. 

7. Giáo dục nhân cách thông qua công tác phối hợp với gia đình và xã hội: 

Ngoài chế độ sinh hoạt một ngày của cô và trẻ tại trường mầm non các bậc phụ huynh là người thầy đầu tiên giáo dục về nhân cách. Các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu cách giáo dục ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả. Để dạy các trẻ những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng tính cách như làm việc theo nhóm, lòng vị tha, trung thực, tư cách công dân, tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng. Cha mẹ yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ sẽ giúp trẻ thấy mình có ích và quan trọng. Thường xuyên cho trẻ tham gia vào những công việc phù hợp lứa tuổi giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm và sự thân thiện với những người xung quanh, để trẻ phụ giúp mình làm những việc vừa sức. Điều này giúp trẻ có ý thức và trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ cảm thấy mình cũng là thành viên tích cực và có ích trong gia đình. Chúng ta hãy động viên những cố gắng của trẻ, một đứa trẻ mà những nỗ lực của chúng được khen ngợi, động viên sẽ có tác dụng giúp chúng biết gìn giữ và phát huy hơn nữa để duy trì thành tích. Tuy nhiên, một đứa trẻ mà mọi cố gắng đều nhận được những lời khen ngợi quá đà sẽ không thể phát triển khả năng chịu đựng bất cứ sự thất bại nào hay tự rèn luyện cho mình một kỹ năng gì hoàn thiện. 

Các bậc phụ huynh và cô giáo có ảnh hưởng nhiều nhất đối với trẻ, luôn là những tấm gương cho trẻ nhìn vào và học tập. Cha mẹ phải làm gương và để ý hành vi đối với bạn bè và họ hàng là một cách hiệu quả để dạy trẻ biết thế nào là sống tốt với mọi người, hãy làm gương tốt. Trẻ con bắt chước rất nhanh, kể cả thói xấu của người lớn. Các nhà nghiên cứu nghiên cứu khẳng định rằng con trẻ có thể học hỏi tất cả những đặc điểm của một tính cách tốt như quan tâm, tôn trọng, tự điều khiển, chia sẻ, cảm thông, khoan dung, kiên trì, an ủi, công bằng và lương tâm. Có nghĩa là chúng ta có thể dạy những đức tính này cho bọn trẻ và làm như thế sẽ nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp làm tăng sự phát triển đạo đức của con trẻ. 

Tuyên truyền với gia đình của về cách giáo dục trẻ ở trường mầm non để cùng nhau phối hợp (thông qua bảng tuyên truyền, sổ bé ngoan). Tuyên truyền về tác hại của bạo lực gia đình và ý nghĩa của một gia đình hạnh phúc. 

Phối hợp với gia đình thông qua hình thức tổ chức các hoạt động và mời phụ huynh cùng tham gia: Ngày bảo vệ môi trường (mời phụ huynh cùng trồng cây, vệ sinh sân trường). Lễ Hội ẩm thực (phụ huynh, cô giáo và các cháu cùng chuẩn bị những món ăn). 

Tổ chức ngày hội của cô và mẹ, để mẹ và cô cùng tham gia với trẻ, cho trẻ được cùng nhau làm những món quà dành tặng cho mẹ và cô của mình. Tổ chức ngày hội chợ xuân, ngày hội tết của cô và mẹ...tổ chức cho trẻ đi tham quan, thực tế ở một số nơi (doanh trại bộ đội, trung tâm y tế, bưu điện, xí nghiệp, trường tiểu học…)


Trẻ được trải nghiệm công việc của bác nông dân hay cô chú công nhân, công việc của cô lao công, cô cấp dưỡng, bác tài xế, shipper giao hàng và công việc của một số ngành nghề khác. Đây là hoạt động không chỉ để giáo dục nhân cách cho trẻ mà còn rèn kỹ năng sống cho trẻ từ trong thực tế. 

Phối hợp với những mạnh thường quân để trao học bổng, phát quà Noel, quà trung thu, quà tết cho các trẻ em nghèo, hiếu học. Thông qua hoạt động này, chúng ta đã tạo được một môi trường đầy ắp tình yêu thương. Và những đứa trẻ được sống trong môi trường như thế, lớn lên ắt hẳn sẽ trở thành con người nhân hậu, sống hết mình vì cộng đồng. 

Kết luận:

Giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non là điều rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ ở tương lai. Để hình thành nên nhân cách của một người, không chỉ có môi trường sống mà còn bao gồm cả sự giáo dục. Nếu một đứa trẻ được dạy dỗ tốt, theo thời gian nhân cách của chúng dần phát triển, những đức tính tốt đẹp sẽ dần dần trở thành nếp sống, thói quen. Giáo dục lẽ sống phải bắt đầu từ những năm tháng đầu đời của tuổi trẻ. Đó là khoảng thời gian thích hợp nhất để giáo dục cho chúng lẽ sống, niềm tin và khát vọng. Nếu một người thành công từ trong gian khó, họ sẽ rất trân trọng những gì mà mình đang có, luôn cố gắng phấn đấu để được sở hữu niềm mơ ước. Ngược lại đối với người thành công quá dễ dàng, thuận lợi, họ khó cảm thông, chia sẻ khó khăn cùng người khác, gặp trở ngại họ sẽ nhanh chóng bỏ cuộc. 

Bất kỳ đất nước và dân tộc nào, nhân cách luôn là cốt lõi. Từ muôn đời xưa, những nhà tư tưởng lớn là những người có cách sống hướng đến chân, thiện, mỹ. Chữ TÂM phải được xem trọng hơn chữ TÀI. 

“Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI” – Nguyễn Du 

Sự thiếu hụt về tri thức có thể bù bằng nhân cách. Nhưng sự thiếu hụt về nhân cách sẽ không thể lấy gì bù đắp. “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Trong mỗi con người luôn có những hạt giống thiện lành. Chúng ta chỉ cần chăm sóc và tưới tắm mỗi ngày thì cỏ dại đâu có điều kiện lấn át. Nhờ có nhân cách mà con người chúng ta phân biệt được điều phải trái, đúng sai, thiện ác và sống tốt hơn, biết tránh khỏi những gì xấu xa, tà niệm. 

Có thể nói, nhân cách chính là tài sản mà chúng ta cần phải biết coi trọng, gìn giữ. Sống chân thật với bản thân, với tất cả mọi người là điều mà chúng ta cần phải khắc ghi để rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm giá của mình. Điều đó không chỉ giúp ích cho chính bản thân ta mà còn góp phần làm đẹp cho cuộc sống hiện tại. 

Giáo Hội và xã hội ngày hôm nay rất cần những con người mới, những công dân chân chính của tương lai, những Kitô hữu tốt chỉ có thể hình thành nếu ngay từ tuổi mầm non chúng ta biết đầu tư đúng lúc, vun trồng công phu, biết phát huy tính chủ động và sáng tạo của nhà trường, gia đình và xã hội, giáo hội cùng chăm lo. 

Nt. Maria Rosa Nguyễn Thị Hà 
Tu xá Đa Minh Cái Dầu

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Trường Mẫu Giáo Họa Mi, Cái Dầu - Giáo Dục Nhân Cách Cho Trẻ Mầm Non
Trường Mẫu Giáo Họa Mi, Cái Dầu - Giáo Dục Nhân Cách Cho Trẻ Mầm Non
Trường Mẫu Giáo Họa Mi, Cái Dầu - Giáo Dục Nhân Cách Cho Trẻ Mầm Non
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimrqJHHujzfW67HpFxKVSUiuaFw96zDqjSGp-OcydpWiu0k4Yh4KF04sCWFzV_by3trQlZOX1h6qcC_Ai5pzDZUwMayS82Z3VaD4qtVluycj30hmM383iHougX-fGqqJ95XSAC-FDUdOU/w663-h441/IMG_3897.JPG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimrqJHHujzfW67HpFxKVSUiuaFw96zDqjSGp-OcydpWiu0k4Yh4KF04sCWFzV_by3trQlZOX1h6qcC_Ai5pzDZUwMayS82Z3VaD4qtVluycj30hmM383iHougX-fGqqJ95XSAC-FDUdOU/s72-w663-c-h441/IMG_3897.JPG
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/03/giao-duc-nhan-cach-cho-tre-mam-non.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/03/giao-duc-nhan-cach-cho-tre-mam-non.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content