Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống… (Chương IV)

SHARE:

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống… (Chương IV)

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống… (Chương IV) 
Nguyên tác Anh ngữ: “Virtues for Ordinary Christians” (“Các nhân đức cho các Kitô hữu giữa đời thường”), của cha James F. Keenan, s.j; bản dịch Pháp ngữ “Les Vertus, un Art de Vivre” (2002) của Claire Ferras-Douxami, lời tựa của cha Philippe Bordeyne, khoa trưởng Phân khoa Thần học của Học viện Công giáo Paris (hiện tại là Đức Ông và là Hiệu trưởng của Học viện danh tiếng này). 

Bản dịch Việt ngữ của Lm. Võ Xuân Tiến. 
Nguồn: xuanbichvietnam.net 

Chương IV: LỜI MỜI GỌI LỚN LÊN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU 

Chẳng phải biết bao nhiêu lần, nơi một đôi vợ chồng, người vợ hoặc chồng đã không khám phá ra rằng những vấn đề lớn lao nhất trong hôn nhân là do sự thiếu trưởng thành? Chẳng phải có biết bao nhiêu mục tử không biết rằng những khó khăn phải chịu đựng nhất, những khó khăn hút nhiều thời gian nhất và kéo dài lâu nhất, đều gắn liền với tính trẻ con của một người trong nhóm của mình? Chẳng phải có biết bao nhiêu cộng đoàn tu trì bị gò bó bởi những đòi hỏi của một trong những thành viên của mình xử sự như là đứa con cưng? Chẳng phải là có biết bao nhiêu tình bạn đã trở nên khó chịu nổi bởi những thái độ chẳng đừng được, mà một người đã không chịu thay đổi từ thời niên thiếu tự cho phép mình? Chẳng phải là bao nhiêu người trong chúng ta không biết rằng những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta đến từ một số nét của tuổi trẻ mà chúng ta đã vẫn còn chưa muốn đương đầu? 

Lời mời gọi trở nên kitô hữu là một lời mời gọi lớn lên. Châm ngôn của lương tri này, nhưng mà bổ ích, lại xuất hiện rất ít trong lịch sử dài của thần học luân lý. Người ta hiếm tìm thấy ở đó những câu hỏi được trình bày dưới hình thức thách đố phải đáp lại: “Bạn trở nên trưởng thành hơn không ?” hay “Bạn có trở nên tốt hơn trong Chúa Kitô vì lợi ích của Giáo Hội của bạn không?” hay còn nữa: “Bạn làm chán chê rồi chưa?” hay “Bạn có lớn lên không?”.

Hoàn toàn trái lại, có những câu hỏi được đặt ra ngăn cản chúng ta hành động: “Có phải bạn đã phạm tội khi hành động như thế không? Bạn có hiểu rằng khi làm điều này theo cách đó, bạn có nguy cơ phạm tội không?” Thần học gia John Mahoney phân định những gì ông gọi là “sự ám ảnh tội lỗi của chúng ta”. Ông nhận xét: “Việc thần học luân lý yêu thích đặc biệt một linh đạo bệnh lý đã dẫn nó đến chỗ hầu như hoàn toàn để mặc việc xem xét điều thiện trong con người cho các môn thần học khác, đặc biệt cho những gì mà người ta gọi là thần học linh đạo [9].” 

Từ đó, khi người ta định nghĩa đức khôn ngoan, chẳng hạn, như là sự kiện có nhiều đề phòng hay do dự, thì người ta vẫn còn ưu đãi tội lỗi đến độ thiệt hại cho sự lớn lên. Về phần mình, Aristote và Tôma Aquinô đã mô tả đức khôn ngoan như là khả năng tự định những mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn. Khả năng mà cách cổ điển được xem như là nhân đức của sự lớn lên do đó đã lãnh nhận một ý nghĩa mới mẻ. 

CHUYỂN ĐỘNG CỦA TIN MỪNG 

Trước khi theo đuổi lịch sử thần học luân lý này, chúng ta hãy dừng lại ở những thẩm quyền được cho là hàng đầu trong đời sống kitô hữu, tức là Kinh Thánh và truyền thống thần học. Trong Kinh Thánh, tiếng gọi bước theo Chúa đã luôn được hiểu như là một lời mời gọi tiến tới. Thánh Phaolô viết: “ Quên đi chặng đường đã qua và lao mình về phía trước, tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu» (Phil 3, 13-14). Luôn luôn đang chuyển động, thánh Phaolô cho là thích đáng hình ảnh về sự vươn tới thúc đẩy tiến lên trên con đường của Chúa. Ngài than trách khi những người Galát bị vấp váp và ngài nói với họ: “Anh em đang chạy ngon trớn như thế” (Gal 5, 7). 

Nếu Phaolô nại đến hình ảnh cuộc hành trình, thì đó là vì nó có nguồn gốc nơi kinh nghiệm riêng của ngài về Chúa Kitô: Chúa Kitô đã đột nhập vào trong đời sống của ngài đang khi ngài trên đường đến Damas để bắt bớ các kitô hữu. Phaolô là một lữ khách vĩ đại, trước cũng như sau khi ngài trở lại. Khi ngài gặp Chúa phục sinh, ngài đã được sai đi trên con đường ngay lành, nhưng bất chấp tất cả, ngài biết rằng những quãng đường dài đòi hỏi sự bền chí. Những chuyến hành trình do Phaolô thực hiện, được kể lại trong sách Công Vụ Tông Đồ của Luca, làm vang dội lại những chuyến hành trình của Chúa Giêsu mà, trong Tin Mừng, đã tiến bước lên Giêrusalem. Bước theo những bước chân của Chúa Giêsu trở thành ơn gọi của người môn đệ: vị lữ khách đầu tiên là chính Chúa đã mời gọi mỗi người hành hương theo đuổi con đường của ngài. 

Lịch sử Tin Mừng tràn đầy những con người đang chuyển động: các mục đồng vội vã đến máng cỏ cũng như các Đạo sĩ đi theo ngôi sao; Giakêu trèo lên một cái cây và Lêvi rời bỏ bàn thu thuế; người phụ nữ bị bệnh băng huyết mở lối giữa đám đông và người bại liệt gặp Chúa bằng lối vào mái nhà; người con hoang đàng và người cha của anh ta chạy đến gặp nhau; ông Giairô và Nicôđêmô vượt qua rào chắn xã hội để gặp Chúa Giêsu; Cornêliô đến thăm Phêrô. Các Tin Mừng đầy những câu chuyện mà các nhân vật tiến bước với những đám đông tới Chúa.

Nếu muốn hiểu hệ tại điều gì mà luân lý các nhân đức đề nghị một kim chỉ nam cho cuộc sống, thì nên tham khảo tác phẩm của MacIntyre “Après la Vertu”, trong đó ông gợi ý rằng vấn đề của luân lý xoay xung quanh ba câu hỏi: Tôi là ai? Tôi phải trở nên ai? Tôi phải đạt tới đó như thế nào? Câu trả lời cho mỗi câu hỏi này có liên quan đến các nhân đức. Nếu người ta dựa vào danh sách cổ điển các nhân đức bản lề, thì câu hỏi đầu tiên không còn đơn giản là: “Tôi là ai?” nữa, nhưng nó trở thành: “Tôi có sống công bằng, tiết độ, can đảm và khôn ngoan không?” Câu hỏi thứ hai dẫn về câu hỏi thứ nhất: nếu người ta tự hỏi: “Tôi phải trở nên ai?”, thì người ta có thể giả thiết rằng câu trả lời sẽ là: “Người nào đó công bằng hơn, tiết độ hơn, can đảm hơn và khôn ngoan hơn.” Câu hỏi thứ ba có thể được diễn tả như sau: “Nơi những thực hành đức hạnh nào mà tôi phải chú tâm vào để đạt tới mục tiêu này?” Paul Waddell tóm tắt câu trả lời cho ba câu hỏi này như sau: “Dự phóng của đời sống luân lý là trở thành một người nào đó.” Chính con người đó là đức hạnh. 

Bởi thế, nhiệm vụ của nhân đức phải được định nghĩa như là sự thủ đắc và việc vận dụng những thực hành, mà hoàn thiện tác nhân với tư cách là nhân vị luân lý bằng việc làm cho nó hành động tốt về mặt luân lý. Nhờ những thực hành hay nhân đức này, tính cách và các hành vi trở nên tốt hơn [10]. 

TIẾN TỚI : MỘT TIẾNG GỌI VÀ MỘT TRUYỀN THỐNG 

Các trình thuật của các Tin Mừng đã không bị quên lãng trong truyền thống của Giáo Hội. Chúng trở thành nền tảng cho một mệnh lệnh luân lý mới : tiến tới. Đức Grêgôriô Cả viết: “Không bao giờ được phép ở lại mãi cùng một chỗ vì nếu ta không nỗ lực vươn lên đỉnh cao, thì ta sẽ trượt xuống vực sâu.” Thánh Bênađô nói tương tự: “Trên con đường của cuộc sống, không tiến, tức là lùi.” Tôma Aquinô dựa vào đức Grêgôriô Cả cũng như thánh Bênađô và tóm tắt hai viễn ảnh của các ngài như sau: “Đứng yên bất động trên con đường của Chúa, đó là thụt lùi.” 

Tiếng gọi luân lý lớn lên và trở nên tốt hơn này không có tham vọng biến chúng ta thành những vị thần. Đó là tham muốn của những ai ăn trái cây của vường Địa Đàng, của những ai xây dựng tháp Babel, hay của những ai đã nghĩ, như giám mục Pélage, rằng người ta có thể đạt tới sự hoàn thiện bằng sức lực của riêng mình. 

Thánh Phaolô một lần nữa cho chúng ta một giải thích rõ ràng: “Nói thế, không phải là tôi đã đoạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới để chiếm lấy tất cả điều đó, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt.” (Phil 3, 12). Tiếng gọi tiến tới, lớn lên, không phải thuộc trật tự chọn lựa. Chính Chúa Kitô đã kêu gọi chúng ta. Ngài ban cho chúng ta ân sủng khiến chúng ta đáp trả. Vì Thiên Chúa, chúng ta phải tiến tới. 

CÁI NHÌN THOÁNG QUA VỀ THẦN HỌC LUÂN LÝ 

Công đồng Vatican II tin là cần thiết phải khuyến khích thần học luân lý “được nuôi dưỡng sâu xa hơn bởi giáo huấn của Kinh Thánh [11].” Trong phần lớn lịch sử của mình, thần học luân lý đã gán tầm quan trọng cho các tội lỗi hơn là sự lớn lên của các môn đệ. Từ thế kỷ V đến thế kỷ X, các tập chỉ nam giải tội nổi tiếng, đã cung cấp cho các cha giải tội những danh sách các tội, để cho phép họ xác định sự nghiêm trọng của các tội và, do đó, những việc đền tội thích hợp. Giá trị luân lý của một người đã không được đánh giá theo những tiến bộ, nhưng theo những tội lỗi của người đó. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, các thần học gia kinh viện đã viết các cuốn Tổng Luận của họ, chúng đề cập đến những vấn đề luân lý xuyên qua một lời bình chú những hành vi riêng biệt hơn là nói trực tiếp với những con người. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII đã xuất hiện các chuyên viên giải nghi học, được gọi như thế vì họ đã nghiên cứu luân lý từ những “nố” lương tâm. Trong suốt thế kỷ XIX và thế kỷ XX, các thần học gia luân lý đã bình chú các vị tiền bối của họ: trong các “thủ bản”, họ đã kể lại trong chừng mực nào có sự hòa hợp giữa các chuyên viên giải nghi học và các nhà kinh viện, về những vấn đề như thủ dâm, điều hòa sinh sản, trộm cắp, nói dối, ngoại tình hay ly dị. 

Cả trong hai mươi năm vừa qua, các cuộc tranh luận chủ yếu đã tập trung vào một số cách hành động, để biết liệu tự bản thân chúng có luôn xấu hay không, nói cách khác là xấu tự nội (intrinsèquement mauvaises). Nếu đọc các chỉ nam cáo giải, các nhà kinh viện, các chuyên viên giải nghi học và các nhà soạn thảo thủ bản, thì người ta nhận thấy hàng triệu từ liên quan đến các hành động xấu và chỉ một vài từ liên quan đến những con người hành động tốt. Người ta nhận thấy hàng ngàn câu hỏi liên quan đến tội lỗi, nhưng rất ít câu liên quan đến những mục đích phải theo đuổi, những nỗ lực dấn thân hay những tiến bộ phải tìm kiếm. 

[…] Một số người, như William Frankena và Bruno Schüler, đã cho rằng luân lý các nhân đức tự nó không thể tạo nên một phương pháp biện luận trong luân lý. Theo họ, các nhân đức bị hạn chế vào việc bổ sung một phương pháp đang tồn tại rồi ; chúng không cung cấp những chuẩn mực đặc thù cho phép xác định cách hành xử đúng đắn. Frankena và Schüler cho rằng những nguyên tắc và những quy luật là ngăn trở, trong khi đó các nhân đức lại bằng lòng làm cho có thể việc thực hiện những gì mà các nguyên tắc đòi buộc. Đối với họ, các nhân đức có một đặc tính phụ trợ và phái sinh ; cần phải khuyên chúng với tư cách là những thực thi thích đáng và cần thiết cho việc thể hiện mục tiêu mà các nguyên tắc hay các quy luật đặc thù đòi hỏi. Ngược lại, Martha Nussbaum khẳng định rằng những người Hy lạp đã thực sự dùng các nhân đức để đánh giá những cách hành xử luân lý : chúng có thể cung cấp thước đo cho một hành vi luân lý ngay thẳng. Do đó, hẳn là chính những nhân đức, chứ không phải là các nguyên tắc, mới nằm ở nguồn gốc của việc khám phá các hành xử chuẩn mực. Trên thực tế, những nguyên tắc và các quy luật phát sinh từ các nhân đức : những chỉ thị tìm thấy nội dung của chúng trong hành động đức hạnh mà nhân loại đòi hỏi. Trong viễn tượng này, các nhân đức hướng dẫn chúng ta cách thích đáng trong cuộc sống, trái với chức năng phụ trợ mà những người khác gán cho chúng [12]. 

CÁC NHÀ GIẢNG THUYẾT THỜI XA XƯA

một vài luật trừ. Trong suốt năm thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, các vị hữu trách kitô đã khuyến khích bước theo Chúa Kitô bằng cách làm cho cộng đoàn tiến bộ và làm chứng cho tình yêu đối với tha nhân ở đây và bây giờ. Họ tự hỏi làm thế nào bước theo con đường của Chúa đang khi hoàn toàn sống trong thế gian. Những vị đặc trách cộng đoàn này – thánh Inhaxiô Antiôkia, Gioan Kim Khẩu, Ambrôsiô, Augustinô và Grêgôriô Cả – nói chung đã đưa ra việc giảng dạy luân lý của mình trong việc rao giảng. Các ngài đã thúc đẩy các kitô hữu tiến tới bằng cách đặt nền tảng suy tư của mình trên các Tin Mừng và trên tiếng gọi của Chúa Kitô. Tuy nhiên, một vài thế kỷ sau, các vị kế nhiệm của các ngài đã đề phòng chống lại những sai lạc. Các vị tiền nhiệm muốn người ta tiến về phía trước ; còn những vị kế nhiệm thì yêu cầu người ta hãy ở yên. 

Các nhà giảng thuyết của những thế kỷ đầu tiên chăm lo thúc đẩy chúng ta trên con đường tốt lành. Vì mục đích ấy, họ kêu gọi đến các nhân đức. Khi tập trung vào các nhân đức hay vào việc huấn luyện tính tình, trước tiên, họ không tập trung chú ý vào những cái bẫy và những chướng ngại. Họ quan tâm đến những thực hành mà có thể làm cho người lữ hành tốt hơn. Chức năng chính yếu của các nhân đức là mài sắc sức mạnh, cho dầu chúng cũng giúp người lữ hành kiểm soát những yếu đuối và vượt quá những thiệt thòi của mình. Nét nhấn tích cực và rất cá nhân này, mà riêng biệt cho các nhân đức và người ta nhận thấy nó nơi những bài giảng ban đầu về Tin Mừng, tương phản mạnh mẽ với sự ám ảnh tội lỗi mà người ta gặp thấy về sau.

Tương quan giữa việc loan báo Tin Mừng và việc gợi lên các nhân đức còn xuất hiện nơi thánh Đa Minh, thánh Phanxicô và thánh Clara. Các ngài đã kêu gọi rất khéo léo và cách rất động viên bước đi trên con đường của Chúa. Khác với cuộc sống đan tu của các vị tiền bối của mình, các vị dẫn đường có uy tín cao này của thế kỷ XIII đã thâm nhập vào các thành phố và các đại học mới mọc lên, rao giảng Tin Mừng ở đó và tạo nên những cộng đoàn tu trì để thực hiện chính nhiệm vụ này. Khi kể cho chúng ta lịch sử của việc Thiên Chúa đến với con người, các ngài đã thúc giục chúng ta tiến bước tới Thiên Chúa. 

BA CHUYỂN ĐỘNG THEO THÁNH TÔMA 

Năm mươi năm sau, thánh Tôma Aquinô đã dùng việc giảng thuyết của mình như là cấu trúc của cuốn Tổng Luận Thần Học đồ sộ của mình, được phân chia thành ba phần: chuyển động của Thiên Chúa đến với con người; chuyển động đáp trả của chúng ta đến với Ngài; và cuộc gặp gỡ của hai chuyển động này trong con người của Chúa Giêsu, là Thiên Chúa và là người. Vì thế, trong mối quan tâm của ngài đối với Tin Mừng và đối với sự tiến bộ của tín hữu, không ngạc nhiên việc thánh Tôma mở đầu phần thứ hai của mình bằng ý tưởng mạnh mẽ này: “Chúng ta có thể tóm tắt toàn đời sống luân lý bằng cách xem xét các nhân đức.” Thánh Tôma, cũng như thánh Augustinô, nhìn thấy nơi các nhân đức phương tiện tuyệt vời để huấn luyện những ai đọc Tin Mừng. 

Nhiều lần trong suốt thế kỷ trôi qua, các thần học gia luân lý khác nhau đã thúc giục các đồng nghiệp của mình trở về với Tin Mừng. Sự nhấn mạnh của họ cuối cùng đã dẫn đến lời khuyến khích của Công đồng Vatican II và gần đây hơn đã dẫn đến một sự quan tâm mới mẻ đối với các nhân đức. Do đó, theo ý tôi, các thần học gia luân lý ngày nay có khả năng hơn giúp đỡ các vị giảng thuyết. Khi rao giảng và dạy các nhân đức, các vị hữu trách mục vụ và các thần học gia luân lý có thể cho phép tiếng gọi can đảm của Tin Mừng một lần nữa được lắng nghe. 

Tin Mừng chỉ có thể được lắng nghe bởi những ai mà, như người Samaritanô nhân hậu, mong ước bước đi trên con đường của Tin Mừng. Khác với vị linh mục và giáo sư luân lý của dụ ngôn tránh sang bên kia đường, cho rằng chắc ăn hơn là tránh con người bị đánh dở sống dở chết kia, người Samaritanô đã đến gần và đưa người bị thương theo mình. Chính Chúa Giêsu đã trả lời cho câu hỏi được đặt ra: “Làm thế nào tôi có thể có sự sống đời đời?” Nó hệ tại tiến tới trên chính con đường như Ngài. 

(Còn tiếp)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,757,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1035,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1208,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4617,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,949,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống… (Chương IV)
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống… (Chương IV)
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống… (Chương IV)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgQPBXPlExhu8cr2RLgkRMppA65-BmBxCnSG4_PuSGSxXWZvBlqWr1TtIkdEbxzXPxReBP0LA_s_O8AQz03i28jymhNIBmVyWehZPTYX2laXNRZ7SEo9duEPNjsgvgyqOH3uvA982WYOag/w664-h477/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgQPBXPlExhu8cr2RLgkRMppA65-BmBxCnSG4_PuSGSxXWZvBlqWr1TtIkdEbxzXPxReBP0LA_s_O8AQz03i28jymhNIBmVyWehZPTYX2laXNRZ7SEo9duEPNjsgvgyqOH3uvA982WYOag/s72-w664-c-h477/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/03/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong_21.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/03/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong_21.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content