Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống... (Chương II)

SHARE:

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống... (Chương 2)

Nguyên tác Anh ngữ : « Virtues for Ordinary Christians » (« Các nhân đức cho các Kitô hữu giữa đời thường »), của cha James F. Keenan, s.j; bản dịch Pháp ngữ « Les Vertus, un Art de Vivre » (2002) của Claire Ferras-Douxami, lời tựa của cha Philippe Bordeyne, khoa trưởng Phân khoa Thần học của Học viện Công giáo Paris (hiện tại là Đức Ông và là Hiệu trưởng của Học viện danh tiếng này).

Bản dịch Việt ngữ của Lm. Võ Xuân Tiến. 
Nguồn: xuanbichvietnam.net 

CHƯƠNG II
ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ THƯỜNG NGÀY 

Nếu tôi xin bạn lấy một mảnh giấy và ghi xuống ba vấn đề luân lý, ba câu hỏi mấu chốt mà bạn sẽ chọn theo tầm quan trọng của chúng, tầm ảnh hưởng của chúng và sự cấp bách của chúng, thì bạn sẽ viết những gì ? Có lẽ danh sách của bạn hẳn sẽ bao gồm việc phá thai, giết chết êm dịu, chiến tranh hay ly dị mà cũng được xem như là những vấn đề luân lý lớn của thời đại chúng ta. Và chúng là quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn và cấp bách. 

Rồi tôi xin bạn trở ngược tờ giấy và viết xuống ba điều mà bạn nghĩ đến khi thức dậy sáng nay. Bạn hãy chọn những điều mà bạn đã tự nhủ: "Tôi thực sự phải làm việc ở đó". Tuần vừa qua, bao nhiêu lần bạn đã thực sự nghĩ đến những vấn nạn này ? Những gì bạn viết có liên quan đến nhân cách của bạn không? công việc của bạn? những tương quan của bạn? Có lẽ mỗi trong lãnh vực này? Dù sao, phải chăng chúng không hệ tại những điều quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn và cấp bách sao? Tất cả những câu hỏi này hình thành nên chất thể của đời thường của chúng ta, chính chúng làm cho chúng ta bận tâm hơn tất cả. 

Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mặt nào của tờ giấy là những câu hỏi luân lý thực sự. Tôi nghĩ rằng những câu hỏi mà bạn tự nhủ về chúng: "Tôi thực sự phải lưu tâm đến chúng" không phải là những câu hỏi mà bạn xem như là bản chất hay là trung tâm của luân lý. 

Nhưng phải chăng chẳng đúng hơn khi nói rằng những vấn đề đặc thù huy động sự chú ý của chúng ta trong đời thường cũng thuộc về đời sống luân lý sao? Làm thế nào để không chiếm quyền nơi người phối ngẫu của mình, để nói chân thành với ông chủ của mình hay là để đề cập một chủ đề như thế với con gái của mình? Đó chẳng phải là những vấn đề luân lý thực sự đang yêu cầu một giải pháp đó sao? Chuẩn bị bài giảng, những nhu cầu thiết yếu của ê-kíp giáo xứ, sự khó khăn tương giao với linh mục trẻ nọ, chúng chẳng phải là những vấn đề luân lý sao? Cũng thế bệnh nghiện ăn, những cơn nóng giận, tính rụt rè hay là những nghi ngờ đối với bản thân sao? Đó chắc chắn là những vấn đề mà chúng ta gặp phải thường ngày và đó cũng là những nhiệm vụ luân lý. Dù sao, chính với thể loại câu hỏi này mà chúng ta chiến đấu khi chúng ta tự hỏi: "Hôm nay, tôi phải làm gì cho Chúa Kitô? " 

CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG THUỘC VỀ LUÂN LÝ 

Danh sách đầu tiên các câu hỏi luân lý mà bạn đã thảo ra có thể liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng. Thế nhưng, tôi dám khẳng định rằng quả là cần thiết khi hình dung lại luân lý như cũng chạm đến những điều đời thường nhất. Bởi thế, cần phải suy nghĩ đến tất cả những câu hỏi rất nghiêm chỉnh này, mà hằng ngày khêu gợi sự chú tâm của chúng ta, tâm hồn và tâm trí của chúng ta. 

Đối với người phải chịu một sự thiệt thòi về thể lý, trí tuệ, cảm xúc hay tâm lý, thì bổn phận luân lý hệ tại chăm lo đến sự thiệt thòi của người ấy bằng cách tìm kiếm sự hội nhập xã hội. Cũng thế, những năm tháng mà biết bao nhiêu bậc cha mẹ (nhất là những người nữ) trải qua để chăm lo cho con cái, và những năm tháng mà biết bao nhiêu người trưởng thành (nhất là những người nữ) trải qua để chăm lo cho các bậc cha mẹ của họ, có liên quan nhiều đến đời sống luân lý. 

Chúng ta tự hỏi hai điều. Trước tiên, tại sao chúng ta khó khăn nghĩ rằng những vấn đề rất đời thường nhưng dù sao lại quan trọng, có ảnh hưởng to lớn, cấp bách có thể là những vấn đề luân lý ? Và tiếp đến, chúng ta phải làm gì để giải quyết tốt hơn những vấn đề đời thường này ? 

Để trả lời cho câu hỏi đầu tiên, dường như việc chúng ta dễ dàng đồng hóa luân lý với những vấn đề như phá thai, gây chết êm dịu, chiến tranh hay ly dị phản ánh xác tín rằng đời sống luân lý chủ yếu hệ tại tránh tội. Nhà luân lý dòng Tên John Mahoney, trong cuốn sách [5] của mình, cho rằng, từ thế kỷ thứ VI, các kitô hữu đã liên kết thần học luân lý với tội lỗi. Vào thời kỳ này, các vị hữu trách của Giáo Hội giải thích rằng biết tội lỗi của mình là một trong những phương cách kiểm điểm đời sống luân lý của người đó. Trong vòng 5 thế kỷ tiếp theo, các tu viện trưởng trong các đan viện đã thiết lập cho các cha giải tội những danh sách các tội kèm theo những việc đền tội thích hợp. Người ta bắt đầu phán đoán về luân lý tính của mình theo những danh sách này. Phương pháp được sử dụng ít khác với phương pháp về sau khi người ta đưa ra những cuốn thủ bản, các chỉ nam giải tội và những danh sách các tội khác. 

Đối lại, John Mahoney nhận xét rằng, ngày nay, các kitô hữu cần một cái nhìn tích cực về đời sống luân lý. Không phải chỉ tránh tội ; cũng cần phải tự định những mục tiêu và tự hỏi có thể làm gì cho Chúa Kitô, cho Giáo Hội, cho chính bản thân và cho tha nhân của mình. John Mahoney không phải là người duy nhất nói điều đó. Chính Đức Giáo Hoàng cũng liên lỉ khuyến khích người Công giáo xem mình như là những người mà, trong hành động của mình, được kêu gọi lớn lên trong sự tự do trước mặt Chúa Kitô. Để đạt đến đó, cần phải hiểu rằng đời sống luân lý không chỉ hệ tại việc tránh điều dữ, nhưng còn làm điều thiện nữa. 

Thực ra, nếu bạn xem hai danh sách mà bạn đã thiết lập trước đây, thì có lẽ bạn sẽ công nhận rằng có một sự khác biệt chính yếu giữa chúng : danh sách đầu tiên liên quan đến những tội lỗi phải tránh (chết êm dịu, phá thai, ly dị), danh sách thứ hai liên quan đến những gì bạn có thể làm để cải thiện hoàn cảnh bạn đang sống. Nếu bạn phải nói với một người nào đó, làm việc với đề tài gì, quan tâm đến vấn đề nào khác, thì đó không phải để "tránh tội" nhưng để làm cho thực sự tốt đẹp hơn những gì đang tồn tại : bạn muốn có những tương quan tốt đẹp hơn với con cái của bạn, cha mẹ của bạn, người phối ngẫu của bạn, những thành viên trong nhóm của bạn, cha sở của bạn hay là những người bạn đồng nghiệp trong cộng đoàn của bạn. Những vấn đề xâm chiếm tâm trí bạn khi bạn thức dậy sáng nay là thuộc phần những ưu tiên của cuộc sống của bạn, nhờ đó bạn hy vọng làm phong phú cuộc sống của mình và cuộc sống của những người thân yêu của bạn. 

Những mục tiêu tích cực như những mục tiêu mà chúng ta vừa mô tả mở rộng phạm vi của đời sống luân lý. Thánh Tôma Aquinô đã bắt tay vào nhiệm vụ như thế. Vào thế kỷ thứ VII, đa số các tu sĩ dòng Đa Minh đã nghiên cứu một danh sách các hành động, chủ yếu là các tội lỗi [6] như là điểm xuất phát của việc giảng thuyết luân lý. Thánh Tôm đã canh tân bằng cách viết cuốn Tổng Luận Thần Học, trong đó, thay vì bàn luận về các hành động xấu, ngài đã đặc biệt tìm cách nói Thiên Chúa là ai, Chúa Kitô là ai và ai mà chúng ta phải trở thành. Về điểm cuối cùng này, ngài đã đưa vào một thần học các nhân đức, bằng cách khẳng định rằng nhiệm vụ ưu tiên của chúng ta trên bình diện luân lý không hệ tại việc tránh tội hay những hành vi xấu, hơn là thủ đắc những thói quen lành mạnh. (Tuy nhiên, một điều tra được thực hiện vào thời của thánh Tôma về việc bán sách cho thấy rằng phần của tác phẩm của ngài bản về các hành vi phải tránh đã được bán nhiều hơn là những phần khác của cuốn Tổng Luận !). Bởi thế, có thể nói rằng chương trình của thánh Tôma ít khác với chương trình mà chúng ta có khi thức dậy vào buổi sáng : đối với ngài, nó hệ tại vun trồng những thói quen và ưu tiên những hành động hẳn sẽ làm cho cuộc sống phong phú hơn. 

CÁC HÀNH VI NHÂN LINH THUỘC VỀ ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ 

Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, thánh Tôma đề nghị ba hướng đặc biệt thú vị. Để đề cập đời sống luân lý cách tích cực và toàn thể hơn, trước tiên, ngài viết rằng mọi hành vi nhân linh đều là luân lý. Đối với thần học luân lý, không có khẳng định nào quan trọng hơn khẳng định đó. Nó có nghĩa rằng mọi cách cư xử hay mọi cách thức hành động, từ khi mà chúng ta thực sự muốn chúng, đều thuộc về đời sống luân lý. Những cách thức mà chúng ta giảng dạy, rao giảng, nói năng, hướng dẫn, gặp gỡ người khác, bàn luận, lau chùi, etc. đều thuộc về cách cư xử luân lý. Chẳng hạn, chúng ta ý thức rằng theo cách thức mà chúng ta nói với con cái chúng ta, với những người già, với nhân viên, với hàng xóm hay với người phối ngẫu của chúng ta, chúng ta có thể nắm bắt những cơ hội làm cho đời sống luân lý của chúng ta tốt hơn (hay xấu hơn). Chúng ta cũng biết rằng những cơ hội này có nhiều và đó là lý do tại sao chúng ta nghĩ đến chúng lúc thức dậy. 

Hướng thứ hai mà thánh Tôma đề nghị là lôi cuốn sự chú ý đến sự kiện rằng tất cả những gì chúng ta làm hay hầu như tác động đến chúng ta cách đặc biệt. Nếu nhà điêu khắc, họa sĩ, thợ mộc hay thi sĩ thực hiện những công trình nghệ thuật, thì đa số những hoạt động thường ngày của chúng ta lại có liên quan đến những điều phải làm hơn là những công trình phải sáng tạo. Những gì chúng ta làm đều tác động đến chúng ta: nếu làm tốt, thì điều đó nâng chúng ta lên; nếu làm tồi, thì điều đó nhấn chìm chúng ta. Như thế, một cuộc chạy đua khỏe sẽ giúp cho người chạy đua chạy giỏi hơn; một vở múa ba-lê mang dấu duyên dáng sẽ đóng góp vào việc cải tiến người khiêu vũ; và một quyết định đúng đắn cho phép các bậc cha mẹ giáo dục con cái tốt hơn. Đang khi một cuộc chạy đua mệt lử, một buổi trình diễn cẩu thả hay một phán đoán sai lầm sẽ nhấn chìm chúng ta. Những hoạt động này, những hoạt động của đời sống luân lý thường ngày, là "tự tại" (immanentes), như thánh Tôma nói: những hiệu quả của chúng dội sang tác giả của chúng. Nó hệ tại một ý tưởng mạnh mẽ và tuyệt vời, được tóm kết trong câu này: "Chúng ta trở thành những gì chúng ta làm". Điều đó xem ra đúng đắn. 

Nếu chúng ta hành xử như là những kẻ điên để đi làm việc, thì có biết bao cơ may chúng ta trở thành điều đó. Nếu chúng ta đối xử các bệnh nhân của chúng ta cách cao ngạo, thì chúng ta cũng có nguy cơ đối xử như thế đối với người bạn đời của chúng ta, các đồng nghiệp và bạn bè của chúng ta. Nếu sự kiện sống với một số bạn bè ngăn trở chúng ta giữ bí mật, thì chúng ta cũng sẽ không thể giữ bí mật với những người khác. Tắt một lời, chúng ta không thể nghĩ rằng cách thức mà chúng ta hành động bây giờ sẽ không sớm hay muộn có một số hiệu quả trên chúng ta : chúng ta trở thành những gì chúng ta làm. 

Chung cuộc, nếu chúng ta muốn trở nên tốt hơn và tự do hơn, thì chúng ta phải nhận ra nhiều cơ hội mà đời sống luân lý đề tặng cho chúng ta và tận dụng chúng. Vì mục đích ấy, thánh Tôma đã đề nghị nhờ đến một số luyện tập : vì mọi hành vi đều tác động đến đời sống luân lý, nên chúng ta phải hướng dẫn các hành động của chúng ta đến độ chúng ta có thể trở nên những con người mà chúng ta muốn trở thành vì Chúa Kitô. Luyện tập là con tim của đời sống luân lý. Nếu chúng ta cần trở nên kín đáo hơn, thì chúng ta phải tập luyện kín đáo. Nếu chúng ta cần trở nên can đảm hơn, thì chúng ta phải luyện tập can đảm. Nếu chúng ta cần lớn lên trong sự trung tín, thì chúng ta phải nhờ đến những luyện tập thích hợp. Những luyện tập này giúp chúng ta trở nên chính những con người đó mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên. *Những hướng mà thánh Tôma mở ra như thế giúp chúng ta hiểu rằng đời sống luân lý là một tổng thể và giúp phân định những gì chúng ta có thể làm để cải thiện nó. Nhưng nhất là chúng giúp hiểu rằng đời sống luân lý vượt xa những vấn đề chủ chốt và cấp bách liên quan đến sự sống và sự chết. Đó là những gì mà thánh Tôma nghĩ. Thế nhưng, chúng ta không cần đến uy tín của ngài để được thuyết phục về điều đó, vì ngay cả trong màn sương dày đặc ban mai, chúng ta đã biết điều đó rồi. 

(Còn tiếp)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1210,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4619,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống... (Chương II)
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống... (Chương II)
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống... (Chương 2)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj60EFd3ZRe_5cuSQXAuTEgp9i1dh2L59gSa9BYghFhzVbjmlcLyj8YGLhSv_G4f-zn06gwwNOTjGSU8xhUP8jJGacTF1-hGdtWLSoUlxcIKexIdLg3vmZnPvZdie9lyYDGT4RcrkmEIYY/w582-h419/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj60EFd3ZRe_5cuSQXAuTEgp9i1dh2L59gSa9BYghFhzVbjmlcLyj8YGLhSv_G4f-zn06gwwNOTjGSU8xhUP8jJGacTF1-hGdtWLSoUlxcIKexIdLg3vmZnPvZdie9lyYDGT4RcrkmEIYY/s72-w582-c-h419/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/03/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/03/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content