Tinh Thần Khó Nghèo Triệt Để

SHARE:

Tinh Thần Khó Nghèo Triệt Để

“Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3)
Tinh Thần Khó Nghèo Triệt Để

Đời tu là một đời dấn thân, là chấp nhận từ bỏ tất cả để được Đức Kitô làm gia nghiệp. Thực vậy, sống khó nghèo là một trong ba lời khấn của người tu sĩ trên hành trình hiến dâng. Chắc chắn rằng không ai muốn mình phải sống một cuộc đời nghèo khổ thiếu thốn, và chính Chúa cũng không muốn các tu sĩ phải sống cuộc đời khố rách áo ôm?. Thế nhưng, người tu sĩ lại quyết định từ bỏ tất cả để chọn cho mình con đường khó nghèo của Tin Mừng? Đơn giản chỉ vì chính Đức Kitô - vị lang quân của họ đã chọn, Ngài đã sống “tuyệt hảo” con đường ấy. 

Trải qua dòng lịch sử, chúng ta thấy được tinh thần sống khó nghèo nơi các tu sĩ trong các đan viện kín nhiệm nhặt đến là dường nào! Hình ảnh thánh thiện của các tu sĩ Đa Minh hay Phanxicô, đi khất thực trên các nẻo đường để sống qua ngày trong sự phó thác nơi Chúa. Họ sống thanh thoát triệt để và chỉ sống bằng của bố thí, hoặc sự xuất hiện của dòng Biển Đức, một hình thức sống khó nghèo bằng cách tự cung tự cấp.v.v...

Nhìn vào xã hội hiện nay, không còn nữa những hình ảnh người tu sĩ công giáo đi khất thực, có thể bên Phật giáo thì còn, hay giữ chay tịnh đến độ suy dinh dưỡng, hoặc sống quá khắc khổ để kìm kẹp thân xác, vì họ đã ý thức thế nào là sống khó nghèo. Hơn nữa, hiện nay chúng ta có điều kiện sống tốt hơn, nên tuy vẫn sống khó nghèo, nhưng cách thể hiện cũng khác đi. 

Chúng ta dấn thân vào đời để phục vụ con người. Có người nhận xét rằng: “Những người tu khấn khó nghèo rồi, sao họ còn giữ nhiều tài sản thế, nào là nhà trường, chứng khoán, đất đai?”. Quả thật, bạn ấy nói không sai, nhưng những gì các dòng tu sở hữu, chỉ là phương tiện để phục vụ anh chị em. Trường học, bệnh viện nhân ái, cô nhi viện, nhà tình thương, nhà hưu dưỡng… là những nơi cần có để các tu sĩ phục vụ người nghèo. Nếu không có các điều kiện vật chất ấy, họ phục vụ thế nào được?. Điều đó cho chúng ta một cái nhìn khác về đời sống khó nghèo hiện nay. Không còn là sự nghèo khổ vật chất nữa, mà sống nghèo cũng có nghĩa là tận tâm với sứ vụ mình đảm trách, sử dụng tài sản có trách nhiệm, lao động miệt mài để làm ra sản phẩm, và san sẻ những gì mình có cho anh chị em đang sống trong tình trạng thiếu thốn. 

Câu chuyện của ông Gióp dường như đã quen thuộc với tất cả chúng ta. Mỗi lần nhắc đến ông, chúng ta không thể quên hình ảnh của một con người phó thác trọn vẹn trong tay của Chúa. Ông để lại cho chúng ta bài học cao quý về sự khó nghèo triệt để của Tin Mừng. Ông ý thức rằng: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng Đức Chúa!” (G 1,2). Ông Gióp vẫn một lòng tín trung, cho dù giữa lúc cơ cực tư bề và hầu như tuyệt vọng nhất, từ việc mất hết người thân, bạn bè cũng xa lánh, tài sản chẳng còn gì, đến cả chính ông cũng phải chịu đựng những đau đớn của bệnh tật nơi thân xác. Ồng Gióp hầu như đã bị Đức Chúa lột trần, thế mà, niềm tin tưởng của ông vẫn hoàn toàn tuyệt đối vào Đức Chúa. Ông không hề trách móc mà còn thân thưa: “Xin chúc tụng Đức Chúa!”. Đứng trước lòng trung tín và lòng mến của ông dành cho Đức Chúa, Ngài không thể nào không ra tay bênh vực chở che ông. Những gì Satan lấy đi, chính tay Đức Chúa ban lại cho ông gấp vạn lần: nhà cửa, gia súc, đất đai và nhất là 10 người con, trong đó có 3 cô con gái vừa xinh đẹp lại vừa ngoan hiền. 

Trong đời sống hiến dâng của chúng ta, đâu đó cũng có bóng dáng của những thử thách: đau khổ vì bệnh tật, đau khổ trong các mối tương quan, hoặc phải đối diện với những khó khăn của sứ vụ, hay thử thách đau đớn nhất mà người tu sĩ phải đối diện là mất đi người thân yêu của mình. Khi đối mặt với những thử thách, chúng ta có dễ dàng đón nhận và tin tưởng vào Thiên Chúa? Chúng ta có thể thốt lên lời “Xin chúc tụng Đức Chúa” như ông Gióp hay không? Có lẽ sẽ khó khăn lắm. Thế nhưng, chúng ta cần tin tưởng rằng: điều Thiên Chúa muốn tốt đẹp gấp vạn lần điều chúng ta cho là tốt. 

Cuộc sống của chúng ta trở nên nghèo triệt để không chỉ hệ tại của cải vật chất, nhưng quan trọng hơn vẫn là sự khó nghèo trong tinh thần. Hy sinh một lời nói bực bội hay gạt đi một ý nghĩ xấu về người khác, đó đã là khởi điểm của sự thánh thiện rồi (ĐGH Phanxicô). Chúng ta hãy sống khó nghèo một cách thật tự nhiên và đơn giản, trong từ bỏ và hy sinh. Một tinh thần sẵn sàng phục vụ mọi người cách vô vị lợi, không có những nhu cầu “nhân tạo”. Một nếp sống hòa điệu với thế giới tự nhiên và với lương tâm thức tỉnh để nhận ra rằng, còn có hàng triệu con người đang phải sống trong những hoàn cảnh thiếu thốn, ngay cả những gì là cơ bản nhất. 

Khi sống nghèo, tu sĩ chúng ta sẽ trở nên một chứng từ sống động giữa đời mà Tin Mừng mời gọi. Dẫu còn đó những khó khăn, thách đố nhưng người tu sĩ luôn tâm niệm lấy Thiên Chúa làm gia nghiệp duy nhất của đời mình, nên tâm hồn luôn cảm thấy hạnh phúc, vui tươi và dễ dàng thanh thoát với những vướng bận của thế trần. Ước mong tu sĩ chúng ta, luôn cảm nghiệm được sự cao đẹp của đời sống Khó nghèo, để tâm hồn luôn được bay cao đến miền tự do trên bước đường dâng hiến. 


Mong Chẳng Còn Gì 

Ý thơ Tagore 
Sáng tác: Lm. Quang Uy  

1. Chỉ mong Ngài lấy đi, mong chẳng còn gì thuộc về con, mong chẳng còn gì là của con.
    Để con được trắng tay, con chỉ còn Ngài để giữ lấy, con được chọn Chúa mãi là của con.

ĐK: Để rồi con biết chỉ có Chúa hạnh phúc muôn đời. 
        Tình yêu Chúa tín trung cao vời là đường đi dẫn đưa con về Quê Trời. 
        Và rồi con muốn được có Chúa là chốn dung thân. 
        Là kho báu lớn lao vô ngần, và là gia nghiệp trọn cuộc đời con ước mong.

2. Chỉ mong Ngài xóa đi, mong chẳng còn gì để chiếm hữu, mong chẳng còn gì ràng buộc con.
    Để con được ngước lên, con tìm được Ngài là chân lý, con được cùng Chúa đồng hành luôn. 

3. Chỉ mong Ngài cất đi, mong chẳng còn gì để nắm giữ, mong chẳng còn gì mà tự tôn.
    Để con chỉ biết yêu, yêu một mình Ngài trọn đời con, con nhìn nhận Chúa chính nguồn tình yêu.

Bông Hồng Nhỏ

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,306,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1192,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4601,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,518,Tập San Lên Đường,563,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1984,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Tinh Thần Khó Nghèo Triệt Để
Tinh Thần Khó Nghèo Triệt Để
Tinh Thần Khó Nghèo Triệt Để
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTHJDq9id1XJ5FQ2xHQfoiqqvbPn1Uaim91jphYBmYJxgmwiByRDh9psIL2aT7AhqJAoC3LT8pdyaA1scSYwiILTtKHClzcyELhOj5NSamtaXcF5iikDuV_LAKqOl4dsKKRQdCj1OL7vA/w716-h398/LC150817.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTHJDq9id1XJ5FQ2xHQfoiqqvbPn1Uaim91jphYBmYJxgmwiByRDh9psIL2aT7AhqJAoC3LT8pdyaA1scSYwiILTtKHClzcyELhOj5NSamtaXcF5iikDuV_LAKqOl4dsKKRQdCj1OL7vA/s72-w716-c-h398/LC150817.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/10/tinh-than-kho-ngheo-triet-e.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/10/tinh-than-kho-ngheo-triet-e.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content