Thoáng Nghĩ Về Truyện Kiều Trong Niềm Tin Công Giáo

SHARE:

Thoáng Nghĩ Về Truyện Kiều Trong Niềm Tin Công Giáo


Thoáng Nghĩ Về Truyện Kiều Trong Niềm Tin Công Giáo 

Vừa qua, nhiều người yêu thơ văn Việt Nam đã tưởng niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 – 16/9/2020). Là một người Việt, là một người yêu thơ văn và là một người khao khát tìm thấy Thiên Chúa nơi từng câu văn vần thơ, tôi có vài dòng chia sẻ ít ỏi về Truyện Kiều trong mối tương quan với đức tin Công giáo. Tất nhiên, ta phải nói rõ từ đầu. Bài chia sẻ này không nhằm đưa ra một kiến thức khoa học xã hội hay nhằm một mục đích nào khác. Lí do duy nhất tôi viết bài đăng này là khao khát được chia sẻ một khám phá của bản thân về Truyện Kiều trong nhãn quan Công giáo. 

Trước nhất, Truyện Kiều thật là một tác phẩm được nâng lên hàng quốc bảo. Được sáng tạo từ nguyên tác Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Hoa), Nguyễn Du đã cho dân Việt Nam, cho nhân loại một tuyệt phẩm vô song: Truyện Kiều. Phạm Quỳnh đã từng nhận định mà cá nhân tôi thấy rất xác đáng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Phạm Quỳnh không phải không có cơ sở khi nói vậy. Thực tế cho thấy, nhiều nhân vật trong Truyện Kiều lại trở nên những danh từ chung chỉ những loại người điển hình trong xã hội. Có thể kể đến những danh xưng quen thuộc như Tú Bà, Sở Khanh,… Ngoài ra, 3254 câu thơ trong Truyện Kiều đã chứng minh thể thơ lục bát dân tộc có thể đạt đến đỉnh cao. Không chỉ như vậy, vì giới hạn bài đăng, tôi chưa có cơ hội chỉ ra khả năng sáng tạo ngôn ngữ, cái tài làm tiếng Việt thêm phong phú nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng có thể dám nói, Truyện Kiều có thể xem như một viên minh châu mà dân Việt hằng gìn giữ, như thể một vật quốc bảo mà đời đời người Việt còn hãnh diện. 

Tuy nhiên, đã nhiều người bàn về đại thi hào Nguyễn Du cùng tác phẩm Truyện Kiều. Bài đăng hôm nay không nhằm lần mò lại những dấu vết các thầy, các cô đi trước. Vì vậy, trong những đoạn sắp tới, tôi không có ý phân tích lại Truyện Kiều (vì các bậc tiền nhân đã làm rất tốt điều đó). Phần tôi, tôi muốn đưa ra cách hiểu cá nhân mình, với tư cách là một tín hữu Công giáo. *Có lẽ, ai trong chúng ta cũng quen thuộc với hai câu thơ sau: 

“Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau” 

Thầy Nhật Chiêu trong buổi tọa đàm “Tinh hoa Truyện Kiều” đã lí giải câu thơ trên với 6 tầng nghĩa khác nhau. Ở đây, tôi không có chủ ý nói lại. Nhưng nhắc thế để ta thấy đôi câu thơ trong Truyện Kiều nhưng đến bây giờ vẫn còn sức sống mãnh liệt. Dường như tiếng thở thời đại, guồng quay thời gian vẫn còn thì thào, vẫn còn chuyển động trong từng câu chữ Truyện Kiều. 

Hai câu thơ trên sẽ là bình thường vì đã phần nhiều được học hỏi và bình giảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Điều mới mẻ tôi muốn chỉ ra ở đây hệ tại nằm ở câu đầu tiên:

“Trăm năm trong cõi người ta”

“Trăm năm” có thể hiểu là một thời gian hiện thực, tức 365.000 ngày. Cũng có thể hiểu, “trăm năm” là một khoảng thời gian tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Nét nghĩa này, thầy Nhật Chiêu đã chỉ ra và cũng được nhiều độc giả tiếp cận như vậy. Nhưng với góc nhìn Kitô giáo, với tôi, “trăm năm” lại mang một hàm nghĩa khác. 

“Trăm năm” gợi nên sự Vô thủy Vô chung, và chính sự thường hằng vĩnh cửu đó gợi cho chúng ta về chính Thiên Chúa. Một Thiên Chúa đã hiện diện từ trước muôn đời, chính Ngài là An pha và là Ô mê ga. Ngài là thủy nguyên và là kết chung của mọi sự. Như trong kinh Sáng Danh, người tín hữu vẫn thường tụng ca: “Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng”. “Trăm năm” chẳng qua cũng có thể hiểu là đời đời, là khoảng thời gian không có điểm bắt đầu cũng chẳng có hồi kết thúc. Tuy nhiên, nếu chỉ nói như vậy, xem ra ta chỉ đang phóng tác ý tưởng về sự vĩnh cửu vào chiều kích tôn giáo thiêng liêng. Ta vẫn chưa cho thấy được sự hiện diện với con người trong đó. 

Cụm từ “trong cõi người ta” lại gợi nên trong ta điều ấy. Nếu ở hai chữ đầu, sự thường hằng bất biến và vĩnh cửu trưởng tồn gợi lên một Thiên Chúa từ đời đời thì ở bốn chữ sau, một thông điệp khác lại được cất giấu. “Cõi người ta” ở đây nhằm diễn tả một chiều kích không gian thật sự, chính thế giới mà ta đang sống đây. Mà “cõi người ta” thì làm gì có vĩnh cửu? “Cõi người ta” là cõi của giới hạn, cõi của sự yếu đuối lầm lụy. Thánh Vịnh số 90 từng dạy ta: “ Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi”. Như vậy, cái gọi là “cõi người ta” vốn chỉ là giới hạn, là ranh giới, là sự trôi đi tuyến tính, khắc nghiệt và bạc bẽo của thời gian mà thôi. 

Vậy tại sao lại là “Trăm năm trong cõi người ta”? Làm sao sự vĩnh cửu đời đời lại chất chứa trong sự giới hạn eo hẹp của đời người? Làm sao sự vô thủy vô chung lại ẩn trong chính cuộc đời còn nhiều hạn định của ta? Nói cách hoa mỹ, làm sao ta có thể rót hết mọi đại dương vĩnh cửu vào một chiếc ly bé nhỏ là đời người? Vậy mà điều tưởng chừng như không thể ấy lại là có thể. Vì, “đối với Thiên Chúa, không gì là không thể làm được” (Lc 1, 37).

Vậy sự ấy xảy ra thế nào? Đó chính là sự hiện diện và nhập thế của Chúa Giêsu Kitô. Đấng vốn là Thiên Chúa từ trước muôn đời, Đấng vốn là Thiên Chúa thật nay lại mang lấy thân phận con người yếu đuối. Đấng đã không “nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa” (Pl 2, 8) nay lại trở nên Con người giữa chúng ta, là Êm-ma-nu-en (Thiên Chúa ở cùng chúng ta). Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, là Đấng mà cả vũ trụ này không chứa nổi nay lại khiêm nhu, hạ mình, náu thân nơi trần gian tội lụy. Đấng vốn chẳng hề biết tội là gì nay lại mang lấy kiếp phàm nhân và chết đau khổ trên thập tự. Còn dẫn chứng nào thuyết phục hơn khi chính Đấng là Hóa công, là Tạo Hóa, là “Trăm Năm” đúng nghĩa lại nhập thế làm người và ở giữa “cõi người ta”? 

Như vậy, nếu không bàn đến những khía cạnh khác trong Truyện Kiều, câu thơ đầu tiên cũng ít nhiều gợi cho ta về Thiên Chúa. Tuy đó chỉ là lớp nghĩa được gợi mở, được liên tưởng nhưng hiểu như vậy có thể cho ta cách nhìn mới về Truyện Kiều. Còn nhiều vấn đề về sự hiện diện một Thiên Chúa tiền mặc khải mà Truyện Kiều đã nói rất rõ. Song, dung lượng bài đăng cũng như điều kiện không cho phép nên đành hẹn lại các bạn đọc ở những kì sau vậy. 

Thành phố Hồ Chí Minh, 24/09/2020 
Ngọn Nến Nhỏ

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Thoáng Nghĩ Về Truyện Kiều Trong Niềm Tin Công Giáo
Thoáng Nghĩ Về Truyện Kiều Trong Niềm Tin Công Giáo
Thoáng Nghĩ Về Truyện Kiều Trong Niềm Tin Công Giáo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxG5k-rumsZNz-T-Au13vU26dEcRfFXxtTvjP0fyzKGQ2qbB_wHqUG7zo-W0yeb-0HLyfFSFYs1P8UAwjwwi7LzxRNMNxSeYNK6-x4k-JumbCl39zGd0OILPdmsiGeoCZaJY_01dCyztA/s320/img569_9.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxG5k-rumsZNz-T-Au13vU26dEcRfFXxtTvjP0fyzKGQ2qbB_wHqUG7zo-W0yeb-0HLyfFSFYs1P8UAwjwwi7LzxRNMNxSeYNK6-x4k-JumbCl39zGd0OILPdmsiGeoCZaJY_01dCyztA/s72-c/img569_9.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/09/thoang-nghi-ve-truyen-kieu-trong-niem.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/09/thoang-nghi-ve-truyen-kieu-trong-niem.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content