Lời Khấn Vâng Phục Trong Các Mối Tương Quan

SHARE:

Lời Khấn Vâng Phục Trong Các Mối Tương Quan


Thế giới hôm nay đang trên đà phát triển về mọi phương diện: Khoa học, kỹ thuật, kinh tế … thì cũng chính là lúc người ta lại phải âu lo về một nền đạo đức, luân lý mà từ xưa đến nay được coi là nền tảng của đạo làm người và làm con Thiên Chúa, đang bị xuống dốc đáng kể. Đó là vì con người thời đại hôm nay muốn loại trừ Thiên Chúa ra bên ngoài cuộc sống của họ, đúng hơn là họ muốn chiếm hữu chủ quyền của Thiên Chúa, không muốn phải thần phục ai. Sống trong một bối cảnh xã hội như thế, dù muốn hay không, cũng đặt ra cho người tu sĩ những vấn nạn về niềm tin khi khấn Vâng phục. 

Tu sĩ là những người được thánh hiến để thuộc về Thiên Chúa. Thành ngữ “Thánh hiến” là một ý niệm chủ chốt trong thần học đời tu. Sau Công đồng Vatican II, thành ngữ này đã được sử dụng cách rộng rãi, bao hàm toàn bộ đời tu. Bất cứ ai tuyên khấn vâng phục đều trở thành người được thánh hiến. 

Quả là một thách đố cho tất cả những ai sống đời thánh hiến. Những thách đố mà Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolo II đã nói tới, đến từ những trào lưu của chủ nghĩa tục hóa (secularism): người ta đòi hỏi quyền tự quyết, mỗi cá nhân phải được tự do trong những xác tín của họ, như thể là tự do có quyền tối thượng tuyệt đối, hậu quả chỉ là tôn trọng những gì là riêng tư cá nhân, coi nhẹ tính cộng đoàn (x. VS, 31-35). 

Bên cạnh đó là một xã hội tiêu thụ, người ta quan tâm đến việc cân đo đong đếm, nên hy sinh, bỏ mình là thiệt thòi, quyền bính là áp đảo, vâng phục là nô lệ… Từ đó đã nảy sinh sự giảm sút về đức tin, tầm thường hóa đời sống thiêng liêng. 

Đứng trước những thách đố này, hơn bao giờ hết, các tu sĩ cần hiểu biết ý nghĩa sâu xa của lời khấn vâng phục, và ý thức khi tuyên khấn. 


Thánh hiến chính đời sống
 như một của lễ toàn thiêu:

Trước hết, phải hiểu rằng nghi thức khấn dòng có một giá trị quan trọng, không phải là một sự thánh hiến duy chỉ có tính nghi thức, nhưng là một sự thánh hiến chính đời sống như một của lễ toàn thiêu – hy lễ tột đỉnh, trong đó người hiến lễ không giữ lại chút gì cho mình nhưng dâng hiến toàn thân để phụng sự Thiên Chúa. Thánh Tôma Aquinô giải thích giá trị này bằng cách khẳng định rằng, vì chúng ta không thể dâng hiến cho Thiên Chúa tất cả sự sống của chúng ta ngay lập tức, chúng ta tự ràng buộc chính mình, để hiến dâng sự sống ấy một cách trọn vẹn xuyên qua một lời khấn dòng. Vì thế sự thánh hiến diễn ra, qua việc trung thành chu toàn dự phóng đời sống mà chúng ta đã tuyên khấn vào một lúc nhất định (x. Bản Thiên Phong dịch, Quyền bính, vâng phục và sứ mạng, tr. 13). 



Thánh hiến cho sứ mạng phục vụ Nước Thiên Chúa: 

Để có thể mang trong mình tính ngôn sứ của ơn gọi thánh hiến mà Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolo II nhắc nhở: “… khi họ được mời gọi dâng hiến cuộc đời để phụng sự Chúa … họ đảm nhận vai trò cao cả là giáo dục toàn thể dân Thiên Chúa” (Xuất phát lại từ ĐKT, bản dịch tr. 4), giáo dục về sự tự do, về đức tin và về nhân cách sống Tin Mừng. Họ chứng tỏ cho nhân loại thấy vâng phục không mâu thuẫn với tự do, nhưng là con đường để dẫn đến sự tự do chân chính (x. G. Nguyễn Nam Phong, Một đời thánh hiến một đời tri ân), sự tự do của con cái Chúa. 

Để xây dựng cộng đoàn: 

Dịp thường huấn ngày 14/02/2020 về Đức Vâng Phục Của Người Tu Sĩ Đa Minh, do Cha Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. hướng dẫn, đã khai triển rất sâu rộng về “Lời” trong 3 lời khấn: Khiết tịnh (thân xác); Vâng phục (ngôn ngữ); Khó nghèo (công sức lao động). Cha cho thấy tất cả 3 lời khấn đều liên quan với nhau. Khi khấn là ta ký kết một giao ước, một mối tương quan với ngôi vị Thiên Chúa và với các ngôi vị khác, được thực hiện trong cộng đoàn và để xây dựng cộng đoàn. Từ đó, để có thể giữ được 3 lời khấn, là ta phải sống tốt các mối tương quan qua sự tôn trọng “Lời” trong các ngôi vị, hay nói khác đi, 3 lời khấn sẽ là phương tiện để ta đạt đến chiều kích tương quan với Thiên Chúa và với các ngôi vị qua “Lời”, để xây dựng cộng đoàn. 


Cha đã dùng những lời lẽ, từ ngữ văn chương của các hiền triết như Thánh Tôma, triết gia Aristote, đã vận dụng lối suy tư triết học, thần học để đi đến một lập luận vững chắc có sức thuyết phục. 

Được hiểu rằng, lời khấn Vâng phục là vấn đề cốt lõi trong đời tu, đến nỗi có những Hội dòng chỉ cần khấn duy nhất một lời khấn Vâng phục, tất nhiên là có luôn cả hai lời khấn kia (Khó nghèo và Khiết tịnh). Thực tế luôn luôn có những thuận lợi cũng như khó khăn trong cuộc sống của người tu sĩ. Thuận lợi để sống lời khấn Vâng phục khi cả 2 phía ta và chị em, đều có những suy nghĩ tích cực và có cái nhìn đức tin. Nếu một bên suy nghĩ tiêu cực thì lúc đó có khó khăn, trục trặc. Đôi khi có khó khăn giữa chị em trong cộng đoàn, bởi không phải ai cũng suy nghĩ như nhau. Có lúc như thể mình càng thiện tâm bao nhiêu thì lại càng gặp khó khăn bấy nhiêu, tựa như có một hàng rào cản vô hình nào đó, làm cho khó có thể đối thoại, hay khó có thể chia sẻ niềm vui trong cuộc sống chung. 


Có một điều hiện nay rất hay xảy ra trong các cộng đoàn tu trì, phải chân nhận rằng, nhiều khi chị em chúng ta khó có thể vượt qua điểm này, đó là đón nhận nhau như một món quà – là người chị em – là hiện thân của “Lời”, được Chúa gửi đến cho mình, cho cộng đoàn mình qua trung gian Bề trên. Thực hiện lời khấn Vâng phục lúc này không phải là thi hành những dòng chữ chết, mà là cách thức chúng ta Vâng phục Thánh ý Chúa qua các biến cố, các thay đổi đến với mình. Sẽ rất khác, chắc chắn là sẽ khác, nếu chúng ta xác tín điều này, Thiên Chúa là người gửi biến cố ấy đến, thì chúng ta sẽ đón nhận chúng với một cách thức khác hẳn. Nếu thật sự yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta sẽ không làm khó dễ với Người, chúng ta sẽ không đặt vấn đề và sẽ chẳng bao giờ hỏi tại sao? Vì tất cả những câu hỏi đó, chứng tỏ một tình yêu còn ngờ vực! Vì thế một tâm hồn vâng phục vô điều kiện thì luôn đón nhận Thánh ý Chúa, và đón nhận người chị em mình như họ là, với niềm tin rằng: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28a). Tuy nhiên, với bản tính xác thịt yếu đuối, nhiều lúc chúng ta không thể tránh cơn khủng hoảng làm sứt mẻ tình huynh đệ. Dù sao cần cố gắng vượt lên khủng hoảng đó, để xây dựng cộng đoàn huynh đệ đích thực, và lời khấn Vâng phục sẽ giúp chúng ta biết xây dựng một cộng đoàn hiệp thông và yêu thương, bởi vì “Lời” trong chị cũng là “Lời” trong em, chúng ta gặp nhau trong “Lời”, hiệp nhất và yêu thương nhau bởi “Lời” và trong “Lời”. Khi ấy Chúa Giêsu mới thực sự là tâm điểm của cộng đoàn. 


Một điều khác cần lưu ý trong việc xây dựng cộng đoàn huynh đệ đích thực, đó là sự đón nhận những tu sĩ cao niên trong cộng đoàn. Khi còn trẻ, ai trong chúng ta cũng đã từng làm nhiều việc trong cộng đoàn, nay về già, không thể làm được như trước đây nữa, vì mắt mờ, chân chậm, sức yếu, lại bệnh hoạn, dễ gây phiền hà trong đời sống chung, nên lúc này các tu sĩ cao niên rất cần sự đón nhận của các tu sĩ trẻ. Đáng buồn thay, trong một xã hội tiêu thụ, con người bị đánh giá theo khả năng sản xuất, thì các vị tu sĩ cao niên đó, không những bị bỏ rơi mà còn bị coi là vô dụng nữa, như trong một bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc năm 2015. Đức Thánh Cha Phanxicô đã coi đó là một điều rất xấu xa. Các nghị phụ Công đồng, qua Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến, đã dành một sự trân trọng đối với các tu sĩ cao niên này, và nói rằng niềm xác tín và chứng tá của họ rất có ích cho Giáo Hội và cho Hội dòng (x. Micae-Phaolo Trần Minh Huy, PSS, Nhà Đào Tạo Tâm Huyết và Sứ Vụ Đào Tạo hôm nay, tr. 480-481). 

Tóm lại, để khắc phục những khó khăn về các mối tương quan trong đời sống cộng đoàn, thiết tưởng, bài học tốt nhất, là nhìn lên mẫu gương của Chúa Giêsu trên Thập giá. Hãy học nơi đó lòng thông cảm và bao dung trước những cách đối xử thiếu bác ái của chị em và mau chóng quên những thiếu xót của họ. Hãy sống lạc quan, tập yêu thương chính người chị em làm mình đau khổ, hay mình không ưa thích họ. Hãy tìm cơ hội đến với họ trước và nhất là cầu nguyện cho chính mình, cũng như cho người chị em ấy cách đặc biệt hơn. “Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác” (Lc 6,35b). 

Cuối cùng, đây là lời khuyên của một nhà Đào Tạo tâm huyết Micae-Phaolo Trần Minh Huy: “Hãy sống tinh thần hội dòng là một gia đình gồm nhiều thế hệ, luôn biết đón nhận nhau, chấp nhận những khác biệt của nhau, yêu thương tha thứ, quên bỏ lỗi lầm, xây dựng và nâng đỡ nhau trong tinh thần chị ngã em nâng … Mỗi người hãy đem phần đóng góp nhỏ bé của mình, vào công cuộc lớn lao của cộng đoàn dòng, cũng như của cộng đoàn lớn hơn là Giáo Hội”, nơi mà tất cả mọi người được kêu gọi sống chung với nhau (x. Huấn thị ĐSHĐCĐ, số 11); “… nơi đây ân huệ Chúa ban, chính là sự sống chứa chan muôn đời” (TV, 132). 


Như vậy “Lời” trong lời khấn vâng phục là một sine qua non (điều kiện thiết yếu phải có) để ta thiết lập các mối tương quan với Thiên Chúa và chị em một cách tốt đẹp. Vì thế, nếu một trong hai mối tương quan bị khủng hoảng, thì đời sống của chị em sẽ bị xáo trộn, không thể tìm được sự an vui trong cộng đoàn. Ngược lại, khi xây dựng được mối tương quan tốt đẹp giữa chúng ta với Thiên Chúa và chị em, thì việc giữ lời khấn Vâng phục, thậm chí cả ba lời khấn, chắc chắn sẽ nhẹ nhàng hơn. 

M. Nguyễn Ngọc

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Lời Khấn Vâng Phục Trong Các Mối Tương Quan
Lời Khấn Vâng Phục Trong Các Mối Tương Quan
Lời Khấn Vâng Phục Trong Các Mối Tương Quan
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjbonU1kantkGCf0bsEEZK-q0kgZ2-D2vo9mgPXLyD1AoNqn-ZKbPBfbCI6LZH8puysTzExVlfxLHQHBNLhBJcbeF9_Am71RmrGDC8S-6aUHQuWvs0e9GlUCUJb5z2ITkdnqHPSkPxJDjg/w1000-h561/IMG_0605.JPG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjbonU1kantkGCf0bsEEZK-q0kgZ2-D2vo9mgPXLyD1AoNqn-ZKbPBfbCI6LZH8puysTzExVlfxLHQHBNLhBJcbeF9_Am71RmrGDC8S-6aUHQuWvs0e9GlUCUJb5z2ITkdnqHPSkPxJDjg/s72-w1000-c-h561/IMG_0605.JPG
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/09/loi-khan-vang-phuc-trong-cac-moi-tuong.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/09/loi-khan-vang-phuc-trong-cac-moi-tuong.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content