Quê Tôi Thời Nay

SHARE:

Quê Tôi Thời Nay


Mỗi người đều có một quê hương để nhớ về mỗi khi xa quê. Tết vừa qua, tôi được nghỉ tết về thăm gia đình, tôi nhận thấy quê mình đã thay đổi nhiều quá trong sự phát triển của xã hội. 

Về tới đầu làng, hình ảnh cây đa thân thương, to và cao, tán lá sum suê rợp mát, thật gần gũi, thân thiết như khóm chuối, bờ tre, như mái rạ, sân đình… đó cũng là biểu tượng của cả làng. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, chúng tôi vẫn thường nghe những sự tích ly kì ở cây đa đầu làng: nào là trên cây đa có con ma tóc dài, đêm đêm nó ngồi trên đó khóc một mình. Nghe kể thì đứa nào cũng sợ mỗi khi đi qua cây đa vào buổi tối, nhưng vào ban ngày thì chẳng có đứa nào sợ cả. Mỗi khi đến mùa đa ra quả, đám con gái chúng tôi thường nhờ bọn con trai trèo lên hái quả, ngược lại chúng tôi sẽ mang muối theo, cái vị chua chua chát chát làm chúng tôi thấy vui và háo hức. 

Những buổi học về sớm, chúng tôi cả con trai lẫn con gái đều trèo lên cây ngồi hóng mát. Những buổi chiều đi theo chúng bạn ra ruộng để bắt dế, chơi trọi cỏ gà, và thích nhất là khi nước trong ruộng cạn chỉ có một số chỗ trũng còn nước, nhưng cũng chỉ ngập gần tới đầu gối thôi, những chỗ đó cá trê, cá rô, cá trạch nhiều, chúng tôi thi nhau lội xuống ruộng để bắt. 

Nhưng giờ đa chín rụng đầy đường cũng chẳng có ai thèm ăn, lũ trẻ bây giờ cũng không thích đồng ruộng nữa, mà thay vào đó bọn trẻ chỉ thích ngồi một góc nào đó chơi game, cả ngày chăm chú quẹt quẹt điện thoại mà không hề biết chán!. 

Ngày xưa, bọn trẻ nhanh nhảu lắm, hễ nhìn thấy người làng xóm đi xa về là ùa ra chào đón, hỏi thăm. Còn bây giờ, khi thấy người làng kẻ xóm đi xa về, bọn trẻ chỉ nhìn nhìn theo, như thể quen biết cùng làng vậy thôi, chứ cũng chẳng biết đó là ai, và có mối liên hệ với gia đình mình như thế nào. 

Trước đây, dòng sông luôn là địa điểm vui chơi tắm mát của bọn trẻ trong những ngày hè oi bức, nhưng giờ đây dòng sông quê không còn là nơi thân thương với bọn trẻ nữa, mà hễ rảnh rỗi thì bọn trẻ đi hát ở quán, đi mua sắm, đi chơi... với những trò chơi tốn tiền. 


Nhà thờ cũng ít dần những tiếng cầu kinh nguyện ngắm vào ban sáng hay ban chiều, thánh lễ thưa thớt chỉ có các cụ ông, cụ bà, còn bọn trẻ chỉ đi lễ Chúa nhật. Các phụ huynh trẻ bây giờ sợ con cái mình không bằng bạn bằng bè, nên đăng ký cho con học thêm hết sáng rồi đến tối. Nhìn thấy bọn trẻ bây giờ mà thấy thương, mới vào lớp một thôi mà đã phải vác một cái cặp thật to chứa đầy sách vở, hết học sáng đến chiều, rồi tối lại đi học thêm Anh văn. Có phụ huynh nói rằng, thời buổi công nghệ thông tin 4.0 mà không biết Anh văn thì làm sao có thể theo kịp thời đại. Chính vì thế, có những phụ huynh cho con nghỉ giáo lý thì được, chứ Anh văn không thể, mặc dù con họ chỉ học giáo lý có một buổi sáng Chúa nhật. Đã thế, nhiều khi còn xin cho con về sớm để đi học thêm Anh văn. Bọn trẻ có thể không cần đi lễ cũng được, miễn sao đi học thêm cho đủ buổi và mang bằng cấp về cho bố mẹ là được. Hồi trước, mỗi khi đến Mùa Chay, ở làng tôi, nhà nhà học giáo lý, từ bậc phụ huynh đến những đứa trẻ mới biết đọc. Thế mà bây giờ, bọn trẻ đi học giáo lý thì chỉ đi để có mặt chứ có học hành gì đâu. Còn bố mẹ đi làm từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về! 

Thời buổi này mấy người còn muốn làm ruộng ở quê nữa đâu, giới trẻ thì thích đi làm ở thành phố, còn những gia đình trẻ có con cái nhỏ, bố mẹ chọn đi làm công ty, xí nghiệp gần nhà. Bữa cơm tối cũng chẳng khi nào có đầy đủ các thành viên trong gia đình. 

Về thăm quê mà tôi thấy buồn nhiều hơn vui, vì quê mình đã thay đổi nhiều quá, tôi không biết sự thay đổi đó có tốt hơn hay không. Những tiếng thân thương như: gia đình, làng xóm, quê hương,... hầu như xa lạ với giới trẻ. Liệu rằng đường hướng giáo dục hiện nay của đất nước ta có đang giúp cho giới trẻ phát triển toàn diện hay không, khi mà con người đang xa dần với nguồn gốc của mình? Nhất là khi con người gạt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình? 

Trần Khuyên - TVT

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1199,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4608,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Quê Tôi Thời Nay
Quê Tôi Thời Nay
Quê Tôi Thời Nay
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEivSZOSUmkQzR7c9zTOEhJTG8X4nD70hIxHFTASBjbchUWNmR2EohqWgjRwsyyx5AgQBlhHP0khQ3t20PZCLbW5BpESOAFcXxGolpf9hR36INGmjhXhfHubtVPK-4_j3wxbURQn22MreEY/w750-h563/14962510987215-cay-da-1.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEivSZOSUmkQzR7c9zTOEhJTG8X4nD70hIxHFTASBjbchUWNmR2EohqWgjRwsyyx5AgQBlhHP0khQ3t20PZCLbW5BpESOAFcXxGolpf9hR36INGmjhXhfHubtVPK-4_j3wxbURQn22MreEY/s72-w750-c-h563/14962510987215-cay-da-1.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/08/que-toi-thoi-nay.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/08/que-toi-thoi-nay.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content