Góc Suy Gẫm – Mt 28, 1-10, Thứ Bảy Tuần Thánh

SHARE:

Góc Suy Gẫm – Mt 28, 1-10, Thứ Bảy Tuần Thánh


GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19  

1. Chuyện xưa:  Những bệnh dịch làm thay đổi thế giới 
Cúm H1N1 (2009) 

 Tháng 3.2009, một dạng mới của virus cúm xuất hiện tại Mexico. Trong vòng vài tháng, dịch cúm đã lây nhiễm cho hơn một triệu người. Ngày 11.6.2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu. 

Theo thống kê toàn diện của Tổ chức y tế Thế Giới WHO, số ca nhiễm bệnh được xác nhận trên toàn thế giới là 1.632.258 người, số ca tử vong là 18.036 người (theo con số báo cáo cho WHO từ các quốc gia). Tuy nhiên năm 2012, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã ước tính có tới 284.000 ca tử vong trên toàn thế giới do nhiều người thương vong liên quan đến cúm không được kiểm chứng . 

Dịch cúm này kết thúc trong cùng năm 2009 nhờ các biện pháp y tế chữa trị hiện đại và một phần không nhỏ nhờ các biện pháp phòng ngừa được người dân thực hiện. Đó là cách ly người bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm; ăn uống đủ dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch.

2. Chuyện nay: Những con số biết nói 
Cập nhật lúc 6g10, ngày 11.04.2020 

1. Indonesia : 2.924 ca nhiễm – 282 được chữa khỏi - người chết 306 - TS 3.512 
2. Pháp: 86.740ca nhiễm – 24.932 được chữa khỏi - người chết 13.197 - TS 124.869 
3. Cuba: 498 ca nhiễm - 51 được chữa khỏi - người chết 15 - TS 564 
4. Việt Nam 113 ca nhiễm - 144 được chữa khỏi - 0 - TS 257 
 Thế giới 1.217.694 ca nhiễm – 375.958 được chữa khỏi - người chết 102.596 - TS 1.696.248 

3. Khuôn vàng thước ngọc (Mt 28, 1-10, Thứ Bảy Tuần Thánh) 

Tin mừng đêm Vọng Phục cho chúng ta thấy rằng, tảng đá được niêm phong, dấu chỉ của cái chết lạnh lùng, đã bị dẹp qua một bên, và thiên thần ngồi trên đó như thể ngồi trên thần chết bị chiến bại. Theo lẽ thường, lúc thiên thần sắp ngỏ lời với các phụ nữ, thì đúng ra các bà này phải run sợ. Tuy nhiên, Matthêu không muốn cho người ta quên đi đám lính gác mồ và ông đã gán sự sợ hãi cho đám người này, những kẻ gác xác chết lại trở nên “như chết” và chẳng nghe được tí gì về sứ điệp phục sinh. 

Trong Marcô và Luca, khi ra tới mộ, các phụ nữ nhìn thấy viên đá đã bị lăn qua một bên, họ bước vào ngôi mộ đen tối và gặp được sứ giả từ trời. Còn nơi Matthêu, họ thụ động đứng lại phía bên ngoài. Cốt lõi trong sứ điệp họ sắp được nghe đó là: họ tìm kiếm một người chết và quả thực với họ, Đức Giêsu vẫn mãi là Đấng chịu đóng đinh và đã chết; tuy nhiên, “Ngài không ở đây”, Ngài không còn chỗ nơi vương quốc kẻ chết, bởi vì Ngài đã được phục sinh. Động từ được dùng ở thể thụ động và như vậy, chính Thiên Chúa là tác nhân làm cho Ngài sống lại. 

Các Kitô hữu thời sơ khai ở Giêrusalem đã tôn kính một ngôi mộ trống được xem như là ngôi mộ của Đức Giêsu và họ đã bảo tồn tên các người phụ nữ khám phá ra ngôi mộ “trống” này. Họ luôn thâm tín rằng, đây chính là một bằng cớ của sự phục sinh; đồng thời cũng tin rằng, sự Phục sinh của Đức Giêsu chứng tỏ sự chiến thắng của Thiên Chúa trên quyền lực thần chết chứ không phải là sự hồi sinh của thân xác để rồi lại phải chết lần khác. 

Các phụ nữ nhận lãnh sứ mệnh của họ là phải loan tin cho các môn đệ: Đấng Phục sinh tiến đi trước trong tư cách người mục tử quy tụ lại đoàn chiên của mình sau biến cố bi đát. Cuộc hội ngộ sẽ diễn ra tại Galilê. Chính Galilê là nơi các môn đệ đã nghe tiếng mời gọi để đi theo vương quốc Thiên Chúa và cũng là nơi họ sẽ nối kết lại với sự hiện diện mới mẻ của Đức Giêsu: “Ở đó, các người sẽ thấy Ngài”. 

Quyền năng Thiên Chúa đã khiến cho tảng đá che lấp mộ phần bật tung và Đức Giêsu đã bước ra khỏi đó. Chúng ta cũng tin rằng, quyền năng Thiên Chúa thừa sức phá tan những tảng đá đang chèn ép trên cuộc đời chúng ta: Tảng đá của sự nguội lạnh kéo lê đời chúng ta trong sự ngờ vực và thất vọng; Đức Giêsu Phục sinh sẽ cất khỏi ta tảng đá ấy và tiếp thêm sức mạnh để ta có thể hăng hái như những người phụ nữ loan tin vui cho các môn đệ. Tảng đá của tính ích kỷ chỉ biết đến lợi ích riêng của mình; Đức Giêsu Phục sinh sẽ giúp chúng ta biết dấn thân phục vụ hơn, yêu mến con người và thiết tha tìm kiếm các giá trị của nước trời hơn. Tảng đá đó có thể là những đam mê bất chính từng đè nặng tâm hồn và thân xác chúng ta; Đức Giêsu Phục sinh sẽ cất nó đi và thay vào đó là sự khắc khoải tìm kiếm những giá trị bất diệt. Tảng đá đó có thể là sự biếng nhác làm khánh kiệt linh hồn khi chúng ta trở nên nhút nhát và hèn hạ, bởi đã không dám sống thực các giá trị Tin mừng; Đức Giêsu Phục sinh sẽ cất đi những rào cản giúp ta có thể dấn thân hơn để phục vụ Chúa và anh em. 

Lạy Chúa, xin ném thật xa những đá tảng vốn dĩ đã ghì chặt đời con. Xin tiếp sức để con được an vui trên mọi nẻo hành trình theo Chúa. Xin trợ lực để con không chỉ biết ngất ngây khi chiêm ngắm quang cảnh trên đỉnh núi Tabor, mà còn biết ở bên cạnh Chúa trong vười Cây Dầu và kiên cường đứng dưới chân Thập giá nơi đỉnh đồi Canvê. Xin cho chúng con dám sống như Chúa mời gọi và cũng dám chết cho một tình yêu trao hiến. 

4. Lời bàn

- Đôi khi chúng ta phải trở nên yếu ớt để nhận ra mình mạnh mẽ thế nào. Ta phải rơi lệ để biết quý trọng nụ cười. Trái tim ta phải biết muộn phiền để có thể nâng niu niềm hạnh phúc. Nhưng ta không thể đợi trải qua cái chết mới biết quý trọng cuộc sống. Đúng vậy, phàm là con người thì chẳng ai có thể trở về từ cõi chết để nói cho chúng ta biết, đằng sau cái chết là gì, ngoại trừ một mình Đức Giêsu. Sự Phục sinh của Đức Giêsu chính là một lời chứng hùng hồn: Người đã chiến thắng thế gian và vượt lên trên sự chết. 
- Rất nhiều bệnh nhân được chữa khỏi virus Covid 19 thừa nhận rằng, họ như từ cõi chết trở về. Đó là một niềm vui lớn lao nhưng tất cả chỉ là tạm thời; một ngày nào đó tử thần sẽ quay trở lại, họ sẽ không còn cơ hội để trốn thoát. Đó cũng chính là cánh cửa cuối cùng dành cho tất cả chúng ta trước khi rời xa cõi tạm. Hãy trân quý giây phút hiện tại và sắm sẵn hành trang cho chuyến đi sau cùng. 
- Cách nay chưa lâu, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về cái chết bất ngờ của một vị thứ trưởng trẻ tuổi. Sự mau lẹ trong khâu lo hậu sự khiến dư luận dấy lên nghi ngờ về một uẩn khúc nào đó. Đáp lại ngờ vực ấy chỉ là một sự im lặng đáng sợ. Người chết thì hết chuyện. Dẫu sao, mọi người biết chuyện thì cuối cùng cũng ngậm ngùi tiếc thương cho một nhân tài đoản mệnh. Cái chết của Đức Giêsu cũng được thu xếp một cách mau lẹ như thế. Người ta lầm tưởng phiến đá to lấp cửa mồ sẽ là dấu chấm hết cho những hoài nghi và xáo trộn. Nhưng không, nó chỉ là bức bình phông và cũng là vật chứng cáo tội những kẻ đã ra tay tàn độc với Đấng vô tội. Phiến đá được lăn ra một bên và hình ảnh ngôi mộ trống bỗng trở thành hình ảnh thúc giục niềm tin của các Kitô suốt bao thế hệ.
- Chúng ta mừng Chúa Phục sinh giữa mùa đại dịch. Chắc hẳn sẽ có người mong Ngài dùng cây đũa thần mà đẩy lui dịch bệnh. Tôi không mong như vậy. Tôi chỉ mong mọi người giữ được đức tin dẫu cuộc đời còn bao gian khó. Sinh thời, Đức Giêsu đã chấp nhận những thứ hèn kém nhất, những mong thực thi ý Cha trong sự phó thác: sinh ra nơi tồi tàn, sống không chỗ tựa đầu, còn chết thì mượn chỗ của người khác để nương thân. Mong sao chúng ta cũng học được bài học về sự tin tưởng cậy trông như vậy dẫu quanh mình còn lắm nỗi truân chuyên. 

JVC, OP.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1199,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4608,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm – Mt 28, 1-10, Thứ Bảy Tuần Thánh
Góc Suy Gẫm – Mt 28, 1-10, Thứ Bảy Tuần Thánh
Góc Suy Gẫm – Mt 28, 1-10, Thứ Bảy Tuần Thánh
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXIClkPaKB-p2PcxW8-yycU4zNt6FEDuClHw0OmTrScJ8fKDIG6sq-oTE0yXQs7FY6-rzZxZpNr9xJTAOSTIKP55IlXwGAkvy52cHMBzlNd3L_v64BiYPWwBDiD51vsR69dVip1X4LZ3s/s320/G%25C3%25B3c+Suy+T%25C6%25B0.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXIClkPaKB-p2PcxW8-yycU4zNt6FEDuClHw0OmTrScJ8fKDIG6sq-oTE0yXQs7FY6-rzZxZpNr9xJTAOSTIKP55IlXwGAkvy52cHMBzlNd3L_v64BiYPWwBDiD51vsR69dVip1X4LZ3s/s72-c/G%25C3%25B3c+Suy+T%25C6%25B0.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/04/goc-suy-gam-mt-28-1-10-thu-bay-tuan.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/04/goc-suy-gam-mt-28-1-10-thu-bay-tuan.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content