Góc Suy Gẫm – Ga 20:1-9 - Chúa Nhật Phục Sinh

SHARE:

Góc Suy Gẫm – Ga 20:1-9 - Chúa Nhật Phục Sinh

Góc Suy Gẫm – Mùa Dịch Covid 19 

1. Chuyện xưa: Những bệnh dịch làm thay đổi thế giới 

Dịch Ebola (2014 - 2016) 

Virus Ebola được đặt tên theo một dòng sông gần với nơi bùng phát đầu tiên. Mặc dù dịch Ebola không lây nhiễm trên quy mô toàn cầu nhưng lại được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm. 

Nó bắt đầu ở một ngôi làng nhỏ ở Guinea vào năm 2014 và lan sang một số nước láng giềng ở Tây Phi trong vài tháng. Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể như tinh dịch, sữa mẹ, mồ hôi, nước mắt hoặc chất bài tiết, chất thải của người mắc bệnh Ebola. 

Tháng 8-2014, WHO chính thức ban bố dịch Ebola là "trường hợp khẩn cấp y tế công cộng cần được quốc tế quan tâm". 

Bằng hàng loạt biện pháp cách ly, phòng ngừa, nâng cao ý thức phòng dịch trong cộng đồng và hoạt động cứu trợ y tế từ các tổ chức khác nhau, đến năm 2016, dịch bệnh được đẩy lùi. Tuy nhiên, Ebola cũng đã giết chết 11.325 trong số 28.600 người nhiễm bệnh, hầu hết các trường hợp là ở Guinea, Liberia và Sierra Leone. Giống như "đại dịch bị lãng quên", Ebola gây ảnh hưởng nặng tại các quốc gia có điều kiện kinh tế và y tế lạc hậu. Người dân không đủ kiến thức và cách thức để tránh dịch.

2. Chuyện nay: Những con số biết nói 

Cập nhật lúc 6g10, ngày 11.04.2020 
1. Lào : 18 ca nhiễm – 0 được chữa khỏi - người chết 0 - TS 18 
2. Ảrập Saudi: 3.261 ca nhiễm – 720 được chữa khỏi - người chết 52 – TS 4.033 
3. Peru: 4.928 ca nhiễm - 1.739 được chữa khỏi - người chết 181 - TS 6.848 
4. Việt Nam 114 ca nhiễm - 144 được chữa khỏi - 0 - 

TS 258 Thế giới 1.266.188 ca nhiễm – 402.010 được chữa khỏi - người chết 108.737- TS 1.776.935 

2. Khuôn vàng thước ngọc (Ga 20, 1-9, Chúa nhật Phục sinh) 

Tin Mừng Chúa nhật Phục sinh giúp chúng ta khám phá ra ngôi mộ mở toang và trống rỗng. Thế nhưng, sự trống rỗng ở đây không hàm chứa một sự bế tắc hay hụt hẫng mà nó lại trở thành lời mời gọi chúng ta lần bước trên con đường đức tin, theo vết chân những chứng nhân tiên khởi. Tác giả Tin mừng thứ tư mở đầu chương 20 một cách khá kịch tính và lắm xê dịch. Thay cho những bước chân não nề tiến về Đồi Sọ, giờ đây tất cả các nhân vật đều chạy, chạy hết tốc lực. Đích đến của họ là một ngôi mộ, nơi chôn cất người Thầy yêu dấu. 

Sư thoăn thoắt trong từng bước chạy, kẻ trước người sau, cuối cùng cũng đưa họ tới nơi cần đến. Phản ứng khác nhau của 3 con người cùng chạy ra mộ là điều đáng lưu ý. Maria Magdala thảng thốt “người ta đã lấy mất xác Thầy tôi rồi”. Phêrô câm nín, lặng ngắm nhìn những thứ còn sót lại bên trong ngôi mộ. Người môn đệ Đức Giêsu thương mến cũng nhìn thấy những thứ ấy nhưng là bằng con mắt đức tin khi ghi lại cảm nghĩ của mình một cách đầy xác quyết và ngắn gọn: “Ông đã thấy và ông tin”. 

Không thể phủ nhận tình cảm quý mến mà Maria Magdala dành cho Đức Giêsu. Có lẽ đêm qua bà đã không ngủ, chỉ chờ tới sáng là nhanh chóng ra viếng mộ Thầy. Thế nhưng khi ra tới nơi, những gì diễn ra trước mắt khiến cho bà trở nên bấn loạn. Bà không hoang tưởng đến nỗi đồng hóa việc nhìn thấy phiến đá lăn qua một bên với việc nghĩ rằng ai đó đã đánh cắp xác Thầy của mình, âu đó cũng chỉ là tâm lý thường tình của người dành cho Đức Giêsu một sự yêu quý nồng nàn và thẳm sâu. 

Phêrô dùng hết sức lực để chạy ra mộ, ra như là người muốn kiểm chứng lời Maria Magdala loan báo. Ông không phải là người đầu tiên chạy đến nơi, nhưng chính ông là người đầu tiên bước vào trong huyệt mộ. Ông quan sát thật kĩ những gì còn sót lại nhưng tuyệt nhiên ông lặng thinh. Chúng ta không biết ông đang nghĩ gì, hoặc giả là những thứ trước mắt khiến ông thất thần, miệng không thể cất nên câu. Hoặc cũng có thể là ông chưa kịp hoàn hồn sau nỗi bi thương của những ngày trước đó. Vào lúc ấy, ông không thể hiểu được những gì đang diễn ra đúng như tác giả Sách Thánh đã nói: “Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20, 9). 

Rồi đến lượt mình, Gioan cũng bước vào trong mộ. Ông cũng tận mục sở thị những điều như Phêrô chứng kiến. Tuy nhiên, điều khác biệt là khi Gioan nhìn thấy các vật dụng và ngôi mộ trống lại đưa ông đến một thực tại khác. Ông không tin thi thể của Thầy bị đánh cắp như Maria Magdala lầm tưởng. Ông không tin ai đó đánh cắp xác Thầy của mình mà còn tử tế đến độ xếp gọn các khăn liệm. Và cuối cùng, ông không tin tử thần có thể níu giữ thân thể Thầy của mình ở chốn thối tha này. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ để minh chứng rằng, ông quả thực không hổ danh khi nhận mình là người môn đệ mà Đức Giêsu thương mến. 

Lạy Chúa, Gioan xưa đã trở nên kiểu mẫu cho người môn đệ tuyệt hảo nhờ tin dù chẳng thấy; con nay khắc khoải chờ để thấy rồi mới tin. Xin giúp con cũng biết nghiêng mình xuống để nhìn vào trong hố thẳm đời mình. Huyệt mộ Chúa không sâu còn hồn con sâu muôn trượng dò không chạm đáy. Con mải mê giữa dòng đời xuôi ngược, lắm lúc khản giọng kêu cầu Chúa tương trợ khi gặp cảnh nguy nan nhưng lại lặng câm khi vui thú thưởng thức sự đời. Xin cho con biết học đòi bắt chước gương mẫu của thánh Gioan, dẫu không thấy Ngài nhưng tin tưởng lúc nào Ngài cũng ở ngay bên cạnh. Xin đừng để sự mất mát làm chúng con gục ngã, thói lọc lừa bóp nghẹt trái tim yêu thương và xin cho chúng con luôn được bình tâm trước sóng gió cuộc đời. Xin cho chúng con cũng luôn tin rằng, không phải việc nghiền ngẫm Sách Thánh là có thể hiểu được biến cố Phục sinh mà là biết quan chiêm sự kiện Phục sinh để khám phá các giá trị Tin mừng. 

3. Lời bàn

- Người ta vốn xỏ xiên dân Việt Nam là nói một đàng làm một nẻo. Tôi thấy điều này cũng đúng, nhưng hà cớ gì chỉ có dân Việt mới như thế chứ, ở đâu mà chả có người như vậy. Nếu bạn không tin thì hãy đọc kĩ mấy câu Tin mừng của ngày hôm nay. Này nhé, tác giả Tin mừng chỉ ghi ngắn gọn: “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Magdala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ” (Ga 20, 1). Khác với Tin mừng Nhất lãm, Gioan chỉ nói có mình Maria Magdala đi ra mộ từ sáng sớm và bà nhìn thấy tảng đá lăn ra khỏi cửa mộ; thế nhưng khi quay về báo cho Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến thì bà lại nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20, 2). Phải chăng bà muốn nại đến thế giá của số đông cũng như tính trầm trọng của sự kiện nhằm mục đích thuyết phục người khác tin vào thông điệp mà mình loan báo? Có lẽ chúng ta không nhất thiết phải tìm câu trả lời cho vấn đế này. Soi lại cuộc sống, hẳn rằng nhiều lúc chúng ta cũng nhận ra mình là người “nói một đàng, làm một nẻo” thật. 

- Bằng trực giác của một lòng tin sâu thẳm, Gioan đã khám phá ra rằng: phút tang thương đã trở thành giờ vinh thắng; chốn điêu tàn chết chóc trở thành nơi gieo mầm sự sống vinh quang; khúc bi ai không còn quẩn quanh nơi huyệt mộ, gió rít qua cửa mộ phần như vang khúc khải hoàn ca; mảnh khăn tang kết thành vòng hoa chiến thắng và khăn liệm biến thành trường kỷ để ngồi ngắm nhân gian. Tôi cũng mong mình có được một phần mười công lực của thánh Gioan an để có thể khám phá ra mầu nhiệm cứu độ ngang qua những thứ tưởng chừng như thất vọng, tưởng chừng như vắng bóng Thiên Chúa trong những biến cố của cuộc đời. 

- Cái chết của một chuyên gia kinh tế, một tiến sĩ trẻ tuổi cách nay một tuần đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Ngay sau vụ việc đau lòng này, người ta nhận thấy một người đàn bà chạy ngược xuôi để gõ cửa các cơ quan công quyền, mục đích là tìm kiếm sự giúp đỡ để làm sáng tỏ vụ việc, bởi bà không tin chồng mình chết vì tự tử. Bà muốn tìm lời giải đáp cho những nghi vấn của mình, của gia đình mình. Điều đó cho thấy rằng, một khi đã yêu thương ai, người ta sẽ làm mọi thứ để người mình yêu được hạnh phúc, ngay cả khi họ không ở bên cạnh mình. Tôi thì luôn miệng nói yêu Chúa, yêu anh chị em; nhưng sao cứ giữ khoảng cách với người này, ngại tiếp chuyện với người kia, nhất là những ai không “hợp cạ” với mình. Sao lạ thế nhỉ? 

Viết Cường, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,191,Cộng Đoàn,759,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1037,Hội Thánh,307,Kiến Thức,71,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1214,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4623,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,521,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,951,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm – Ga 20:1-9 - Chúa Nhật Phục Sinh
Góc Suy Gẫm – Ga 20:1-9 - Chúa Nhật Phục Sinh
Góc Suy Gẫm – Ga 20:1-9 - Chúa Nhật Phục Sinh
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-L0VTbkx9yS2IPZWTn45VXekT0pb629buMsLESbW2BmwXCh4CN-NYDEZA7PfSIhIdUhGjJeIfCUZMAxU4tBGmdRVa35Ef4Qdb6SMevtyu9JJDOZmcVajL37MuwTjzGTNYGIprc8I9tGY/s320/G%25C3%25B3c+Suy+T%25C6%25B0.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-L0VTbkx9yS2IPZWTn45VXekT0pb629buMsLESbW2BmwXCh4CN-NYDEZA7PfSIhIdUhGjJeIfCUZMAxU4tBGmdRVa35Ef4Qdb6SMevtyu9JJDOZmcVajL37MuwTjzGTNYGIprc8I9tGY/s72-c/G%25C3%25B3c+Suy+T%25C6%25B0.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/04/goc-suy-gam-ga-201-9-chua-nhat-phuc-sinh.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/04/goc-suy-gam-ga-201-9-chua-nhat-phuc-sinh.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content