Góc Suy Gẫm – Ga 18,1-19,42. Thứ Sáu Tuần Thánh

SHARE:

Góc Suy Gẫm – Ga 18,1-19,42. Thứ Sáu Tuần Thánh

GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19  

1. Chuyện xưa: 

Những bệnh dịch làm thay đổi thế giới Dịch SARS (2002 – 2003) SARS hay hội chứng hô hấp cấp tính nặng, là một căn bệnh gây ra bởi một trong 7 loại coronavirus có thể lây nhiễm sang người là: 229E (alpha coronavirus), NL63 (alpha coronavirus), OC43 (beta coronavirus), HKU1 (beta coronavirus), MERS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV-2 (COVID-19). Ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Quảng Đông (Trung Quốc) vào năm 2003 và trở thành đại dịch toàn cầu khi nhanh chóng lan rộng ra tổng cộng 26 quốc gia. Dịch SARS lây nhiễm hơn 8.000 người và giết chết 774 người trên toàn thế giới. Đại dịch kết thúc nhanh chóng, tỉ lệ tử vong thấp một phần nhờ hiệu quả của việc phản ứng nhanh, hành động quyết liệt của chính phủ các nước, bao gồm kiểm dịch các khu vực bị ảnh hưởng và cách ly các cá nhân bị nhiễm bệnh. Sự bùng phát của dịch SARS cũng làm tăng nhận thức về việc ngăn chặn sự lây truyền bệnh do virus, đặc biệt là ở Hồng Kông. Người dân có ý thức phòng bệnh hơn, các bề mặt nơi công cộng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ hơn và "sạch sẽ" trở thành yếu tố nhất định phải có trong mọi môi trường sống của người dân Hồng Kông ngày nay. 

 2. Chuyện nay: 

Những con số biết nói  - Cập nhật lúc 6g15, ngày 10.04.2020 
1. Ấn Độ: 5.879 ca nhiễm – 620 được chữa khỏi - người chết 226 - TS 6.725 
2. Na Uy: 6.071 ca nhiễm – 32 được chữa khỏi - người chết 108 - TS 6.211
3. Algeria: 1084 ca nhiễm - 347 được chữa khỏi - người chết 235 - TS 1.666 
4. Việt Nam 127 ca nhiễm - 128 được chữa khỏi - người chết 0 - TS 255 

Thế giới 1.148.516 ca nhiễm – 355.484 được chữa khỏi - người chết 95.526 - TS 1.599.526 

 3. Khuôn vàng thước ngọc (Ga 18,1-19,42. Thứ Sáu Tuần Thánh) 

Friedrich Nietzche, một triết gia vô thần, đã tuyên bố một cách hỗn xược như sau: “Hãy giết Thiên Chúa đi để con người được sống”. Ông tuyên bố như thế, trước hết vì bản thân ông là một người vô thần, ông không tin vào thần thánh; kế đến, ông tuyên bố như thế vì ông cho rằng, bao lâu Thiên Chúa còn sống, con người vẫn phải cúi đầu chịu đựng như những tên nô lệ và phải chấp nhận những điều mà ông cho là phi lý, không xứng với một con người. Chính ông cũng là người đã coi Tám mối phúc thật của Đức Giêsu chỉ là một lô những đức tính của loài vật, vì chỉ có con vật mới cúi đầu nhịn nhục chịu đựng. Bởi đó, theo ông, chỉ khi nào con người giết được Thiên Chúa, tức là loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình, con người mới được tự do hoàn toàn để sống cho ra một người hùng như chủ nghĩa “người hùng” mà ông chủ trương. 

Thực ra, F. Nietzche nói điều đó quá trễ, bởi vì con người đã giết Thiên Chúa từ lâu. Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa thật đã bị con người giết chết cách nay gần 2000 năm. Thế nhưng, con người đã đạt được điều gì khi con người cố tình loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời, ra khỏi thế giới này? Xin thưa, ngay khi con người loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời và ra khỏi thế giới này, con người lập tức đạt tới đỉnh cao không phải của trí tuệ, cũng không phải đỉnh cao của hạnh phúc mà là đỉnh cao của tội ác. Thật thế, hình khổ thập giá mà con người dành cho Đức Giêsu là một hình khổ dã man nhất trong lịch sử nhân loại, đến độ, chính người Roma đã không bao giờ dành hình phạt này cho người dân của họ, mặc dầu chính họ đã nghĩ ra nó. Và từ đó đến nay, hình khổ thập giá mà con người dành cho Con Thiên Chúa, vẫn mãi mãi là biểu trưng cho không biết bao nhiêu tội ác của con người và mọi thời đại, đặc biệt là những nơi mà con người chối bỏ Thiên Chúa. 

Thế nhưng, Thiên Chúa mãi mãi vẫn như một người tình thuỷ chung. Bị con người loại trừ và giết chết, Thiên Chúa lại biến khổ giá thành phương dược cứu độ; bị con người dành cho một hình phạt dã man nhất, Thiên Chúa lại biến Thập giá trở thành dấu chỉ vĩ đại nhất của tình thương tha thứ; bị bóc trần thân thể và làm cho nhục nhã trước mặt bàn dân thiên hạ, Thiên Chúa lại dùng giá máu cứu chuộc từ Thập tự để xóa tội nhân gian. Nơi thập giá của Đức Giêsu, chỉ còn thấy một Thiên Chúa yêu thương con người đến độ, Ngài như thể không biết gì đến tội ác của họ. Bởi đó, thay cho những lời kết án lẽ ra phải có, Đức Giêsu đã chỉ nói lời tha thứ cho con người: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. 

Ai đã giết Đức Giêsu? Không phải bất kì một cá nhân nào nhưng là tất cả chúng ta đều can dự vào trong cái chết của Người. Khi phạm tội, chúng ta đã khạc nhổ vào mặt Người, nhặt đá để ném, cầm cây để đánh, cầm búa để đóng vào chân tay Người. Không chỉ có vậy, chúng ta còn cùng với đám đông tru tréo, nguyền rủa Chúa của mình. Có lẽ Chúa không cảm thấy khó chịu nơi những vết thương của thể lý cho bằng cảm thấy đau đớn vì bị hành hạ bởi những người là thân tín, là con cái trong nhà. 

Lạy Chúa, xin tha thứ những lỗi lầm con trót phạm. Xin tẩy trừ khỏi tâm trí con những khát vọng nhỏ nhen và ích kỉ. Chúa đã chấp nhận thinh lặng giữa những tủi hờn để cho tình yêu lên ngôi. Chúa đã ôm vào lòng những bội phản nơi nhân loại để kéo chúng con ra khỏi vũng lầy nhơ nhớp. Chúa đã đổi gam màu tang tóc nơi khổ hình thập tự thành biểu tượng của sự chiến thắng và tình yêu nơi Thánh giá mà chúng con tôn kính hôm nay. Xin giúp chúng con biết chiêm ngắm Thập giá mỗi ngày để qua đó, không chỉ là cảm nghiệm tình Chúa yêu thương mà còn thúc đẩy chúng con thực lòng ăn năn sám hối. 

4. Lời bàn 

- Chuyện kể rằng, sau khi tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát, thi hài của ngài được đưa về quàn tại quê nhà ở tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Hòa trong dòng người rất đông vào kính viếng, có một bà mẹ da màu bế đứa con trên tay. Bà nói với con mình: “Con có biết ông ấy là ai không? Ông ấy đã chết để mẹ con ta được sống đấy con ạ”. Thật vậy, Abraham Lincoln là một trong ba tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Ông là người đã lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và cuộc nội chiến đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ… Giống như người mẹ ở trên, có khi nào chúng ta tự hào giới thiệu cho những người bạn không cùng tôn giáo với mình về Đức Giêsu bị treo trên Thập giá: “Bạn có biết người đó là ai không? Người ấy đã chấp nhận sự đau khổ để cứu chuộc mọi người, trong số đó có cả bạn nữa đấy” không? Hay là chúng ta cảm thấy e ngại khi ai đó chất vấn chúng ta về đức tin hay về niềm hy vọng? 
- Giữa những cơn đại dịch, chúng ta có thể chứng kiến rất nhiều sự hy sinh thầm lặng, mong góp sức mình đẩy lùi dịch bệnh, mang lại niềm vui cho bao người. Họ chính là các bác sĩ, các nhân viên y tế. Chúng ta không thể liệt kê hết những đóng góp của họ cho cộng đồng nhưng chắc chắn một điều, họ đã phải tạm gác lại hạnh phúc cá nhân và gia đình để lo lắng cho người khác. Nhiều người trong số họ đã nằm xuống vì kiệt sức, vì tai nạn nghề nghiệp và cũng có thể vì nhiễm phải những thứ vi khuẩn mà ngày ngày họ đang đối mặt. Dẫu thế nào đi chăng nữa thì sự hy sinh của họ luôn là điều đáng trân quý. Xin Chúa luôn che chở để họ được bình an. 
- Virus Corona đáng sợ thật, nhưng có lẽ chúng ta nên dè chừng và cẩn trọng hơn với những thứ “virus” có khả năng làm băng hoại linh hồn chúng ta. Chúng đáng sợ hơn rất nhiều và điều quan trọng, y học dù có tiến bộ tới đâu đi nữa thì cũng chẳng thể chỉ ra một phác đồ khiến chúng tê liệt hoặc hạn chế lây lan. Đức Giê su trên Thập giá đã chấp nhận tủi hờn cũng như căng mình đón lấy đau khổ để diệt trừ những thứ gây phương hại cho ta, chẳng lẽ chúng ta cứ muốn Người mãi bị treo trên Thập giá ư?
- Môsê đã treo con rắn đồng trong sa mạc và đã cứu dân khỏi chết; về phần mình, chúng ta đang tưởng niệm việc Đức Giêsu bị treo trên Thập giá giữa mùa đại dịch. Xin Chúa vì công nghiệp của Đức Giêsu mà đoái thương cứu chữa hết thảy chúng con. 

JVC, O.P.

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,758,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1036,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1210,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4619,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,950,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Góc Suy Gẫm – Ga 18,1-19,42. Thứ Sáu Tuần Thánh
Góc Suy Gẫm – Ga 18,1-19,42. Thứ Sáu Tuần Thánh
Góc Suy Gẫm – Ga 18,1-19,42. Thứ Sáu Tuần Thánh
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiVbswlMYsypbf6AQQtQBfuLvlutpzVs0-6aOBJgZ3wRU5U8EUpWODALN-f_S6PZzcagKqUskrwVjT7sUveXdieaVi2O04Vi3M36WOdqkh6czszYau9BB5witcFAZdbrai-w16m-vtZuvo/s320/G%25C3%25B3c+Suy+T%25C6%25B0.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiVbswlMYsypbf6AQQtQBfuLvlutpzVs0-6aOBJgZ3wRU5U8EUpWODALN-f_S6PZzcagKqUskrwVjT7sUveXdieaVi2O04Vi3M36WOdqkh6czszYau9BB5witcFAZdbrai-w16m-vtZuvo/s72-c/G%25C3%25B3c+Suy+T%25C6%25B0.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/04/goc-suy-gam-ga-181-1942-thu-sau-tuan.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/04/goc-suy-gam-ga-181-1942-thu-sau-tuan.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content